Cây sầu đâu

Cây sầu đâu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vỏ cây, lá, hạt, rễ, hoa và quả được dùng để làm thuốc. Bạn hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn công dụng của cây sầu đâu.

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Cây sầu đâu

Cây sầu đâu là cây đến từ Ấn Độ. Vỏ cây, lá, hạt, rễ, hoa và quả được dùng để làm thuốc.

  • Lá sầu đâu. Lá sầu đâu được sử dụng để điều trị bệnh phong, rối loạn mắt, chảy máu mũi, giun đường ruột, buồn nôn, ăn mất ngon, loét da, bệnh tim mạch, sốt, tiểu đường, bệnh nướu răng và các vấn đề về gan. Lá sầu đâu cũng được sử dụng để kiểm soát sinh sản và phá thai.
  • Vỏ sầu đâu. Vỏ cây được sử dụng để chữa bệnh sốt rét, dạ dày và ruột, bệnh da, đau và sốt.
  • Hoa sầu đâu. Hoa được sử dụng để làm giảm mật, kiểm soát đờm và điều trị giun đường ruột.
  • Quả sầu đâu. Quả được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, giun đường ruột, rối loạn nước tiểu, chảy máu mũi, đờm, rối loạn mắt, đái tháo đường, vết thương và bệnh phong.
  • Cành sầu đâu. Cành sầu đâu được sử dụng để điều trị ho, hen suyễn, bệnh trĩ, giun, mật độ tinh trùng thấp, rối loạn nước tiểu và tiểu đường.
  • Hạt sầu đâu. Dầu hạt giống và hạt giống được sử dụng để điều trị bệnh phong và giun đường ruột, cũng được sử dụng để ngừa thai và phá thai.
  • Cành, vỏ cây và quả. Cành, vỏ cây và quả được sử dụng làm thuốc bổ và chất làm se.

Bên cạnh đó, một số người áp dụng sầu đâu trực tiếp lên da để điều trị chí, bệnh da, vết thương, và loét da; như một chất chống muỗi và như một chất làm mềm da.

Cây sầu đâu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và axit margosic.

Hạt: chứa tới 4,5% dầu, dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là hoạt chất chứa sunfua.

Cụm hoa: chứa một glucozit nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimberetin và axit béo.

Hoa: chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng.

Quả: chứa một chất đắng bakayamin.

Vỏ thân: chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin; 0,02% tinh dầu.

Sầu đâu chứa các chất có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, chữa lành vết loét trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa thụ thai, diệt khuẩn và ngăn ngừa hình thành mảng bám trong miệng.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng Cây sầu đâu

Chiết xuất vỏ cây sầu đâu:

Bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến axit và loét được điều trị hai lần mỗi ngày trong 10 ngày với 30mg.

Loét tá tràng được cải thiện đáng kể ở liều tăng 30–60mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 10 tuần.

Loét thực quản và loét dạ dày đã được làm lành hoàn toàn sau khi điều trị hai lần mỗi ngày trong 6 tuần với 30mg.

Dầu sầu đâu:

Bạn dùng 0,2ml/kg.

Viên sầu đâu:

Liều được khuyến cáo là 1–2 viên mỗi lần, 2–3 lần trong một tháng, sau bữa ăn, với nước.

Lá sầu đâu:

Dùng lá cây sầu đâu để trị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể. Nó cho phép tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép.

Người bị tiểu đường có thể dùng 5–10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống.

Liều dùng của cây sầu đâu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây sầu đâu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Lá sầu đâu

Cây sầu đâu có các dạng bào chế:

  • Tươi
  • Chiết xuất vỏ cây
  • Bột nhão hoặc dầu
Tác dụng phụ của Cây sầu đâu

Những tác dụng phụ nghiêm trọng khi bạn dùng sầu đâu có thể bao gồm:

  • Nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn ngủ
  • Rối loạn máu
  • Động kinh
  • Mất ý thức
  • Rối loạn não
  • Tử vong

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.