Cobifen

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Acetaminophen, Vitamin C
Dạng bào chế
Thuốc bột
Dạng đóng gói
Hộp 25 gói x 3, 5g thuốc bột
Hàm lượng
3,5g
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-3466-00
Chỉ định khi dùng Cobifen
Điều trị các triệu chứng đau nhức hoặc sốt trong các trường hợp: 
- Cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu, đau cơ - xương, bong gân, đau khớp.  - Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: đau tai, đau họng, viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn hay do thời tiết. - Sau phẫu thuật cắt amiđan, nhổ răng, mọc răng, nhức răng.
Cách dùng Cobifen
Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. 
Liều uống: trung bình từ 10 - 15 mg ( tính theo paracetamol) /kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ. Hoặc chia liều như sau:  + Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: uống 1 gói/lần. 
+ Trẻ em từ 5 - 7 tuổi: uống 2 gói/lần.  + Trẻ em từ 10 - 12 tuổi: uống 3 gói/lần.  Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Chống chỉ định với Cobifen
Quá mẫn với paracetamol. Các trường hợp: thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan, có tiền sử sỏi thận, loạn chuyển hóa oxalat, bệnh thalassemia.
Tương tác thuốc của Cobifen
- Dùng chung với thuốc kháng đông (warfarin) làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc kháng đông.
- Vitamin C là một tác nhân khử mạnh, do đó trong các xét nghiệm cận lâm sàng, vitamin C có thể ảnh hưởng đến các test sinh học (như định lượng creatinin và glucose trong huyết, nước tiểu).
Tác dụng phụ của Cobifen
- Hiếm gặp phản ứng dị ứng. Có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.
- Vitamin C thường dung nạp tốt. Liều cao có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa khác và triệu chứng tan huyết ở người thiếu G6PD.
- Thừa vitamin C có thể gây uric niệu, tích tụ oxalat ở thận.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Cobifen
Suy thận nặng. Dùng vitamin C vào buổi tối và liều cao có thể gây khó ngủ.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acetaminophen

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Tác dụng của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để chữa nhiều vấn đề y khoa như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.

Thuốc được chỉ định để điều trị đau nhẹ tới vừa: đau do hành kinh, nhức đầu, thoái hoá khớp, tổn thương mô mềm, kể cả đau nửa đầu; sốt (khi sốt làm người bệnh khó chịu), kể cả sốt sau tiêm chủng.

Thuốc acetaminophen có thể được sử dụng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này.

Bạn uống thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể uống hoặc đặt viên đạn. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu paracetamol.

Nếu bạn không chắc về bất cứ vấn đề nào, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Acetaminophen

Liều thông thường cho người lớn bị sốt hoặc đau:

Đối với chế phẩm uống, bạn dùng như sau:

  • Dạng thuốc phóng thích nhanh: bạn dùng 325 mg đến 1 g uống mỗi 4 đến 6 giờ. Liều tối đa đơn liều là 1 g và tối đa 4 g trong 24 giờ;
  • Dạng thuốc phóng thích kéo dài: bạn dùng 1300 mg uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 3900 mg mỗi 24 giờ.

Đối với chế phẩm đặt trực tràng, bạn sử dụng 650 mg uống mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg mỗi 24 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị sốt hoặc đau:

Trẻ dưới 12 tuổi được xác định liều dựa theo cân nặng, bạn cho trẻ uống 10 – 15 mg/kg mỗi liều, mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Bạn có thể hiệu chỉnh liều cho trẻ như sau:

  • Trẻ từ 0-3 tháng (cân nặng từ 2,7-5,3 kg): bạn cho trẻ uống 40 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 1,25 ml;
  • Trẻ từ 4-11 tháng (cân nặng từ 5,4-8,1 kg): bạn cho trẻ uống 80 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 2,5 ml;
  • Trẻ từ 12-23 tháng (cân nặng từ 8,2-10,8 kg), bạn cho trẻ uống 120 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 3,75 ml. Đối với viên nén nhai (viên nén 80 mg), bạn cho trẻ uống 1,5 viên;
  • Trẻ từ 2-3 tuổi (cân nặng từ 10,9-16,3 kg), bạn cho trẻ uống 160 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 5 ml. Đối với viên nén nhai, bạn cho trẻ uống 2 viên nén 80 mg hoặc 1 viên nén 160 mg;
  • Trẻ từ 4-5 tuổi (cân nặng 16,4-21,7 kg), bạn cho trẻ uống liều 160 mg. Bạn cho trẻ uống 7.5 ml dung dịch (160 mg/5 ml) hoặc 3 viên nén nhai 80 mg hoặc 1.5 viên nén nhai 160 mg;
  • Trẻ từ 6-12 tuổi, bạn cho trẻ uống 325 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 1,625 g mỗi ngày trong 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng các dạng thuốc sau:

Đối với dạng regular strength, bạn cho trẻ dùng 650 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 3,25 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng extra strength, bạn cho trẻ dùng 1000 mg mỗi 6 giờ, không được vượt quá 3 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn cho trẻ uống 1,3 g mỗi 8 giờ, không được vượt quá 3,9 g trong 24 giờ.

Liều dùng phổ biến nhất của thuốc là acetaminophen 500mg, được dùng trong nhiều thuốc biệt dược.

Ngoài ra, thuốc acetaminophen có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng dung dịch, viên nén (viên hòa tan, viên nén nhai, viên nén phóng thích kéo dài, viên sủi bọt), viên nang, thuốc đặt, bột hoặc bột pha dung dịch, sirô, hỗn dịch hoặc elixir.
  • Hàm lượng: 325 mg-30 mg; 325 mg-60 mg; 120 mg-12 mg/5 ml; 300 mg-15 mg; 300 mg-30 mg; 300 mg-60 mg; 650 mg-30 mg; 650 mg-60 mg.
Thận trọng khi dùng Acetaminophen

Trước khi dùng thuốc acetaminophen, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc bất kì thành phần nào hoặc thuốc nào;
  • Những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược;
  • Tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan (như suy gan), suy thận, thiếu máu mạn tính, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thức uống có cồn;
  • Bạn bị phenylketon niệu (một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ) hoặc tiểu đường bởi vì một số dạng bào chế của acetaminophen như viên nhai có tá dược là đường và aspartame;
  • Bạn có thai khi đang sử dụng acetaminophen.

Acetaminophen chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với paracetamol.
  • Thiếu hụt G6PD.

Ngoài ra, acetaminophen có thể vào sữa mẹ, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong thời gian dùng acetaminophen.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Acetaminophen

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với acetaminophen khi dùng chung:

  • Giảm nồng độ thuốc trong máu của thuốc chống động kinh (như phenytoin, barbiturates, carbamazepine) khi dùng kèm với acetaminophen;
  • Thuốc acetaminophen có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warfarin khi phối hợp trong thời gian dài;
  • Acetaminophen làm tăng hấp thu của metoclopramide và domperidone;
  • Acetaminophen có thể làm tăng nồng độ probenecid, chloramphenicol trong máu;
  • Acetaminophen làm giảm hấp thu của colestyramine;
  • Thuốc có thể gây hạ thân nhiệt quá mức khi dùng chung với phenothiazine.

Rượu và thuốc lá có thể làm tăng tác dụng phụ độc gan của acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường không có tác dụng phụ. Nếu bạn gặp bất kì tác dụng bất thường nào của thuốc, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra khi dùng thuốc này, bao gồm:

  • Phân có máu hoặc màu đen hoặc hắc ín;
  • Nước tiểu đục hoặc có máu;
  • Sốt kèm hoặc không kèm ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi điều trị);
  • Đau ở lưng dưới và/hoặc một bên lưng (đau nghiêm trọng hoặc đau nhói);
  • Xuất hiện đốm đỏ trên da;
  • Ban da, nổi mề đay, ngứa;
  • Đau họng (tình trạng này không xuất hiện trước khi dùng thuốc);
  • Đau, loét hoặc xuất hiện đốm trắng trên môi hoặc miệng;
  • Giảm lượng nước tiểu đột ngột;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Đột nhiên mệt hoặc yếu;
  • Vàng da hoặc mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Acetaminophen

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Trong vòng 24 giờ, nếu bạn dùng 10 – 15g hoặc 150mg/kg paracetamol có thể gây hoại tử tế bào gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận. Cách xử trí là chuyển người bệnh đến ngay bệnh viện.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

 


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin C

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Acid Ascorbic
Dược lực của Vitamin C
Vitamin tan trong nước.
Dược động học của Vitamin C
Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột.
Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
Tác dụng của Vitamin C
Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...
- Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.
- Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
- Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).
Chỉ định khi dùng Vitamin C
Phòng và điều trị thiếu vitamin C ( bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C. Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.
Thiếu máu do thiếu sắt. 
Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
Cách dùng Vitamin C

Vitamin C có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang phóng thích kéo dài, thuốc uống: vitamin C 500mg.
  • Dạng lỏng, thuốc uống: 500mg/ 5 ml.
  • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
  • Dạng si rô, thuốc uống: 500mg/ml.
  • Viên nén, thuốc uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg.
  • Viên nén, thuốc nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.

Liều dùng thông thường cho người lớn hỗ trợ giảm cân

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 50-200 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn để acid hóa nước tiểu

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 4-12 g/ngày trong 3-4 liều chia.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Scorbut

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-250 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em hỗ trợ giảm cân

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 35-100 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em để acid hóa nước tiểu

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 500mg mỗi 6-8 giờ.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh Scorbut

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-300 mg/ngày chia làm nhiều lần trong ít nhất hai tuần.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về những thực phẩm, đồ uống và hoạt động bị hạn chế.

Thận trọng khi dùng Vitamin C
Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim.
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Thời kỳ mang thai
Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú
Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định với Vitamin C
Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Tương tác thuốc của Vitamin C

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với:

  • Amygdalin;
  • Deferoxamine;
  • Indinavir.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

Vấn đề về máu – vitamin C liều cao có thể gây ra các vấn đề về máu.

  • Bệnh tiểu đường loại 2 –vitamin C liều quá cao có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm đường trong nước tiểu;
  • Thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) – vitamin C liều cao có thể gây thiếu máu tán huyết;
  • Sỏi thận (hoặc có tiền sử bị sỏi thận) – vitamin C liều cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở đường tiết niệu.
Tác dụng phụ của Vitamin C

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bao gồm:

  • Phát ban;
  • Khó thở;
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng Vitamin C và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

  • Đau khớp, suy nhược hoặc cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày;
  • Ớn lạnh, sốt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
  • Đau ở phía bên hoặc dưới lưng, có máu trong nước tiểu của bạn.

Phản ứng phụ thường có thể bao gồm:

  • Ợ nóng, khó chịu dạ dày;
  • Buồn nôn, tiêu chảy, co rút dạ dày.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Vitamin C
Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Đề phòng khi dùng Vitamin C
Bệnh nhân sỏi thận, phụ nữ có thai dùng dài ngày.
Bảo quản Vitamin C
Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C.
Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và