Cortimax

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Chloramphenicol, Triamcinolone acetonide
Dạng bào chế
Kem bôi da
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 8g kem bôi da
Sản xuất
Công ty TNHH Dược phẩm Bình Nguyên - VIỆT NAM
Số đăng ký
V223-H12-06
Chỉ định khi dùng Cortimax
Bệnh da dị ứng (Eczema, viêm da,...)Bệnh nấm Trichophyton: Bệnh nấm da ở chân, nấm da thân thể, nấm da mặt, nấm da đầu, bệnh nấm râu.Nấm candida ở da
Cách dùng Cortimax
Sau khi rửa sạch vùng da bệnh, bôi một lớp mỏng thuốc, chà xát nhẹ nhàng tại vùng da bệnh và rộng ra vùng xung quanh. Hai lần mỗi ngày, sáng và tối, liên tục cho đến một tháng hoặc tối thiểu hai tuần sau khi sạch các triệu chứng để ngừa tái phát. Tránh làm trầy xướt da trước khi bôi thuốc. Cần giữ vùng da bệnh sạch và khô, kết hợp với vệ sinh cá nhân và môi trường. Triệu chứng lâm sàng thường được cải thiện, giảm ngứa trong vòng tuần đầu tiên. Dù triệu chứng có thể chỉ mới bớt cũng tránh ngưng giữa chừng mà nên tiếp tục dùng thuốc cho đến hết liệu trình. Nếu không thấy cải thiện triệu chứng sau 4 tuần cần xem lại chẩn đoán hay đổi thuốc khác. Ngưng sử dụng nếu bệnh trở nên tệ hơn, hay nếu có kích ứng. Với tổn thương có nhiều vảy, chất tiết, mủ, dịch bẩn nên làm sạch trước khi bôi thuốc và tránh băng hay đắp kín. 
Tác dụng phụ của Cortimax
Thỉnh thoảng xảy ra nổi mẩn đỏ; cảm giác châm chích; nổi mụn nước; tróc da; phù; ngứa; mề đay; cảm giác rát phỏng; kích ứng da tổng quát, nhất là khi da có tổn thương hở. Nếu các triệu chứng trên nhẹ, không rõ ràng thì không cần phải ngưng thuốc.
Đề phòng khi dùng Cortimax
Chỉ dùng bôi ngoài da. Tránh để thuốc chạm mắt. Nếu có kích ứng hay nhạy cảm, ngưng điều trị và thay bằng liệu pháp khác.
Phụ nữ có thai: Trong nghiên cứu lâm sàng, dùng clotrimazole dạng dùng để bôi âm đạo cho phụ nữ có thai ở ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ không thấy có tác dụng phụ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh trên phụ nữ có thai ba tháng đầu do đó chỉ dùng nếu có chỉ định rõ ràng và tránh bôi diện rộng.
Phụ nữ cho con bú: Người ta không rõ thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Cần thận trọng khi dùng đối với mẹ đang cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Chloramphenicol

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Chloramphenicol
Dược lực của Chloramphenicol
Chloramphenicol là kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
Dược động học của Chloramphenicol
- Hấp thu: Cloraphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Cloramphenicol palmitat thuỷ phân trong đường tiêu hoá và được hấp thu dưới dạng cloramphenicol tự do.
Sau khi dùng tại chỗ ở mắt, cloramphenicol được hấp thu vào thuỷ dịch.
- Phân bố: Cloramphenicol được phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thuỷ dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Cloramphenicol gắn kết với khoảng 60% với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase.
- Thải trừ: Khoảng 68-99% một liều uống cloramphenicol thải trừ trong nước tiểu trong 3 ngày, 5-15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nwocs tiểu qua lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng những chất chuyển hoá không hoạt tính.
Tác dụng của Chloramphenicol
Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.
Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc cũng có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.
Cloramphenicol cũng có ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nahnh của động vật có vú.
Cloramphenicol có thể gây ức chế tuỷ xương và có thể không hồi phục được.
Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trwocs khi kháng nguyên kích thích cơ thể, tuy vậy đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.
Thuốc không có tác dụng với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít tác dụng đối với nấm.
Chỉ định khi dùng Chloramphenicol
- Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí & lệ đạo.- Phòng ngừa nhiễm trùng trước & sau mổ, bỏng hóa chất & các loại bỏng khác. - Những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, viêm màng não và những nhiễm khuẩn khác do Haemophilus influenzae khi các kháng sinh aminopenicilin, gentamicin và một số cephalosporin thế hệ 3 không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.- Nhiễm khuẩn do Rickettsia khi không thể dùng tetracyclin.- Mắt hột & zona mắt.- Bơm rửa hệ thống dẫn lưu nước mắt với mục đích điều trị hay phòng ngừa.
Cách dùng Chloramphenicol
Thuốc nhỏ mắt:
Nhỏ 1 giọt/lần x 2-4 lần/ngày.Cấp tính: nhỏ 1 giọt/giờ.Chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Thuốc uống:- Người lớn: Uống 250mg/lần x 4 lần/ngày.- Trẻ em: Uống 50 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần.
Thận trọng khi dùng Chloramphenicol
Không nên mang kính áp tròng. Không dùng > 10 ngày. Có thai, cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định với Chloramphenicol
Quá mẫn với thành phần thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn. Suy gan nặng. Bệnh về máu nặng do tủy xương. Sơ sinh. Tiền sử gia đình có suy tủy xương.
Tương tác thuốc của Chloramphenicol
Không dùng với kháng sinh diệt khuẩn, thuốc có tác động trên hệ tạo máu, sulphonylurea, coumarin, hydantoin & methotrexate.
Tác dụng phụ của Chloramphenicol
Phản ứng có hại:
Cảm xót nhẹ thoáng qua, vị đắng khi xuống miệng. Cá biệt: loạn sản máu bất hồi phục một phần, viêm dây thần kinh có hồi phục.
Quá liều khi dùng Chloramphenicol
Những triệu chứng quá liều gồm thiếu máu, nhiễm toan chuyển hoá, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp. Điều trị triệu chứng sau khi rửa dạ dày.
Đề phòng khi dùng Chloramphenicol
Cần xét nghiệm máu đầy đủ