Cofnil

Thành phần
Bromhexine HCl, Guaifenesin, Chlorpheniramine maleate, Paracetamol, Phenylephrine HCl
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Global Pharm Healthcare Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Công ty CPTMĐT và PT ACM Việt nam
Số đăng ký
VN-14054-11

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bromhexine

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
    Thành phần
    Bromhexine hydrochloride
    Dược lực của Bromhexine
    Bromhexine (N-cyclohexyl-N-methyl-(2-amino-3,5-dibromobenzyl) amine hydrochloride) là một chất dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất dược liệu vasicine.
    Dược động học của Bromhexine
    Bromhexine được hấp thu tốt theo đường ruột, thời gian bán hấp thu của dung dịch bromhexine khoảng 0,4 giờ. Dùng bromhexine viên dạng uống, nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ (tmax). Bromhexine được thải qua vòng hấp thu đầu tiên khoảng 75-80%, vì vậy tính khả dụng sinh học tuyệt đối của các dạng thuốc uống khoảng 20-25%. Dùng thức ăn trước khi dùng bromhexine làm tăng tính khả dụng sinh học của hợp chất này.
    Sau khi dùng bằng đường uống, bromhexine cho thấy biểu đồ liều lượng ở mức 8-32mg. Có ít nhất 10 chất chuyển hóa của bromhexine được tìm thấy trong huyết tương, kể cả chất chuyển hóa ambroxol có hoạt tính dược lý.
    Có một mức độ kết hợp cao với protein huyết tương khoảng 95-99% và thể tích phân phối lớn 7L/kg cân nặng (dùng đường tiêm tĩnh mạch). Bromhexine tích lũy trong phổi nhiều hơn trong huyết tương.
    Thời gian bán hủy nổi bật là 1 giờ, thời gian bán hủy cuối cùng từ 13-40 giờ. Khi dùng 8 mg dạng uống, nồng độ trong huyết tương hạ sau 8-12 giờ đến 1,5ng/ml và 0,2ng/ml. Phần lớn bromhexine được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa trong khi chỉ có một lượng nhỏ 0-10% hợp chất được tìm thấy ở dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Sau 24 giờ đến 5 ngày, 70-88% liều uống tương ứng có trong nước tiểu, 4% được bài tiết qua phân. Bromhexine không tích lũy vì thời gian bán hủy cuối cùng dài không nổi bật. Nồng độ hằng định đạt được chậm nhất sau 3 ngày. Trong các nghiên cứu ở động vật, bromhexine thẩm thấu qua dịch não tủy và nhau thai. Có khả năng hợp chất này được bài tiết trong sữa mẹ.
    Ðộ thanh lọc chất bromhexine giảm có thể gặp trong trường hợp bệnh gan nặng; trong trường hợp suy thận nặng, không loại trừ có thể có sự tích lũy các chất chuyển hóa. Chưa có các nghiên cứu dược động học đối với những tình trạng này.
    Tác dụng của Bromhexine
    Về mặt tiền lâm sàng cho thấy thuốc có sự gia tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexine tăng cường việc vận chuyển chất nhầy bằng cách giảm thiểu độ nhầy dính của chất nhầy và kích hoạt biểu mô có lông chuyển. Trong các nghiên cứu lâm sàng, bromhexine có tác dụng phân hủy chất nhầy và động học chất nhầy trong đường dẫn khí, giúp long đàm và giảm ho dễ dàng.
    Bromhexine làm thủy phân các mucoprotein dẫn đến khử các cực mucopolysaccharide, cắt đứt các sợi cao phân tử này, làm điều biến hoạt tính của các tế bào tiết chất nhày. Kết quả là thay đổi cấu trúc chất nhày, giảm độ nhày nhớt.
    Chỉ định khi dùng Bromhexine
    Liệu pháp phân hủy chất tiết trong các bệnh phế quản phổi cấp tính và mãn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy giảm.
    Cách dùng Bromhexine
    Viên nén 8mg:
    Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 8 mg (1 viên), ngày 3 lần. Trẻ em 6-12 tuổi: 4mg (1/2 viên), ngày 3 lần.Trẻ em 2-6 tuổi: 4 mg (1/2 viên), ngày 2 lần.Cồn ngọt 4 mg/5 ml (1 muỗng cà phê = 5ml):Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml (2 muỗng), ngày 3 lần. Trẻ em 6-12 tuổi: 5ml (1 muỗng), ngày 3 lần.
    Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5mg (1/2 muỗng), ngày 2 lần. 
    Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml (1/4 muỗng), ngày 3 lần. Khi bắt đầu điều trị, nếu cần thiết có thể tăng tổng liều hàng ngày đến 48mg cho người lớn.
    Dạng cồn ngọt không chứa đường do đó thích hợp cho người bệnh tiểu đường và trẻ em.
    Ống tiêm (4mg/2ml):bromhexine dạng ống tiêm được chỉ định sử dụng để điều trị và phòng ngừa các trường hợp biến chứng nặng sau phẫu thuật đường hô hấp chẳng hạn như do suy giảm sản xuất và vận chuyển chất nhầy.
    Trong những trường hợp nặng cũng như trước và sau khi can thiệp bằng phẫu thuật, 1 ống tiêm tĩnh mạch (thời gian tiêm 2-3 phút), ngày 2-3 lần.
    Dung dịch tiêm có thể dùng truyền tĩnh mạch chung với dung dịch glucose, levulose, muối sinh lý hay Ringer's.
    bromhexine không được trộn lẫn với các dung dịch kiềm, vì tính chất acid của dung dịch thuốc (pH 2,8) có thể gây vẩn đục hay kết tủa. 
    Ghi chú:Bệnh nhân đang điều trị với bromhexine cần được thông báo về sự gia tăng lượng dịch tiết.
    Thận trọng khi dùng Bromhexine
    Cần thận trọng khi sử dụng viên nén bromhexine trên bệnh nhân bị loét dạ dày.
    LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
    Các nghiên cứu tiền lâm sàng cũng như kinh nghiệm lâm sàng cho đến nay cho thấy không có bằng chứng nào về tác dụng có hại lúc có thai. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
    Thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó không nên sử dụng khi cho con bú.
    Chống chỉ định với Bromhexine
    Không sử dụng bromhexine trên bệnh nhân nhạy cảm với bromhexine hay các thành phần khác trong công thức thuốc.
    Tương tác thuốc của Bromhexine
    Dùng bromhexine chung với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxime, erythromycin, doxycycline) dẫn đến gia tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.
    Tương tác bất lợi với các thuốc khác về lâm sàng chưa được báo cáo.
    Tác dụng phụ của Bromhexine
    bromhexine được dung nạp tốt. Tác dụng ngoại ý nhẹ ở đường tiêu hóa được ghi nhận. Phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da, rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tiêm tĩnh mạch, không loại trừ khả năng có những phản ứng dị ứng nặng hơn.
    Quá liều khi dùng Bromhexine
    Cho đến nay chưa có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận. Ðiều trị triệu chứng được chỉ định trong trường hợp quá liều.
    Đề phòng khi dùng Bromhexine

    THẬN TRỌNG: Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
    Thận trọng cho người bệnh hen, vì Bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
    Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng.
    Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy nhược, thể trạng yếu không có khả năng khạc đờm.
    Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
    Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
    Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
    Bảo quản Bromhexine
    Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ 15-30 độ C.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Guaifenesin

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
    Thành phần
    glyceryl guaiacolate
    Dược lực của Guaifenesin
    Guaifenesin là thuốc có tác dụng long đờm.
    Tác dụng của Guaifenesin
    Thuốc có tác dụng long đờm thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp do làm long đờm, nó cũng làm trơn đường hô hấp bị kích thích.
    Chỉ định khi dùng Guaifenesin
    Giảm tạm thời xổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm thanh quản.
    Guaifenesin phối hợp với các thuốc giảm ho, các kháng histamin...dùng trong các trường hợp cảm cúm có nhiều đờm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
    Thận trọng khi dùng Guaifenesin
    Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bệnh mạch vành, đau thắt ngực và đái đường.
    Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
    Chống chỉ định với Guaifenesin
    Chống chỉ định với các bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
    Tương tác thuốc của Guaifenesin
    Không dùng kết hợp thuốc với các chất ức chế men IMAO.
    Tác dụng phụ của Guaifenesin
    Hoảng sợ, khó chịu, kích thích, chóng mặt, đau đầu, lo âu, run và thậm chí ảo giác, co giật.
    Bảo quản Guaifenesin
    Bảo quản thuốc trong bao bì kín, để ở dưới 30? C, không bảo quản lạnh dạng thuốc lỏng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Chlorpheniramine maleate

    Thành phần
    Chlorpheniramin maleat 4mg
    Chỉ định khi dùng Chlorpheniramine maleate
    Các trường hợp dị ứng ngoài da như mày đay, eczema, dị ứng đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi.
    Cách dùng Chlorpheniramine maleate
    Tác dụng phụ của chlorpheniramin gồm: buồn ngủ, giảm khả năng vận hành máy móc chính xác, làm nặng thêm glaucom, hen hoặc bệnh phổi mạn tính, phát ban, mày đay, ra mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng hoặc họng, giảm tế bào máu, căng thẳng, ù tai, kích ứng dạ dày, đái rắt hoặc đái khó.
    Chống chỉ định với Chlorpheniramine maleate
    Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ. Các cơn hen cấp. Không thích hợp cho việc dùng ngoài tại chỗ.
    Tương tác thuốc của Chlorpheniramine maleate
    Có thể che khuất các dấu hiệu về thính giác do các thuốc như aminoside gây ra.
    Tác dụng phụ của Chlorpheniramine maleate
    Buồn ngủ, thẫn thờ, choáng váng.
    Đề phòng khi dùng Chlorpheniramine maleate
    - Thận trọng dùng thuốc với bệnh nhân: Glôcôm góc đóng, bí tiểu tiện, phì đại tuyến tiền liệt.
    - Phải kiêng rượu khi dùng thuốc.
    - Khi lái xe & vận hành máy không dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Paracetamol

    Nhóm thuốc
    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
    Thành phần
    Paracetamol 325mg
    Dược lực của Paracetamol
    Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.
    Dược động học của Paracetamol
    - Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
    - Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
    - Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
    - Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
    Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
    Tác dụng của Paracetamol
    Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
    Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
    Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
    Chỉ định khi dùng Paracetamol
    - Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.- Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.Tính chất:Acetaminophen là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Acetaminophen ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày. Acetaminophen hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
    Cách dùng Paracetamol
    - Cách mỗi 6 giờ uống một lần.- Trẻ em từ  6 đến 12 tuổi: uống 1 viên/ lần.- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 ½ viên/ lần.Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.Lưu ý: 
    * Liều tối đa/24 giờ: - Đối với trẻ em: uống không quá 5 lần/ ngày.* Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:                           - Có triệu chứng mới xuất hiện.                           - Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.                           - Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
    QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Quá liều Acetaminophen do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Acetaminophen (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.Biểu hiện của quá liều Acetaminophen: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.Biểu hiện của ngộ độc nặng Acetaminophen: ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.Cách xử trí: Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Acetaminophen.Khi nhiễm độc Acetaminophen nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
    Thận trọng khi dùng Paracetamol
    Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay, những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p - aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.
    Người bị phenylceton - niệu (nghĩa là thiếu hụt gan xác định tình trạng của phenylalamin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hoá trong dạ dày ruột thành phenylalamin sau khi uống.
    Một số dạng thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe doạ tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn cả ở một số người quá mẫn.
    Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
    Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
    Chỉ nên dùng paracetamol cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
    Chống chỉ định với Paracetamol
    Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
    Tương tác thuốc của Paracetamol
    Uống dài ngày liều cao Acetaminophen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
    Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
    Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Acetaminophen. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Acetaminophen gây độc cho gan.
    Tác dụng phụ của Paracetamol
    Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
    Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
    Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
    Quá liều khi dùng Paracetamol
    Biểu hiện:
    Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn hơn paracetamol hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
    Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giừo sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p - aminophenol, một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
    Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trungương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Truỵ mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm,tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
    Điều trị:
    Khi nhiễm độc nặng điều quan trọng trong điều trị quá liều là điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
    Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol.
    Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, hoặc nước chè đặc để làm giảm hấp thu paracetamol.
    Đề phòng khi dùng Paracetamol
    Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Acetaminophen với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam. Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Acetaminophen với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Acetaminophen, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
    Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
    PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chưa xác định được tính an toàn của Acetaminophen đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Acetaminophen không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
    LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
    Bảo quản Paracetamol
    Bảo quản thuốc ở dưới 40 độ C, tốt nhất là 15 - 30 độ C, tránh để đông lạnh dung dịch hoặc dịch treo uống.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phenylephrine

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Phenylephrine hydrochloride
    Dược lực của Phenylephrine
    Phenylephrin hydroclorid là một thuốc cường giao cảm a1 (a1-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể a1-adrenergic làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Tác dụng làm tăng huyết áp yếu hơn norepinephrin, nhưng thời gian tác dụng dài hơn. Phenylephrin hydroclorid gây nhịp tim chậm do phản xạ, làm giảm thể tích máu trong tuần hoàn, giảm lưu lượng máu qua thận, cũng như giảm máu vào nhiều mô và cơ quan của cơ thể.
    Ở liều điều trị, phenylephrin thực tế không có tác dụng kích thích trên thụ thể b-adrenergic của tim (thụ thể b1-adrenergic); nhưng ở liều lớn, có kích thích thụ thể b-adrenergic. Phenylephrin không kích thích thụ thể b-adrenergic của phế quản hoặc mạch ngoại vi (thụ thể b2-adrenergic). Ở liều điều trị, thuốc không có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
    Dược động học của Phenylephrine
    Phenylephrin hấp thu rất bất thường qua đường tiêu hoá, vì bị chuyển hoá ngay trên đường tiêu hoá. Vì thế, để có tác dụng trên hệ tim mạch, thường phải tiêm. Sau khi tiêm tĩnh mạch, huyết áp tăng hầu như ngay lập tức và kéo dài 15 – 20 phút. Sau khi tiêm bắp, huyết áp tăng trong vòng 10 – 15 phút và kéo dài từ 30 phút đến 1 – 2 giờ.
    Khi hít qua miệng, phenylephrin có thể hấp thu đủ để gây ra tác dụng toàn thân. Sau khi uống, tác dụng chống sung huyết mũi xuất hiện trong vòng 15 – 20 phút, và kéo dài 2 – 4 giờ.
    Sau khi nhỏ dung dịch 2,5% phenylephrin vào kết mạc, đồng tử giãn tối đa vào khoảng 15 – 60 phút và trở lại như cũ trong vòng 3 giờ. Nếu nhỏ dung dịch 10% phenylephrin, đồng tử giãn tối đa trong vòng 10 – 90 phút và phục hồi trong vòng 3 – 7 giờ. Đôi khi phenylephrin bị hấp thu đủ để gây tác dụng toàn thân.
    Để làm giảm sung huyết ở kết mạc hoặc ở mũi, thường dùng các dung dịch loãng hơn (0,125 – 0,5%). Sau khi nhỏ thuốc vào kết mạc hoặc vào niêm mạc mũi, mạch máu tại chỗ hầu như co lại ngay. Thời gian tác dụng làm giảm sung huyết sau khi nhỏ thuốc đối với kết mạc hoặc niêm mạc mũi dao động nhiều, từ 30 phút đến 4 giờ.
    Phenylephrin trong tuần hoàn, có thể phân bố vào các mô, nhưng còn chưa biết thuốc có phân bố được vào sữa mẹ không.
    Phenylephrin bị chuyển hoá ở gan và ruột nhờ enzym monoaminoxidase (MAO). Còn chưa xác định được các chất chuyển hoá là gì, nên cũng chưa biết được con đường chuyển hoá và tốc độ thải trừ của phenylephrin.
    Tác dụng của Phenylephrine

    Phenylephrine được sử dụng để làm giảm tạm thời chứng nghẹt mũi, viêm xoang, và các triệu chứng gây ra do cảm lạnh, cúm, dị ứng, hoặc các bệnh hô hấp khác (ví dụ, viêm xoang, viêm phế quản). Thuốc này hoạt động bằng cách giảm sưng tấy trong mũi và tai, do đó làm giảm sự khó chịu và làm cho dễ thở.

    Các thuốc trị ho và cảm lạnh chưa được chứng minh là an toàn hoặc hiệu quả ở trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, không sử dụng thuốc này để điều trị các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em dưới 6 tuổi, trừ khi được chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Một số sản phẩm (như viên nén/viên nang phóng thích kéo dài) không nên sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết thêm chi tiết về cách sử dụng thuốc an toàn.

    Những thuốc này không chữa khỏi hoặc rút ngắn thời gian cảm lạnh thông thường và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, thực hiện theo hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận. Không sử dụng thuốc này để làm cho trẻ buồn ngủ. Đừng dùng các loại thuốc trị ho và cảm lạnh khác chứa các thành phần tương tự. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về những cách làm giảm các triệu chứng ho và cảm lạnh khác (như uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm).

    Nếu bạn đang sử dụng thuốc không kê toa, đọc và cẩn thận làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm trước khi dùng thuốc này.

    Dùng thuốc này bằng đường uống kèm hoặc không kèm thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc với thực phẩm có thể làm khó chịu dạ dày.

    Nếu bạn đang sử dụng thuốc nước, đo liều lượng được chỉ định cẩn thận bằng cách sử dụng một thiết bị đo hoặc muỗng y tế. Không sử dụng muỗng thông thường bởi vì bạn có thể đo liều lượng không chính xác.

    Nếu bạn đang sử dụng thuốc dạng viên nhai, nhai kỹ viên nén trước khi nuốt.

    Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm dạng hòa tan trong miệng (dạng viên hoặc dạng miếng), lau khô tay của bạn trước khi sử dụng thuốc. Đặt thuốc trên lưỡi và để thuốc tan hoàn toàn, sau đó nuốt với nước bọt hoặc nuốt với nước.

    Liều lượng dựa vào tuổi tác của bạn. Không tăng liều hoặc dùng thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ định mà không được sự chấp thuận của bác sĩ. Sử dụng không đúng (lạm dụng) thuốc này có thể gây tổn hại nghiêm trọng (ví dụ: ảo giác, co giật, tử vong).

    Nếu các triệu chứng xấu đi hay không cải thiện sau 7 ngày, nếu bạn bị sốt/ớn lạnh, hoặc nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc một bệnh nghiêm trọng, tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Chỉ định khi dùng Phenylephrine
    Tại chỗ:
    Nhỏ mắt để làm giãn đồng tử (trong điều trị viêm màng bồ đào có khả năng gây dính; chuẩn bị trước khi phẫu thuật trong nhãn cầu; để chẩn đoán).Nhỏ mắt để làm giảm sung huyết kết mạc (trong viêm kết mạc cấp).Nhỏ mũi để làm giảm sung huyết mũi, xoang do bị cảm lạnh.
    Toàn thân: Hiện nay thuốc này ít được chỉ định. Trước đây, thuốc đã được chỉ định để điều trị giảm huyết áp trong sốc sau khi đã bù đủ dịch, hoặc giảm huyết áp do gây tê tuỷ sống; cơn nhịp nhanh kích phát trên thất; để kéo dài thời gian tê trong gây tê tuỷ sống hoặc gây tê vùng.
    Cách dùng Phenylephrine

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ huyết áp

    • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 2-5 mg mỗi 1-2 giờ khi cần thiết.
    • Tiêm tĩnh mạch: 0,2 mg/liều (khoảng: 0,1-0,5 mg/liều) mỗi 10-15 phút khi cần thiết (liều khởi đầu không được vượt quá 0,5 mg).
    • Truyền tĩnh mạch: đầu tiên truyền 100-180 mcg/phút. Liều duy trì thông thường là 40-60 mcg/phút.
    • Ngoài ra, truyền 0,5 mcg/kg/phút; điều chỉnh theo đáp ứng mong muốn. Điều chỉnh liều từ 0,4-9,1 mcg/kg/phút đã được báo cáo.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị sốc

    • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 2-5 mg mỗi 1-2 giờ khi cần thiết.
    • Tiêm tĩnh mạch: 0,2 mg/liều (khoảng: 0,1-0,5 mg/liều) mỗi 10-15 phút khi cần thiết (liều khởi đầu không được vượt quá 0,5 mg).
    • Truyền tĩnh mạch: đầu tiên truyền 100-180 mcg/phút. Liều duy trì thông thường là 40-60 mcg/phút.
    • Ngoài ra, truyền 0,5 mcg/kg/phút; điều chỉnh theo đáp ứng mong muốn. Điều chỉnh liều từ 0,4-9,1 mcg/kg/phút đã được báo cáo.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhịp nhanh trên thất

    • Tiêm tĩnh mạch: 0,25-0,5 mg hơn 30 giây.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị nghẹt mũi

    • Viên nén hoặc dung dịch uống: 10-20 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
    • Phenylephrine 7,5 mg/5 ml dung dịch thuốc uống: 15 mg uống mỗi 6 giờ không vượt quá 60 mg mỗi ngày.
    • Phenylephrine 10 mg viên nén: 10 mg uống mỗi 4-6 giờ không quá 4 liều hàng ngày.
    • Phenylephrine 10 mg viên tan trong miệng: 10 mg uống mỗi 4 giờ không quá 6 liều hàng ngày.
    • Phenylephrine 10 mg/5 ml hỗn dịch uống, phóng thích kéo dài: 10-20 mg mỗi 12 giờ.
    • Phenylephrine tannate 10 mg viên nén uống, nhai, phóng thích kéo dài: 10-20 mg mỗi 12 giờ.
    • Phenylephrine tannate 7,5 mg/5 ml hỗn dịch uống, phóng thích kéo dài: 7,5-15 mg mỗi 12 giờ.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em bị hạ huyết áp

    • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 0,1 mg/kg mỗi 1-2 giờ khi cần thiết. Liều tối đa: 5 mg.
    • Tiêm tĩnh mạch bolus: 5-20 mcg/kg/liều mỗi 10 đến 15 phút khi cần thiết.
    • Tiêm tĩnh mạch: 0,1-0,5 mcg/kg/phút, điều chỉnh theo tác dụng.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em bị sốc

    • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 0,1 mg/kg mỗi 1-2 giờ khi cần thiết. Liều tối đa: 5 mg.
    • Tiêm tĩnh mạch bolus: 5-20 mcg/kg/liều mỗi 10 đến 15 phút khi cần thiết.
    • Tiêm tĩnh mạch: 0,1-0,5 mcg/kg/phút, điều chỉnh theo tác dụng.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nhịp nhanh trên thất

    • Tiêm tĩnh mạch: 5 đến 10 mcg/kg trong 30 giây.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nghẹt mũi

    • Phenylephrine 1,25 mg/0,8 mL, dung dịch thuốc uống:
      • 2 đến 5 tuổi: uống 1,6 mL mỗi 4 giờ không quá 6 liều hàng ngày.
    • Viên nhai hoặc dung dịch thuốc uống:
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
      • 12 tuổi trở lên: 10-20 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
    • Phenylephrine 7,5 mg/5 mL dạng lỏng, uống:
      • 2 đến 5 tuổi: 3,75 mg uống mỗi 6 giờ nhưng không quá 15 mg mỗi ngày.
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 7,5 mg uống mỗi 6 giờ, không quá 30 mg mỗi ngày.
      • 12 tuổi trở lên: 15 mg uống mỗi 6 giờ không vượt quá 60 mg mỗi ngày.
    • Phenylephrine 10 mg viên nén uống:
      • 12 tuổi trở lên: 10 mg uống mỗi 4-6 giờ không quá 4 liều hàng ngày.
    • Phenylephrine10 mg viên nén uống, tan trong miệng:
      • 2 đến 5 tuổi: 5 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
      • 12 tuổi trở lên: 10-20 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
    • Phenylephrine 10 mg/5 mL hỗn dịch uống, phóng thích kéo dài
      • 12 tuổi trở lên: 10-20 mg mỗi 12 giờ.
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 5-10 mg mỗi 12 giờ.
    • Phenylephrine 10 mg viên tan trong miệng:
      • 12 tuổi trở lên: 10 mg uống mỗi 4 giờ không quá 6 liều hàng ngày.
    • Phenylephrine 10 mg/5 ml hỗn dịch uống, phóng thích kéo dài
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 5-10 mg mỗi 12 giờ.
      • 12 tuổi trở lên: 10-20 mg mỗi 12 giờ.
    • Phenylephrine tannate 7,5 mg/5 mL hỗn dịch uống, phóng thích kéo dài
      • 2 đến 5 tuổi: 1,25-2,5 ml uống mỗi 12 giờ.
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 2,5-5 ml uống mỗi 12 giờ.
      • 12 tuổi trở lên: 5-10 ml uống mỗi 12 giờ.
    • Phenylephrine 1,25 mg viên tan trong miệng:
      • 2 tuổi đến 3 tuổi: 2,5 mg uống mỗi 4 giờ, không quá 15 mg trong 24 giờ.
    • Phenylephrine 2,5 mg viên tan trong miệng:
      • 2 tuổi đến 5 tuổi: 2,5 mg uống mỗi 4 giờ, không quá 15 mg trong 24 giờ.
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 5 mg uống mỗi 4 giờ, không quá 30 mg trong 24 giờ.
    • Phenylephrine 1,25 mg viên nén, nhai:
      • 12 tuổi trở lên: 5 mg uống mỗi 4 giờ không quá 6 liều hàng ngày.
    • Phenylephrine 2,5 mg/5 mL chất lỏng uống:
      • 4 đến 5 tuổi: 5 mL uống mỗi 4 giờ, không quá 6 liều trong 24 giờ.
      • 6 tuổi đến 11 tuổi: 10 ml uống mỗi 4 giờ, không quá 6 liều trong 24 giờ.

    Phenylephrine có những dạng và hàm lượng sau:

    • Hỗn dịch tiêm;
    • Dung dịch thuốc uống;
    • Viên nén.
    Thận trọng khi dùng Phenylephrine

    Trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc, lợi ích và nguy cơ của thuốc phải được cân nhắc. Đây là quyết định của bạn cùng bác sĩ. Đối với thuốc này, những điều sau đây cần được xem xét:

    Dị ứng

    Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ biểu hiện khác của bệnh dị ứng, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc thành phần thuốc một cách cẩn thận.

    Trẻ em

    Trẻ em có thể đặc biệt nhạy cảm với các tác động của phenylephrine. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Ngoài ra, liều 10% không được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh và liều 2,5 và 10% không được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh nhẹ cân.

    Bệnh nhân cao tuổi

    Sử dụng lặp đi lặp lại liều phenylephrine 2,5 hoặc 10% có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình điều trị với thuốc này. Ngoài ra, vấn đề về tim và mạch máu xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi thường xuyên hơn so với người trẻ tuổi.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

    Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

    • A = Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Chống chỉ định với Phenylephrine
    Mắc bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.
    Xơ vữa động mạch.
    Ưu năng tuyến giáp.
    Ngừng tim do rung tâm thất.
    Đái tháo đường.
    Tăng nhãn áp.
    Bí tiểu do tắc nghẽn.
    Tương tác thuốc của Phenylephrine

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để điều trị cho bạn:

    • Clorgyline;
    • Iproniazid;
    • Isocarboxazid;
    • Linezolid;
    • Nialamide;
    • Phenelzine;
    • Procarbazine;
    • Rasagiline;
    • Selegiline;
    • Tranylcypromine.

    Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

    • Amitriptyline;
    • Amoxapine;
    • Clomipramine;
    • Desipramine;
    • Dothiepin;
    • Doxepin;
    • Furazolidone;
    • Imipramine;
    • Iobenguane I 123;
    • Lofepramine;
    • Midodrine;
    • Nortriptyline;
    • Opipramol;
    • Pargyline;
    • Protriptyline;
    • Trimipramine;

    Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:

    • Guanethidine;
    • Propranolol.

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Bệnh tiểu đường tuýp 2;
    • Bệnh tim hoặc mạch máu;
    • Tăng huyết áp – liều phenylephrine 2,5 và 10% có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn;
    • Hạ huyết áp thế đứng tự phát (một loại hạ huyết áp) – Sử dụng các thuốc này có thể gây ra hạ huyết áp đáng kể.
    Tác dụng phụ của Phenylephrine

    Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như: khó chịu dạ dày nhẹ, khó ngủ, chóng mặt, choáng, đau đầu, căng thẳng, run rẩy, hoặc nhịp tim nhanh có thể xảy ra. Nếu phản ứng này kéo dài hoặc xấu đi, báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn ngay lập tức.

    Thuốc này có thể làm giảm lưu lượng máu đến bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến bạn cảm thấy lạnh. Hút thuốc có thể làm tình trạng thêm trầm trọng. Mặc ấm và tránh sử dụng thuốc lá.

    Nếu bác sĩ chỉ định bạn dùng thuốc này, hãy nhớ rằng bác sĩ cho rằng lợi ích từ việc dùng thuốc là lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc này không mắc tác dụng phụ nghiêm trọng.

    Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm xảy ra: nhịp tim nhanh/không đều, run rẩy nặng/không kiểm soát được, khó tiểu.

    Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có bất cứ phản ứng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng khi xảy ra: co giật, những thay đổi về tinh thần/tâm trạng (ví dụ, lo lắng, hoang mang, nhầm lẫn, suy nghĩ/hành vi khác thường).

    Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc này là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây của dị ứng nghiêm trọng: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/họng), chóng mặt nặng, khó thở.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Bảo quản Phenylephrine
    Bảo quản trong bao bì kín. Để dưới nhiệt độ tử 15 - 30 độ C.