Cây trâm

Cây trâm có thân gỗ, quả, hạt và vỏ cây được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chẳng hạn như trị tiểu đường. các vấn đề về dạ dày, kiểm soát huyết áp động mạch.

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Cây trâm

Cây trâm được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có khả năng điều trị rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy hơi, co thắt ruột, các vấn đề về dạ dày và tiêu chảy nặng (kiết lỵ).

Ngoài ra, cây trâm cũng hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề về phổi như viêm phế quản và hen. Một số người sử dụng cây trâm như thuốc kích thích tình dục và như thuốc bổ.

Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, hạt trâm sẽ có khả năng điều trị táo bón, các bệnh về tuyến tụy, các vấn đề về dạ dày, rối loạn thần kinh, trầm cảm và kiệt sức.

Cây trâm đôi khi được dùng trực tiếp vào miệng và cổ họng để giảm đau do sưng (viêm). Trâm cũng được áp dụng trực tiếp cho da để chữa loét da và viêm da.

Hạt trâm và vỏ cây có chứa các chất có thể làm giảm lượng đường trong máu, nhưng chiết xuất từ lá trâm và quả không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trâm cũng có chứa các hóa chất có thể bảo vệ chống lại sự oxy hóa, cũng như các chất làm giảm sưng.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng Cây trâm

Liều dùng của cây trâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây trâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây trâm có các dạng bào chế:

  • Trâm sống: vỏ, hạt, trái
  • Chiết xuất dạng viên nang