Ciprofloxacin 0,3%

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Ciprofloxacin hydrochloride
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt, tai
Dạng đóng gói
Hộp 1 chai 5ml dung dịch nhỏ mắt, tai
Hàm lượng
5ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.PHARMA) - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-2408-07
Chỉ định khi dùng Ciprofloxacin 0,3%
- Mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm kết giác mạc, loét giác mạc, viêm mí mắt, viêm kết mạc-mí mắt, viêm tuyến Meibomius cấp, viêm túi lệ do vi khuẩn nhạy cảm với ciprofloxacin. Phòng ngừa trước khi mổ mắt, điều trị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt. 
- Tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa có mủ mạn tính & phòng ngừa trong phẫu thuật tai như phẫu thuật xương chũm.
Cách dùng Ciprofloxacin 0,3%
- Dung dịch nhỏ mắt: 
+ Nhiễm trùng cấp: nhỏ 1 - 2 giọt, mỗi lần dùng cách nhau 15 - 30 phút.
+ nhiễm trùng vừa: 1 - 2 giọt x 2 - 6 lần/ngày. 
- Dung dịch nhỏ tai: 2 - 3 giọt, mỗi lần dùng cách nhau 2 - 3 giờ.
Sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.Phác đồ và liều thông thường như sau:Loét giác mạc:Nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh 15 phút một lân trong 6 giờ đầu, sau đó nhỏ 2 giọt mỗi 30 phút trong suốt thời gian còn lại của ngày thứ nhấtNgày thứ 2: mỗi giờ nhỏ 2 giọtTừ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14: cứ mỗi 4 giờ nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnhNếu điều trị dài hơn 14 ngày, sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩViêm kết mạc nhiễm trùng:Liều thông thường là nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh 4 lần 1 ngàyTrong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều dùng là nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 2 giờ trong khi thức trong vòng 2 ngàyĐối với cả 2 chỉ định trên, không sử dụng quá 21 ngày mỗi đợt điều trị
Chống chỉ định với Ciprofloxacin 0,3%
Quá mẫn với quinolone.
Tương tác thuốc của Ciprofloxacin 0,3%
Những nghiên cứu cụ thể về tương tác thuốc chưa được tiến hành đối với ciprofloxacin dùng nhỏ mắt. Tuy nhiên, qua sử dụng điều trị toàn thân cho thấy ciprofloxacin có thể làm tăng nồng độ theophyllin trong huyết thanh, ngăn cản chuyển hoá caffeine, làm tăng cường tác dụng của các thuốc chống đông theo đường uống (warfarin và các dẫn xuất…) và gây tăng tạm thời creatinin huyết thanh ở những bệnh nhân có sử dụng đồng thời cyclosporin.
Nếu có nhiều hơn một sản phẩm thuốc tra mắt sử dụng đồng thời, các thuốc phải được sử dụng cách nhau ít nhất 5 phút; thuốc mỡ tra mắt nên được dùng cuối cùng.
Tác dụng phụ của Ciprofloxacin 0,3%
Phản ứng phụ thường gặp nhất là cảm giác rát bỏng hay khó chịu. trong những nghiên cứu loét giác mạc có sử dụng ciprofloxacin thường xuyên, thấy có kết tủa trắng trong khoảng 17% bệnh nhân. Các phản ứng phụ khác xảy ra trong dưới 10% bệnh nhân, bao gồm đóng vảy cứng ở bờ mi, có hạt/vảy, cảm giác có dị vật trong mắt, ngứa, xung huyết kết mạc và có mùi vị khó chịu sau khi nhỏ thuốc. Những hiện tượng khác xảy ra chưa đến 1% bệnh nhân gồm có nhuộm màu giác mạc, bệnh lý giác mạc/viêm giác mạc, phản ứng dị ứng, phù mi, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thâm nhiễm giác mạc, buồn nôn và giảm thị lực.
Ghi chú: xin thông báo cho bác sĩ các tác dụng ngoại ý gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Ciprofloxacin 0,3%
Các tác dụng phụ sau đã được ghi nhận trong thời gian dùng ciprofloxacin, nhưng không nhất thiết đều xảy ra ở mọi bệnh nhân.
Các tác dụng phụ sau đây đã được thấy:
- Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa:
Buồn nôn, tiêu chảy, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi hoặc mất cảm giác ngon miệng.
Nếu bị tiêu chảy trầm trọng và kéo dài trong hoặc sau điều trị, phải đi khám bệnh vì triệu chứng này có thể che khuất bệnh tiêu hóa trầm trọng (viêm đại tràng giả mạc) cần phải điều trị ngay lập tức. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin và thay thế bằng một trị liệu thich hợp (như uống vancomycin 250 mg dùng 4 lần trong 24 giờ). Chống chỉ định dùng thuốc kháng nhu động ruột.
- Ảnh hưởng lên hệ thần kinh:
Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Rất hiếm : liệt ngoại biên, vã mồ hôi, dáng đi không vững vàng, co giật, trạng thái lo âu, bị ác mộng, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, một số trường hợp có phản ứng tâm thần (thậm chí tiến triển tới hành vi gây nguy hiểm cho bản thân).
Các phản ứng này đôi khi xảy ra sau liều Ciprofloxacin đầu tiên. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin ngay lập tức và thông báo cho thầy thuốc.
- Phản ứng trên những giác quan:
Rất hiếm: mất cảm giác về mùi, vị, rối loạn thị lực (như nhìn đôi, nhìn màu), ù tai, rối loạn thính lực tạm thời, đặc biệt ở tần số cao.
- Phản ứng quá mẫn cảm:
Các phản ứng này đôi khi xảy ra sau liều Ciprofloxacin đầu tiên. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin ngay lập tức và thông báo cho thầy thuốc.
Phản ứng ở da như nổi ban, ngứa, sốt do thuốc.
- Rất hiếm:
Xuất huyết dạng chấm (petechiae), bóng xuất huyết (haemorrhagic bullae), và nốt nhỏ (papules) với lớp bọc chắc biểu hiện sự liên quan với mạch máu (viêm mạch).
Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell
Viêm thận kẽ, viêm gan, hoại tử tế bào gan rất hiếm khi dẫn đến suy gan đe dọa tính mạng.
Phản ứng phản vệ hay kiểu phản vệ (phù mặt, phù mạch, phù thanh quản ; khó thở tiến triển đến tình trạng choáng đe dọa tính mạng) có thể xảy ra, đôi khi sau liều Ciprofloxacin đầu tiên. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin ngay lập tức và cần phải điều trị (điều trị choáng).
- Ảnh hưởng lên hệ tim mạch:
Rất hiếm: nhịp tim nhanh, phừng mặt, cơn migrain, ngất.
- Ảnh hưởng khác:
Ở các khớp: rất hiếm: khó chịu ở khớp, cảm giác uể oải, đau cơ, viêm bao gân, hơi nhạy cảm với ánh sáng, giảm chức năng thận thoáng qua kể cả suy thận tạm thời.
- Một số trường hợp hiếm đã xảy ra viêm gân Achill trong thời gian dùng Ciprofloxacin. Tình trạng viêm gân Achill có thể dẫn đến đứt gân. Vì vậy, khi có dấu hiệu viêm gân Achill (như sưng đau), nên ngưng dùng Ciprofloxacin và đi khám bệnh.
- Ảnh hưởng lên máu và sự tạo máu:
Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tế bào bạch cầu, chứng giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, giảm tiểu cầu; rất hiếm: tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, biến đổi giá trị của prothrombin.
- Ảnh hưởng lên các tham số xét nghiệm/cặn lắng nước tiểu:
Có thể làm tăng thoáng qua các transaminase và phosphatase kiềm, cũng như gây vàng da tắc mật, đặc biệt trên những bệnh nhân có tổn thương gan trước đó ; tăng thoáng qua urea, creatinine hay bilirubin trong huyết thanh; tăng đường huyết: trên những ca đặc biệt, có thể có tinh thể niệu và huyết niệu.
- Phản ứng tại chỗ rất hiếm: viêm tĩnh mạch.
Lưu ý cho những người điều khiển phương tiện, máy móc:
Ngay cả khi dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, thuốc có thể ảnh hưởng lên tốc độ phản xạ đến mức giảm khả năng điều khiển xe cộ và vận hành máy móc. Ảnh hưởng càng nhiều hơn khi dùng thuốc cùng với rượu.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ciprofloxacin hydrochloride

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Ciprofloxacin Hydrochloride
Chỉ định khi dùng Ciprofloxacin Hydrochloride
Loét giác mạc: Pseudomonas Aeruginosa, Serratia Marcescens, Staphylococcus Aureus, Staphylococcus Epidermidis, Streptococcus Pneumoniae, Streptococcus (nhóm Viridans).Viêm kết mạc: Haemophilus Influenzae, Staphylococcus Aureus, Staphylococcus Epidermidis, Streptococcus Pneumoniae.Và trong các trường hợp: Viêm tuyến mi, viêm túi lệ…
Cách dùng Ciprofloxacin Hydrochloride
Sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Phác đồ và liều thông thường như sau:Loét giác mạc:Nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh 15 phút một lân trong 6 giờ đầu, sau đó nhỏ 2 giọt mỗi 30 phút trong suốt thời gian còn lại của ngày thứ nhấtNgày thứ 2: mỗi giờ nhỏ 2 giọtTừ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14: cứ mỗi 4 giờ nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnhNếu điều trị dài hơn 14 ngày, sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩViêm kết mạc nhiễm trùng:Liều thông thường là nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh 4 lần 1 ngàyTrong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều dùng là nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 2 giờ trong khi thức trong vòng 2 ngàyĐối với cả 2 chỉ định trên, không sử dụng quá 21 ngày mỗi đợt điều trị.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:Khi dùng ngoài, chưa có trường hợp quá liều nào của ciprofloxacin được ghi nhận.Trường hợp nhỏ mắt quá liều ciprofloxacin có thể rửa mắt ngay bằng nước ấm.
Chống chỉ định với Ciprofloxacin Hydrochloride
Mẫn cảm với ciprofloxacin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Có tiền sử quá mẫn với những kháng sinh quinolone khác.
Tương tác thuốc của Ciprofloxacin Hydrochloride
Những nghiên cứu cụ thể về tương tác thuốc chưa được tiến hành đối với ciprofloxacin dùng nhỏ mắt. Tuy nhiên, qua sử dụng điều trị toàn thân cho thấy ciprofloxacin có thể làm tăng nồng độ theophyllin trong huyết thanh, ngăn cản chuyển hoá caffeine, làm tăng cường tác dụng của các thuốc chống đông theo đường uống (warfarin và các dẫn xuất…) và gây tăng tạm thời creatinin huyết thanh ở những bệnh nhân có sử dụng đồng thời cyclosporin.
Nếu có nhiều hơn một sản phẩm thuốc tra mắt sử dụng đồng thời, các thuốc phải được sử dụng cách nhau ít nhất 5 phút; thuốc mỡ tra mắt nên được dùng cuối cùng.
Tác dụng phụ của Ciprofloxacin Hydrochloride
Phản ứng phụ thường gặp nhất là cảm giác rát bỏng hay khó chịu. trong những nghiên cứu loét giác mạc có sử dụng ciprofloxacin thường xuyên, thấy có kết tủa trắng trong khoảng 17% bệnh nhân. Các phản ứng phụ khác xảy ra trong dưới 10% bệnh nhân, bao gồm đóng vảy cứng ở bờ mi, có hạt/vảy, cảm giác có dị vật trong mắt, ngứa, xung huyết kết mạc và có mùi vị khó chịu sau khi nhỏ thuốc. Những hiện tượng khác xảy ra chưa đến 1% bệnh nhân gồm có nhuộm màu giác mạc, bệnh lý giác mạc/viêm giác mạc, phản ứng dị ứng, phù mi, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thâm nhiễm giác mạc, buồn nôn và giảm thị lực.
Ghi chú: xin thông báo cho bác sĩ các tác dụng ngoại ý gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Ciprofloxacin Hydrochloride
Thuốc chỉ được dùng ngoài ở mắt – Không được uống - không được tiêm
Khuyến cáo
Ở những bệnh nhân được điều trị bằng quinolon theo đường toàn thân, có những trường hợp phản ứng quá mẫn nặng có khi chết người, vài trường hợp phản ứng xảy ra ngay sau liều đầu tiên. Một số phản ứng có kèm theo truỵ tim mạch, mất tri giác, ngứa, phù vùng hầu hay vùng mặt, khó thở, nổi mày đay và ngứa. Những trường hợp phản ứng phản vệ trầm trọng cần phải điều trị cấp cứu ngay bằng epinephrine và những biện pháp hồi sức cấp cứu khác bao gồm thở oxy, truyền dịch, dùng thuốc kháng histamin tiêm tĩnh mạch, corticosteroid, thuốc tăng cường vận mạch và kiểm soát đường thở… tuỳ theo biểu hiện lâm sàng.
Đối với bệnh nhân có sử dụng kính áp tròng
Dùng kính áp tròng không được khuyến cáo trong điều trị nhiễm trùng mắt. Vì vậy, bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng trong khi dùng thuốc, tháo kính trước khi dùng thuốc.
Thận trọng
Như với tất cả các kháng sinh sử dụng kéo dài có thể dẫn đến phát triển quá mức của chủng vi khuẩn không nhạy cảm hoặc nấm. Nếu bội nhiễm xảy ra, cần phải có biện pháp điều trị thích hợp.
Nên ngưng sử dụng ciprofloxacin khi mới xuất hiện những vết đỏ ở da hay bất kỳ dấu hiệu nào khác của phản ứng quá mẫn
Trong những nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân bị loét giác mạc do vi khuẩn có sử dụng ciprofloxacin, người ta đã quan sát thấy có kết tủa tinh thể trắng ở phần nông chỗ khuyết giác mạc ở 35 trong tổng số 210 bệnh nhân (16,6%). Khởi phát kết tủa trong vòng 24 giờ đến 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Việc xuất hiện chất kết tủa không ảnh hưởng tới việc tiếp tục sử dụng ciprofloxacin và nó cũng không gây ảnh hưởng bất lợi đối với tiến triển lâm sàng của vết loét hay đối với thị giác.
Viêm gân hoặc đứt gân có thể xảy ra với điều trị toàn thân fluoroquinolone bao gồm ciprofloxacin, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi và những người điều trị đồng thời với corticosteroid. Vì vậy , điều trị nên ngưng sử dụng thuốc khi có dấu hiệu đầu tiên của viêm gân.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ ĐANG CHO CON BÚ:
Đối với phụ nữ mang thai: chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai sử dụng ciprofloxacin nhỏ mắt. Tuy nhiên, cần thận trọng do các tác dụng nguy hại đối với thai nhi khi sử dụng thuốc theo đường toàn thân cho phụ nữ mang thai, do vậy chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai sau khi cân nhắc kỹ giữa lợi ích trước mắt và nguy cơ cho thai nhi về sau.
Đối với những bà mẹ đang cho con bú: chưa rõ ciprofloxacin dùng nhỏ mắt được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, ciprofloxacin dùng đường uống đã thấy thuốc xuất hiện trong sữa, do vậy nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
Sử dụng trong nhi khoa: chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ dưới 12 tuổi.
Mặc dù Ciprofloxacin và những Quinolone khác gây bệnh lý khớp ở những động vật thí nghiệm chưa trưởng thành sau khi dùng thuốc theo đường uống, tuy nhiên sử dụng ciprofloxacin nhỏ mắt cho những động vật thí nghiệm chưa trưởng thành này không thấy có dấu hiệu nào của bệnh lý về khớp và không có bằng chứng nào để cho rằng dạng thuốc nhỏ mắt có ảnh hưởng đến các khớp khi sử dụng cho bệnh nhân nhi khoa.
ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Sản phẩm không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Một vài trường hợp có thể gặp tình trạng tạm thời mờ mắt hoặc rối loạn thị giác; nếu gặp nhòe mắt thoáng qua, bệnh nhân nên đợi cho tới khi tầm nhìn được ổn định trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.