Chorlatcyn

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Cao khô actiso, cao mật lợn, tỏi khô, than hoạt
Dạng bào chế
Viên nang
Dạng đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên nang
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Nghệ An - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-0124-06
Chỉ định khi dùng Chorlatcyn
    Phòng và điều trị hỗ trợ các bệnh viêm gan mãn tính, viêm ống mật hoặc túi mật táo bón mãn tính( do giảm trương lực ruột) vàng da, nổi mày đay, dư cholesterol trong máuTính chất:    Chorlatcyn là một thứ thuốc phối hợp bởi các vị dược liệu nguồn gốc thiên nhiên. Có tác dụng chữa bệnh về gan về đường mật.    Thuốc được đặc chế dưới dạng viên nang cứng, bên trong là cốm thuốc có màu xám, mùi thơm của tỏi, vị đắng.    Dùng thuốc có tác dung tăng cường chức năng nội tiết của các tế bào gan, tăng cương chức năng nội tiết và hoạt động vận động của dạ dày, ruột và đường mật. Thuốc còn có tác dung giảm các quá trình lên men thối ở ruột, giảm cholesterol trong má.    Theo dõi tác dụng lâm sàng thấy rằng: Dùng chorlatcyn khi bị bệnh viêm gan mãn tính, viêm túi mật, viêm ống mật, ngưòi bệnh sẽ bớt đau, và trạng thái căng giảm nhẹ, bớt thấy nặng ở phía sườn phải, gan, bụng nhỏ đi, bớt đau và đầy bụng.    Trong bệnh sỏi mật, thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng phía dưới hạ sườn phải, chứng rối loạn dinh dưỡng được giải quyết, sắc tố mật trong nước tiếu không còn nữa, da nhanh chóng bớt vàng. Trên phàn lớn các người bệnh được chữa trị bằng Chorlatcyn, không thấy đau bung như trước nữa.    Trong bệnh táo bón, do ruột già bị mất trương lực, thuốc có kết quả rõ rệt.    Ngoài tác dụng chữa bệnh, Chorlatcyn còn dùng để phòng bệnh có kết quả rất tốt. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng của bệnh viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật và đảm bảo chức năng ruột hoạt động bình thường.
Cách dùng Chorlatcyn
    Chữa các bệnh viêm gan mãn tính, viêm ống mật, túi mật, táo bón    Người lớn: 1-2 viên/ lần 2-3 lần/ ngày.    Mỗi lần điều trị từ 3 đến 4 tuần lễ.    Phòng bệnh: Mỗi lần uống 1 vien x 3lần/ ngày.    Uống từ 1-2 tháng, nghỉ 2-3 tháng lại tiếp tục uống 1 đợt
Chống chỉ định với Chorlatcyn
Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng
Tác dụng phụ của Chorlatcyn
Thuốc uống lúc đói hoặc dùng quá liều chỉ định có thể gây nôn nao đối với người kị mùi tỏi.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần actiso

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Cao lỏng Actisô
Chỉ định khi dùng Actisô
- Bảo vệ gan & thông mật trong các bệnh rối loạn chức năng gan, viêm túi mật, nổi mề đay.
- Lợi tiểu.
- Trị các rối loạn tiêu hóa như ăn chậm tiêu, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn.
Cách dùng Actisô
Uống trước các bữa ăn.
- Người lớn: 6 - 9 viên/ngày, chia làm 3 lần.
- Trẻ em: 3 - 6 viên/ngày, chia làm 3 lần.
Chống chỉ định với Actisô
Suy tế bào gan, nghẽn mật.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần than hoạt

Nhóm thuốc
Thuốc cấp cứu và giải độc
Thành phần
Than hoạt
Dược lực của Than hoạt
Than hoạt là thuốc giải độc.
Dược động học của Than hoạt
Than hoạt không được hấp thu qua đường tiêu hoá và đào thải nguyên dạng theo phân.
Tác dụng của Than hoạt
Than hoạt có thể hấp phụ được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Khi dùng đường uống, than hoạt làm giảm sự hấp thu của những chất này, do đó được dùng trong nhiều trường hợp ngộ độc cấp từ đường uống. Để có hiệu quả cao nhất, sau khi đã uống được phải chất độc, cần uống than hoạt càng sớm càng tốt. Tuy nhiên than hoạt vẫn có thể có hiệu lực vài giờ sau khi đã uống phải một số thuốc chậm hấp thu do nhu động cảu dạ dày giảm hoặc có chu kỳ gan - ruột hoặc ruột - ruột. Dùng than hoạt nhắc lại nhiều lần làm tăng thải qua phân những thuốc như glycosid trợ tim, barbiturat, salicylat, theophylin.
Than hoạt không có giá trị trong điều trị ngộ độc acid và kiềm mạnh. Than hoạt cũng không dùng để giải độc muối sắt, cyanid, malathion, dicophan, lithi, một số dung môi hữu cơ như ethanol, methanol hoặc ethylen glycol, vì khả năng hấp phụ quá thấp.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy than hoạt không chống ỉa chảy, không làm thay đổi số lần đi ngoài, không làm thay đổi lượng phân hoặc rút ngắn thời gian ỉa chảy, do vậy không nên dùng than hoạt trong điều trị ỉa chảy cấp cho trẻ em.
Chỉ định khi dùng Than hoạt
Điều trị cấp cứu ngộ độc do thuốc hoặc hoá chất, như paracetamol, aspirin, atropin, các barbiturat, dextropropoxyphen, digoxin, nấm độc, acid oxalic, phenol, phenylpropanolamin, phenytoin, strychnin và thuốc chống trầm cảm nhân 3 vòng.
Hấp phụ các chất độc do vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hoá trong bệnh nhiễm khuẩn.
Than hoạt còn được dùng trong chẩn đoán rò đại tràng, tử cung.
Phối hợp với một số thuốc khác chữa đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.
Cách dùng Than hoạt
Điều trị ngộ độc cấp:
Người lớn: dùng khoảng 50 g. Khuấy trong 250 ml nước, lắc kỹ trước khi uống. Có thể dùng ống thông vào dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng thì nhắc lại nhiều lần từ 25 – 50 g, cách nhau từ 4 – 6 giờ. Có phải kéo dài tới 48 giờ.
Trẻ em: liều căn cứ vào khả năng chứa của dạ dày, thường dùng là 1 g/kg thể trọng. Trường hợp nặng hoặc bíêt chậm có thể lập lại 4 -6 giờ sau. Để dễ uống, có thể pha thêm saccarin, đường hoặc sorbitol.
Thận trọng khi dùng Than hoạt
Than hoạt có thể hấp thu và giữ lại các thuốc được dùng thêm cho những trường hợp trầm trọng.
Thức ăn có thể hạn chế khả năng hấp phụ của than.
Than hoạt phối hợp với sorbitol không dùng cho người bệnh được dùng cho người bệnh không dung nạp fructose và cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Chống chỉ định với Than hoạt
Chống chỉ định dùng than hoạt khi đã dùng thuốc chống độc đặc hiệu như methionin.
Tương tác thuốc của Than hoạt
Than hoạt làm giảm hấp thu của nhiều thuốc từ đường tiêu hoá và do vậy tránh dùng các thuốc phối hợp theo đường tiêm. Than hoạt làm giảm tác dụng của các thuốc gây nôn. Nếu có chỉ định phải gây nôn trước khi dùng than hoạt.
Tác dụng phụ của Than hoạt
Than hoạt nói chung ít độc.
Thường gặp: nôn, táo bón, phân đen.
Hiếm gặp: Hít hoặc trào ngược than hoạt vào phổi ở người nửa tỉnh nửa mê, đặc biệt khi rút ống thông hoặc khi dùng chất gây nôn, hoặc đặt nhầm ống thông.
Trường hợp này gây biến chứng phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Tắc ruột chỉ xảy ra khi dùng nhiều liều.
Bảo quản Than hoạt
Than hoạt có thể hấp phụ không khí, nên cần bảo quản trong bao bì kín.