Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Chloramphenicol
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Chloramphenicol
Dược lực của Chloramphenicol
Chloramphenicol là kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
Dược động học của Chloramphenicol
- Hấp thu: Cloraphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Cloramphenicol palmitat thuỷ phân trong đường tiêu hoá và được hấp thu dưới dạng cloramphenicol tự do. Sau khi dùng tại chỗ ở mắt, cloramphenicol được hấp thu vào thuỷ dịch. - Phân bố: Cloramphenicol được phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thuỷ dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Cloramphenicol gắn kết với khoảng 60% với protein huyết tương. - Chuyển hoá: Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase. - Thải trừ: Khoảng 68-99% một liều uống cloramphenicol thải trừ trong nước tiểu trong 3 ngày, 5-15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nwocs tiểu qua lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng những chất chuyển hoá không hoạt tính.
Tác dụng của Chloramphenicol
Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao. Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc cũng có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin. Cloramphenicol cũng có ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nahnh của động vật có vú. Cloramphenicol có thể gây ức chế tuỷ xương và có thể không hồi phục được. Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trwocs khi kháng nguyên kích thích cơ thể, tuy vậy đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên. Thuốc không có tác dụng với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít tác dụng đối với nấm.
Chỉ định khi dùng Chloramphenicol
- Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí & lệ đạo.- Phòng ngừa nhiễm trùng trước & sau mổ, bỏng hóa chất & các loại bỏng khác. - Những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, viêm màng não và những nhiễm khuẩn khác do Haemophilus influenzae khi các kháng sinh aminopenicilin, gentamicin và một số cephalosporin thế hệ 3 không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.- Nhiễm khuẩn do Rickettsia khi không thể dùng tetracyclin.- Mắt hột & zona mắt.- Bơm rửa hệ thống dẫn lưu nước mắt với mục đích điều trị hay phòng ngừa.
Cách dùng Chloramphenicol
Thuốc nhỏ mắt: Nhỏ 1 giọt/lần x 2-4 lần/ngày.Cấp tính: nhỏ 1 giọt/giờ.Chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ em. Thuốc uống:- Người lớn: Uống 250mg/lần x 4 lần/ngày.- Trẻ em: Uống 50 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần.
Thận trọng khi dùng Chloramphenicol
Không nên mang kính áp tròng. Không dùng > 10 ngày. Có thai, cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định với Chloramphenicol
Quá mẫn với thành phần thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn. Suy gan nặng. Bệnh về máu nặng do tủy xương. Sơ sinh. Tiền sử gia đình có suy tủy xương.
Tương tác thuốc của Chloramphenicol
Không dùng với kháng sinh diệt khuẩn, thuốc có tác động trên hệ tạo máu, sulphonylurea, coumarin, hydantoin & methotrexate.
Tác dụng phụ của Chloramphenicol
Phản ứng có hại: Cảm xót nhẹ thoáng qua, vị đắng khi xuống miệng. Cá biệt: loạn sản máu bất hồi phục một phần, viêm dây thần kinh có hồi phục.
Quá liều khi dùng Chloramphenicol
Những triệu chứng quá liều gồm thiếu máu, nhiễm toan chuyển hoá, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp. Điều trị triệu chứng sau khi rửa dạ dày.
Đề phòng khi dùng Chloramphenicol
Cần xét nghiệm máu đầy đủ
Dùng Chloramphenicol theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Miconazole
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Miconazole nitrate
Dược lực của Miconazole
Miconazole là thuốc chống nấm loại imidazol.
Dược động học của Miconazole
- Hấp thu: Miconazole hấp thu không hoàn toàn qua đường uống, sinh khả dụng vào khoảng 25 - 30%. sau khi uống liều 1 g, nồng độ trong huyết tương đạt cao hơn 1 mcg/ml. - Phân bố: Trong máu, có khoảng 90% miconazol gắn với protein huyết tương. - Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chủ yếu qua gan thành các chất không còn có tác dụng. - Thải trừ: Khoảng 50% liều uống được đào thải theo phân dưới dạng không đổi và có 20 - 30% được đào thải qua nước tiểu dưới dạng chuyển hoá. Ở dạng tiêm tĩnh mạch, có từ 10 - 20% thuốc được đào thải qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá.
Tác dụng của Miconazole
Miconazol là thuốc imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm đối với các loại như: Aspergillus, Blastomyces, Candida, Cladosporium, Coccidioides, Epidermophyton, Histoplasma, Madurella, Pityrosporon, Microsporon,Paracoccidioides, Phialophora, Pseudallescheria và Trichophyton. Miconazol cũng có tác dụng với vi khuẩn gram dương. Miconazol ức chế sinh trưởng của tế bào vi khuẩn nấm. Khi dùng ngoài, miconazol ức chế tổng hợp ergesterol ở màng tế bào nấm gây ức chế sự sinh trưởng của tế bào vi khuẩn nấm.
Chỉ định khi dùng Miconazole
Thoa tại chỗ trong điều trị bệnh nấm chân, nấm bẹn, nấm thân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes & T. floccosum & trong điều trị bệnh lang ben.
Cách dùng Miconazole
Thoa lượng kem vừa đủ lên vùng cơ thể bị nấm 2 lần/ngày (nấm chân, nấm thân & bệnh da do Candida) 1 lần/ngày (lang ben). Nên điều trị kéo dài đến 2 tuần (nấm bẹn, nấm thân & Candida), 1 tháng (nấm chân) để tránh tái phát. Nếu không cải thiện sau 1 tháng cần xem lại chẩn đoán.
Thận trọng khi dùng Miconazole
Trẻ em > 2 tuổi.
Chống chỉ định với Miconazole
Quá mẫn cảm với thuốc.
Tương tác thuốc của Miconazole
Kích hoạt tác dụng của các thuốc chống đông máu đường uống( coumarin và warfarin), cụ thể dùng miconazol đường tiêm tĩnh mạch, đường uống, gel thoa miệng đều có thể gây xuất huyết trầm trọng do làm tăng dạng tự do tuần hoàn trong máu và ức chế chuyển hoá warfarin. Với astemizol, cisaprid hoặc terfenadin: tăng nguy cơ gây nhịp nhanh thất, rung thất. Với phenytoin: tăng hàm lượng phenytoin trong huyết tương đến mức gây độc do ức chế chuyển hoá phenytoin ở gan. Với sulfamid hạ đường huyết: tăng tác dụng hạ đường huyết, gây hạ đường huyết trầm trọng thậm chí hôn mê. Carbamazepin: dùng đồng thời với miconazol có thể gây tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Miconazole
Hiếm gặp kích ứng tại chỗ.
Quá liều khi dùng Miconazole
Rửa dạ dày, sau đó điều trị các triệu chứng.
Bảo quản Miconazole
Thuốc độc bảng B. Thành phần giảm độc: thuốc đặt có hàm lượng tối đa là 100 mg, thuốc viên có hàm lượng tối đa là 150 mg. Bảo quản tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.