- Điều trị táo bón, điều hòa nhu động sinh lý của đại tràng- Bệnh não gan. Cơ chế tác dụngDuphalac là một dung dịch dùng uống dùng để điều trị: - Táo bón: Điều hòa nhu động sinh lý của đại tràng.- Được dùng trong các trường hợp mà việc tạo phân mềm được xem là có lợi cho điều trị (bệnh trĩ, hậu phẫu kết tràng/hậu môn). - Bệnh lý não do gan: Điều trị và phòng ngừa hôn mê gan hay tiền hôn mê.Ở đại tràng, lactulose bị hủy bởi các vi khuẩn trong đại tràng thành các acid hữu cơ phân tử thấp. Các acid này dẫn đến làm giảm pH trong lòng đại tràng và nhờ tác dụng thẩm thấu đưa đến tăng thể tích các chất chứa trong đại tràng. Những tác dụng này kích thích nhu động của đại tràng và phục hồi độ chắc của phân. Táo bón được loại trừ và nhịp sinh lý của đại tràng được tái lập.Trong bệnh lý não do hệ cửa (PSE) hoặc (tiền) hôn mê gan, tác dụng này được quy cho sự ngăn chặn các vi khuẩn thủy phân protein bằng cách làm tăng các vi khuẩn ưa acid (ví dụ: lactobacillus), giữ lại các amoniac ở dạng ion bằng cách làm acid hóa các chất chứa trong đại tràng, làm xổ do pH thấp trong đại tràng cũng như do tác dụng thẩm thấu, và làm thay đổi chuyển hóa nitơ của vi khuẩn bằng cách kích thích vi khuẩn sử dụng amoniac để tổng hợp protein của vi khuẩn.Tuy nhiên, trong trường hợp này, người ta đã nhận ra là tăng amoniac đơn thuần không thể giải thích được các biểu hiện thần kinh-tâm thần của bệnh lý não do hệ cửa. Tuy nhiên, amoniac có thể xem như là một chất mẫu đối với các chất chứa nitơ khác.Dược lựcThuốc nhuận trường thẩm thấu, hạ ammoniac huyết.Lactulose bị thủy phân bởi các enzyme của vi khuẩn thành các acide hữu cơ, gây giảm pH ở đoạn giữa của kết tràng. Do sự hấp thu ammoniac ở ruột tăng theo pH, việc pH ở kết tràng giảm dưới tác dụng của lactulose sẽ kéo theo giảm hấp thu ammoniac. pH ở kết tràng giảm do lactulose kéo theo sự khuếch tán của ammoniac từ máu vào ruột. Mặt khác trong môi trường acide, ammoniac ở kết tràng (NH3), là dạng có thể khuếch tán được sẽ chuyển thành muối ammoni (NH4) là dạng không khuếch tán được, điều này sẽ cản trở việc ammoniac phân tán vào máu.Sự acide hóa môi trường trong ruột sẽ làm kích thích nhu động ruột, điều này cho phép đào thải ammoniac ra khỏi cơ thể nhanh hơn.Dược động họcLactulose là một disaccharide tổng hợp. Sau khi uống, chất này đi qua phần trên của ống tiêu hóa mà không bị thay đổi, không bị hấp thu. Ở kết tràng, dưới tác dụng của các vi khuẩn phân giải đường, lactulose được chuyển thành các acide hữu cơ (acide lactique và acide acétique), các chất này sau đó được đào thải qua phân.
Cách dùng Davylac
Đường sử dụng: uống hoặc bơm hậu môn.Duphalac có thể được uống nguyên chất hoặc pha loãng với thức uống.Một muỗng canh Duphalac dung dịch uống bằng 1 gói, bằng 10 g lactulose.Táo bónLiều dùng nên được điều chỉnh ở từng bệnh nhân theo kết quả điều trị thu được.Liều trung bình hàng ngày như sau:– Nhũ nhi từ 0 đến 12 tháng: 1 muỗng café/ngày.– Trẻ từ 1 đến 6 tuổi: 1 đến 2 muỗng café/ngày.– Trẻ từ 7 đến 14 tuổi:Điều trị tấn công: 1 gói/ngày, hay 1 muỗng canh/ngày,Điều trị duy trì: 2 muỗng café/ngày.– Người lớn:Điều trị tấn công: 1 đến 3 gói/ngày, hay 1 đến 3 muỗng canh/ngày,Điều trị duy trì: 2 đến 5 muỗng café/ngày.Giảm liều nếu bị tiêu chảy.Bệnh não ganTrong mọi trường hợp, liều lý tưởng là liều giúp cho đi phân mềm 2 lần/ngày.Thời gian điều trị thay đổi theo triệu chứng bệnh.– Điều trị ngoại trú:Người lớn: 1 đến 2 gói x 3 lần/ngày, điều trị dài hạn.– Điều trị ở bệnh viện trường hợp bệnh nhân bị hôn mê hoặc tiền hôn mê:Điều trị tấn công bằng cách cho vào ống thông dạ dày hoặc thụt rửa:– Thông dạ dày: 6-10 gói, nguyên chất hoặc pha loãng với nước,– Thụt rửa với ống thông có bong bóng : pha 300 ml thuốc với 700 ml nước ấm và thụt giữ trong 20 phút đến 1 giờ; sau 12 giờ có thể lặp lại thao tác nếu cần.Điều trị chuyển tiếp đường uống: 1 đến 2 gói x 3 lần/ngày.
Chống chỉ định với Davylac
Các bệnh lý đại tràng viêm thực thể (như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…), hội chứng tắc hoặc bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. Chế độ kiêng galactose do trong thành phần của thuốc có một loại đường tương tự (8%).
Tương tác thuốc của Davylac
Do tác dụng làm giảm pH trong đại tràng của lactulose, những dược phẩm phụ thuộc vào pH ở đại tràng để được phóng thích (như 5-ASA) có thể bị mất hoạt tính.
Tác dụng phụ của Davylac
Trướng bụng và phân lỏng: các rối loạn này có thể xảy ra vào thời gian đầu điều trị, các hiện tượng này sẽ ngưng khi điều chỉnh liều thích hợp. Hiếm khi bị ngứa, đau hậu môn, sụt cân vừa phải.
Đề phòng khi dùng Davylac
Không nên điều trị táo bón bằng thuốc dài hạn. Dùng thuốc trong chứng táo bón chỉ là một hỗ trợ cho việc điều trị bằng chế độ vệ sinh và ăn uống: Ăn thức ăn giàu chất sợi và uống nhiều nước, Tăng vận động và tập thói quen đi cầu. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, chỉ kê toa thuốc nhuận trường khi thật sự cần thiết, do có nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường ở trẻ. Có thể kê toa Duphalac dạng dung dịch cho bệnh nhân tiểu đường, do trong thành phần không có glucose. * Không dùng Duphalac trong những trường hợp: - Bệnh galactose máu. - Tắc nghẽn ruột. - Quá nhạy cảm đối với một trong các thành phần của thuốc. * Thận trọng khi dùng: - Nếu thấy không hiệu quả sau vài ngày điều trị táo bón hoặc tái phát sau khi điều trị thì phải đi khám thầy thuốc. - Nếu dùng cho bệnh nhân không dung nạp lactose, cần cân nhắc lượng lactose chứa trong thuốc. - Liều sử dụng bình thường trong táo bón không thành vấn đề đối với người bệnh tiểu đường. Liều điều trị ở người (tiền) hôn mê gan thường cao hơn và cần nên cân nhắc.
Dùng Davylac theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lactulose
Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Lactulose
Dược lực của Lactulose
Thuốc nhuận trường thẩm thấu, hạ ammoniac huyết. Lactulose là một disacharid tổng hợp, chứa galactose và fructose, được chuyển hoá bởi các vi khuẩn đường ruột thành acid lactic và một lượng nhỏ acid acetic và acid formic.
Dược động học của Lactulose
Lactulose là một disaccharide tổng hợp. Sau khi uống, chất này đi qua phần trên của ống tiêu hóa mà không bị thay đổi, không bị hấp thu. Ở kết tràng, dưới tác dụng của các vi khuẩn phân giải đường, lactulose được chuyển thành các acide hữu cơ (acide lactique và acide acétique), các chất này sau đó được đào thải qua phân.
Tác dụng của Lactulose
Lactulose bị thủy phân bởi các enzyme của vi khuẩn thành các acide hữu cơ, gây giảm pH ở đoạn giữa của kết tràng. Do sự hấp thu ammoniac ở ruột tăng theo pH, việc pH ở kết tràng giảm dưới tác dụng của lactulose sẽ kéo theo giảm hấp thu ammoniac. pH ở kết tràng giảm do lactulose kéo theo sự khuếch tán của ammoniac từ máu vào ruột. Mặt khác trong môi trường acide, ammoniac ở kết tràng (NH3), là dạng có thể khuếch tán được sẽ chuyển thành muối ammoni (NH4) là dạng không khuếch tán được, điều này sẽ cản trở việc ammoniac phân tán vào máu. Sự acide hóa môi trường trong ruột sẽ làm kích thích nhu động ruột, điều này cho phép đào thải ammoniac ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
Chỉ định khi dùng Lactulose
- Ðiều trị triệu chứng táo bón. - Bệnh não gan.
Cách dùng Lactulose
Ðường sử dụng: uống hoặc bơm hậu môn. Lactulose có thể được uống nguyên chất hoặc pha loãng với thức uống. Táo bón: Liều dùng nên được điều chỉnh ở từng bệnh nhân theo kết quả điều trị thu được. Liều trung bình hàng ngày như sau: Người lớn: - Điều trị tấn công: 1 đến 3 gói/ngày. - Điều trị duy trì: 1 đến 2 gói/ngày. Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi: - điều trị tấn công: 1 gói/ngày. Giảm liều nếu bị tiêu chảy. Bệnh não gan: Trong mọi trường hợp, liều lý tưởng là liều giúp cho đi phân mềm 2 lần/ngày.Thời gian điều trị thay đổi theo triệu chứng bệnh. Ðiều trị tấn công bằng cách cho vào ống thông dạ dày hoặc thụt rửa: - Thông dạ dày: 6-10 gói, nguyên chất hoặc pha loãng với nước. - Thụt rửa với ống thông có bong bóng: pha 300 ml thuốc với 700ml nước ấm và thụt giữ trong 20 phút đến 1 giờ; sau 12 giờ có thể lặp lại thao tác nếu cần. Ðiều trị chuyển tiếp: 1 đến 2 gói x 3 lần/ngày.
Thận trọng khi dùng Lactulose
Không nên điều trị táo bón bằng thuốc dài hạn. Dùng thuốc trong chứng táo bón chỉ là một hỗ trợ cho việc điều trị bằng chế độ vệ sinh và ăn uống: - Ăn thức ăn giàu chất sợi và uống nhiều nước. - Tăng vận động và tập thói quen đi cầu. Ở nhũ nhi và trẻ em, chỉ kê toa thuốc nhuận trường khi thật sự cần thiết, do có nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường ở trẻ. Có thể kê toa Lactulose dạng dung dịch cho bệnh nhân tiểu đường, do trong thành phần không có glucose.
Chống chỉ định với Lactulose
- Các bệnh lý đại tràng viêm thực thể (như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn...), hội chứng tắc hoặc bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. - Chế độ kiêng galactose do trong thành phần của thuốc có một loại đường tương tự (8%).
Tương tác thuốc của Lactulose
Không dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng khác, vì gây đại tiện nhiều, làm khó xác định chính xác liều lactulose cho điều trị bệnh não do gan. Một số thuốc kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột của lactulose. Một số thuốc kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột giúp chuyển hoá lactulose, tuy nhiên neomycin có thể dùng đồngthời trong điều trị bệnh não do gan.
Tác dụng phụ của Lactulose
- Trướng bụng và phân lỏng: các rối loạn này có thể xảy ra vào thời gian đầu điều trị, các hiện tượng này sẽ ngưng khi điều chỉnh liều thích hợp. - Hiếm khi bị ngứa, đau hậu môn, sụt cân vừa phải.
Quá liều khi dùng Lactulose
Triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, nhiễm kiềm do giảm cloro huyết, mất nước, hạ huyết áp, giảm kali huyết. Xử lý: ngưng điều trị.