Dermal SA

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Betamethasone, Salicylic acid
Dạng bào chế
Thuốc mỡ
Dạng đóng gói
Hộp 1 tuýp 15g
Hàm lượng
15g
Sản xuất
Raza Manufacturing Berhad - MỸ
Đăng ký
Raza Manufacturing Berhad - MỸ
Số đăng ký
VN-5598-01
Chỉ định khi dùng Dermal SA
Vẩy nến, viêm da dị ứng mạn tính, viêm da thần kinh, lichen phẳng, eczema, viêm da tiết bã ở da đầu, bệnh vẩy cá thông thường & các tình trạng vẩy cá khác.
Cách dùng Dermal SA
Thoa 1 lớp mỏng lên vùng da bệnh, 1-2 lần/ngày, tối đa 60 g/tuần.
Chống chỉ định với Dermal SA
Sang thương da nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus chưa được điều trị, trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng.
Tác dụng phụ của Dermal SA
Cảm giác bỏng, châm chích, kích ứng, khô da, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng mụn, giảm sắc tố da, viêm da quanh miệng, viêm da dị ứng tiếp xúc, lột da, bội nhiễm, teo da, bệnh kê.
Đề phòng khi dùng Dermal SA
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo trong tai liên tục).
Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng.
Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Betamethasone

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần
Betamethasone dipropionate
Dược lực của Betamethasone
Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.
Betamethasone là một corticosteroid thượng thận có tính kháng viêm. Betamethasone có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng, được dùng điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid .
Là một glucocorticoide, Betamethasone gây hiệu quả chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoide cao và hoạt tính minéralocorticoide thấp.
Dược động học của Betamethasone
- Hấp thu: Betamethason dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có 1 lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tácdụng kéo dài hơn.
- Phân bố: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason liên kết rộng rãi với protein huyết tương chủ yếu là globulin còn với albumin thì ít hơn.
- Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chậm, chủ yếu chuyển hoá ở gan nhưng cũng có cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
- Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng của Betamethasone
Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể.
Betamethason có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.
Do ít có tác dụng mineralocorticoid nên betamethason rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi.
Liều cao, betamethason có tác dụng ức chế miễn dịch.
Chỉ định khi dùng Betamethasone
Ðược sử dụng trong bệnh nội tiết, cơ-xương, rối loạn chất tạo keo, da, dị ứng, mắt, hô hấp, máu, ung thư và những bệnh khác có đáp ứng với điều trị corticosteroid .
Rối loạn nội tiết tố: thiểu năng vỏ thượng thận sơ cấp hoặc thứ cấp (dùng kết hợp với minéralocorticọde, nếu có thể được); tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ; viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng calci huyết có liên quan đến ung thư.
Rối loạn về cơ-xương: được dùng như một điều trị bổ sung trong thời gian ngắn (giúp cho bệnh nhân khắc phục qua giai đoạn cấp tính và lan tràn) trong chứng thấp khớp do bệnh vẩy nến; viêm khớp dạng thấp (trong một số trường hợp có thể dùng liều duy trì thấp); viêm dính khớp sống; viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp; viêm gân màng hoạt dịch cấp tính không đặc hiệu; bệnh thống phong; bệnh thấp cấp tính và viêm màng hoạt dịch.
Bệnh của chất tạo keo: trong thời kỳ lan tràn hoặc trong điều trị duy trì một số trường hợp lupus ban đỏ toàn thân, viêm cơ tim cấp tính do thấp khớp, xơ cứng bì và viêm da-cơ.
Khoa da: bệnh Pemphigus; viêm da mụn nước dạng herpes; hồng ban đa dạng nghiêm trọng (hội chứng Stevens-Johnson); viêm da tróc vẩy; u sùi dạng nấm; bệnh vẩy nến nặng; eczéma dị ứng (viêm da mãn tính) và nổi mề đay.
Các trường hợp dị ứng: được dùng trong những trường hợp bị dị ứng nặng hoặc thất bại sau các điều trị thông thường, như là những trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc dai dẳng, polyp mũi, hen phế quản (bao gồm suyễn), viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (viêm da thần kinh), các phản ứng thuốc và huyết thanh.
Mắt: những tiến trình viêm và dị ứng cấp và mãn, trầm trọng liên quan đến mắt và các cấu trúc của mắt như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, loét mép giác mạc dị ứng, herpès zona ở mắt, viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm hắc võng mạc, viêm phần trước, viêm màng mạch nho và viêm mạch mạc trước lan tỏa ra sau, viêm dây thần kinh mắt, viêm mắt giao cảm ; viêm võng mạc trung tâm ; viêm thần kinh sau nhãn cầu.
Hô hấp: bệnh sarcọdose có triệu chứng; hội chứng Loeffler không kiểm soát được bằng các phương pháp khác; ngộ độc berylium; phối hợp với hóa trị liệu trong điều trị bệnh lao phổi cấp và lan tỏa; tràn khí màng phổi; xơ hóa phổi.
Máu: giảm tiểu cầu tự phát và thứ phát ở người lớn; thiếu máu tán huyết tự miễn dịch; giảm nguyên hồng cầu và thiếu máu do giảm sản do di truyền; phản ứng với đường tiêm truyền.
Ung thư: điều trị tạm thời ung thư máu và u bạch huyết bào ở người lớn và ung thư máu cấp tính ở trẻ em.
Trạng thái phù: lợi tiểu hoặc làm giảm protéine niệu không gây tăng urê huyết trong hội chứng thận hư nguyên phát hoặc do lupus ban đỏ; phù mạch.
Các chỉ định khác: lao màng não có tắc nghẽn hoặc nguy cơ tắc nghẽn dưới màng nhện, sau khi đã điều trị bằng hóa liệu pháp kháng lao tương ứng; viêm đại tràng loét; liệt Bell's.
Cách dùng Betamethasone
Liều dùng thay đổi tùy theo từng loại bệnh, mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của bệnh nhân.
Liều khởi đầu của Betamethasone có thể thay đổi từ 0,25 đến 8mg/ngày, tùy theo chứng bệnh đang điều trị. Trong những trường hợp nhẹ, thường chỉ dùng liều khởi đầu thấp là đủ, ngoại trừ ở một số bệnh nhân phải dùng liều cao.
Liều khởi đầu nên được duy trì hoặc điều chỉnh đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Nếu sau một thời gian mà vẫn chưa đạt được hiệu quả lâm sàng thỏa đáng, phải ngưng Celestone và chuyển sang điều trị khác.
Ở trẻ em, liều uống khởi đầu thường thay đổi từ 17,5 đến 200mcg (0,0017-0,25mg)/kg cân nặng/ngày hoặc 0,5 đến 7,5mg/m2 cơ thể/ngày. Liều dùng cho trẻ em phải được kiểm soát chặt chẽ theo những điều kiện cân nhắc như ở người lớn hơn là bám sát vào tỷ lệ tuổi tác hoặc cân nặng.
Khi đã nhận được đáp ứng thích hợp thì cần xác định liều duy trì bằng cách giảm liều dần dần để đạt được liều tối thiểu có hiệu lực lâm sàng.
Trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, nếu bệnh tự thuyên giảm, nên ngưng điều trị.
Liều Celestone có thể được tăng lên trong trường hợp bệnh nhân phải tiếp xúc với các stress khác không liên quan đến bệnh đang được điều trị. Trong trường hợp sau khi điều trị lâu dài, nếu muốn ngưng thuốc phải giảm liều từ từ.
Liều khuyến cáo cho các chứng bệnh như sau:
Viêm thấp khớp và các thương tổn khớp khác: liều khởi đầu hàng ngày từ 1 đến 2,5mg, đến khi nhận được đáp ứng tốt, thường sau 3 hoặc 4 ngày, hoặc 7 ngày. Mặc dù nói chung không cần sử dụng liều cao nhưng có thể dùng để tạo ra đáp ứng mong muốn ban đầu. Nếu sau 7 ngày mà không có đáp ứng, nên chẩn đoán lại. Khi đã có sự đáp ứng thỏa đáng, nên giảm liều xuống 0,25mg mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì thích hợp, thường từ 0,5 đến 1,5mg/ngày. Trong bệnh thống phong cấp tính, việc điều trị phải được tiếp tục trong vài ngày mặc dù các triệu chứng đã thuyên giảm. Ðiều trị bằng corticọde ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không ngăn ngừa việc phối hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác được chỉ định.
Thấp khớp cấp tính : liều khởi đầu hàng ngày từ 6 đến 8 mg. Khi đã kiểm soát được đầy đủ chứng bệnh, liều tổng cộng hàng ngày giảm xuống 0,25 đến 0,5mg/ngày đến khi đạt liều duy trì thỏa đáng và tiếp tục với liều này trong 4 đến 8 tuần lễ hoặc lâu hơn nữa. Khi ngưng trị liệu, nên dùng lại thuốc nếu xuất hiện lại sự tái kích hoạt lại căn bệnh.
Viêm màng hoạt dịch: liều khởi đầu từ 1 đến 2,5mg/ngày, nên chia ra nhiều lần. Thường sau 2 đến 3 ngày sẽ nhận được đáp ứng lâm sàng, giảm liều từ từ trong vài ngày tiếp theo và sau đó ngưng thuốc. Thường chỉ cần một đợt điều trị ngắn; nếu có tái phát, tiến hành đợt điều trị thứ hai.
Tình trạng hen suyễn: 3,5 đến 4,5mg/ngày, trong 1 hoặc 2 ngày để giảm cơn; sau đó giảm liều xuống 0,25 đến 0,5mg/cách ngày đến khi đạt liều duy trì hoặc là ngưng điều trị.
Suyễn mãn tính khó trị: bắt đầu ở liều 3,5mg (hoặc hơn)/ngày đến khi có đáp ứng hoặc dùng suốt trong 7 ngày; sau đó giảm 0,25 đến 0,5mg/ngày đến khi đạt được liều duy trì.
Khí phế thủng hoặc xơ hóa phổi: thường bắt đầu từ 2 đến 3,5mg/ngày (chia nhiều lần) trong vài ngày cho đến khi có đáp ứng; sau đó giảm 0,5mg trong mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì, thường là 1 đến 2,5mg.
Bệnh dị ứng bụi hay phấn hoa khó trị: nên định hướng điều trị để giảm triệu chứng bệnh trong giai đoạn cao điểm. Ngày thứ nhất: dùng liều 1,5 đến 2,5mg/ngày, chia làm nhiều lần; sau đó giảm dần 0,5mg mỗi ngày đến khi triệu chứng phát lại. Liều được điều chỉnh và sau đó duy trì ở liều này trong suốt đợt bệnh (thường không quá 10 đến 14 ngày) và sau đó ngưng thuốc. Chỉ dùng Celestone để hỗ trợ các trị liệu kháng dị ứng thích hợp khác khi có yêu cầu.
Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nhìn chung, liều khởi đầu từ 1 đến 1,5mg x 3 lần/ngày trong vài ngày là thích hợp; mặc dù đôi khi có thể cần liều cao hơn để đạt được đáp ứng thỏa đáng. Sau đó giảm liều từ từ đến liều duy trì vừa đủ (thường từ 1,5 đến 3mg/ngày).
Bệnh da: liều khởi đầu từ 2,5 đến 4mg/ngày, đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Sau đó giảm 0,25 đến 0,5mg mỗi 2 hoặc 3 ngày cho đến khi đạt đến liều duy trì.
Trong các rối loạn ngắn hạn và tự hạn chế: thường có thể ngưng thuốc mà không gây tái phát sau khi kiểm soát được căn bệnh trong vòng vài ngày. Liều lượng rất thay đổi trong các điều trị dài hạn.
Trong những rối loạn trên, thầy thuốc nên tham khảo thêm tài liệu điều trị.
Viêm mắt (hậu phòng): liều khởi đầu từ 2,5 đến 4,5mg/ngày, chia làm nhiều lần, đến khi đạt sự kiểm soát mong muốn, hoặc điều trị trong vòng 7 ngày. Sau đó giảm 0,5mg mỗi ngày đến liều duy trì để điều trị các rối loạn mãn tính. Thông thường ở những bệnh cấp tính hay tự hạn chế, người ta ngưng thuốc sau một khoảng thời gian thích hợp.
Hội chứng sinh dục-thượng thận: liều dùng thay đổi tùy theo cơ địa và được điều chỉnh để duy trì nồng độ 17-kétostérọde niệu nằm trong giới hạn bình thường, và thường có hiệu quả ở liều 1 đến 1,5mg/ngày, chia nhiều lần.
Liều một lần trong ngày: để tạo thuận lợi cho bệnh nhân đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc cải thiện liều, liều duy trì hàng ngày có thể được dùng một lần vào mỗi sáng sớm.
Ðiều trị cách ngày: không được áp dụng cho liệu pháp corticosteroid vì Betamethasone có thời gian bán hủy dài (từ 36 đến 54 giờ), với tác dụng ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Nếu điều trị trong thời gian dài, nên xem xét dùng chế độ liều xen kẽ Betamethasone với một tác động adrénocorticọde tức thời (như prednisone, prednisolone hoặc méthylprednisolone).
Thận trọng khi dùng Betamethasone
Ðiều chỉnh liều tùy theo mức độ giảm hoặc tăng bệnh, đáp ứng của từng cơ địa, trong những trường hợp bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bị thương hoặc trải qua phẫu thuật. Cần phải giám sát đến 1 năm trong trường hợp ngưng liệu pháp corticọde dài hạn hay ở liều cao.
Corticọde có thể che khuất một vài dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Khi sử dụng corticọde, khả năng đề kháng của cơ thể giảm và không có khả năng khu trú nhiễm trùng.
Sử dụng lâu dài corticọde có thể gây đục thủy tinh thể dưới bao (đặc biệt ở trẻ em), bệnh tăng nhãn áp có thể gây nguy hại đến thần kinh mắt và có thể làm tăng các nhiễm trùng nấm hoặc virus thứ phát ở mắt.
Ở liều trung bình và liều cao, corticọde có thể làm tăng huyết áp và tăng giữ muối nước, và tăng bài tiết kali. Những tác động này hầu như ít xảy ra đối với các dẫn xuất tổng hợp ngoại trừ dùng ở liều cao. Nên áp dụng chế độ ăn hạn chế muối và giàu kali. Tất cả corticọde đều làm tăng bài tiết calci.
Không được chủng ngừa đậu mùa trong quá trình điều trị bằng corticọde. Cũng không nên dùng các liệu pháp gây giảm miễn dịch trong liệu pháp corticọde, đặc biệt ở liều cao, vì có khả năng gây các rối loạn thần kinh và làm mất tính đáp ứng của kháng thể. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng corticọde như một liệu pháp thay thế (chẳng hạn trong bệnh Addison) vẫn có thể dùng liệu pháp miễn dịch.
Bệnh nhân dùng những liều corticọde gây giảm đáp ứng miễn dịch cần lưu ý tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu và sởi; nếu phải tiếp xúc với những môi trường này, cần có ý kiến của Bác sĩ. Ðiều này đặc biệt quan trọng ở trẻ em.
Ðiều trị bằng corticọde trong bệnh lao thể hoạt động, nên giới hạn ở thể lao cấp và lan tỏa trong đó corticọde được dùng phối hợp với một chế độ kháng lao thích hợp.
Ở những bệnh nhân dùng corticọde điều trị lao tiềm tàng hoặc phản ứng với lao tố, cần phải quan sát kỹ vì có thể xảy ra phản ứng. Trong suốt quá trình điều trị dài hạn bằng corticọde, bệnh nhân nên được dùng hóa dự phòng. Nếu dùng rifampine để dự phòng, thì chú ý đến tác dụng của nó làm tăng chuyển hóa thanh thải corticọde ở gan, có thể cần điều chỉnh liều corticọde.
Trong trị liệu, nên dùng liều corticọde thấp nhất có thể; khi có thể giảm liều, nên giảm từ từ.
Nếu giảm nhanh liều coriticọde, có thể gây suy thượng thận thứ phát do thuốc và nguy cơ này có thể giảm thiểu bằng cách ngưng thuốc từ từ. Suy thượng thận có thể kéo dài nhiều tháng sau khi ngưng trị liệu; do đó, nếu có stress trong thời gian này, nên dùng lại liệu pháp corticọde. Nếu bệnh nhân đã dùng liệu pháp corticọde trước đó, liều có thể được tăng lên. Nên dùng đồng thời muối và/hoặc liệu pháp minéralocorticọde bởi vì sự tiết minéralocorticọde có thể bị suy giảm.
Hiệu quả corticọde có thể được tăng lên ở những bệnh nhân thiểu năng tuyến giáp hoặc bị xơ gan.
Sử dụng thận trọng corticọde ở những bệnh nhân bị herpes simplex vì có thể gây thủng giác mạc.
Các rối loạn tâm thần có thể xảy ra trong liệu pháp corticọde, đồng thời có thể làm nặng thêm các bất ổn tâm lý và khuynh hướng bị bệnh tâm thần.
Corticọde nên được sử dụng thận trọng trong viêm loét đại tràng không đặc hiệu, nếu có nguy cơ bị thủng, áp-xe hoặc nhiễm trùng mưng mủ, viêm túi thừa, vừa qua phẫu thuật nối ruột; loét dạ dày đã thể hiện hoặc tiềm tàng; suy thận; cao huyết áp; loãng xương và nhược cơ nặng.
Do biến chứng của liệu pháp glucocorticọde tùy thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị, cho nên việc quyết định điều trị có thể có lợi hoặc hại khác nhau ở từng bệnh nhân.
Vì việc sử dụng corticọde có thể gây rối loạn mức độ tăng trưởng và ức chế sự sản xuất corticọde nội sinh ở trẻ em. Do đó cần thận trọng ở những bệnh nhân điều trị dài hạn.
Corticọde có thể làm thay đổi tính di động và số lượng tinh trùng ở một vài bệnh nhân.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Do chưa có công trình nghiên cứu, việc sử dụng Celestone trong thời kỳ có thai và thời kỳ nuôi con bú nên được cân nhắc giữa lợi ích trị liệu và những nguy cơ khi sử dụng thuốc ở người mẹ, bào thai hoặc đứa bé. Ðứa bé có mẹ dùng nhiều liều corticọde phải được quan sát cẩn thận về những dấu hiệu suy thượng thận.
Chống chỉ định với Betamethasone
Những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân, phản ứng nhạy cảm với Betamethasone hoặc với các corticọde khác hoặc với bất cứ thành phần nào của Celestone.
Tương tác thuốc của Betamethasone
Sử dụng đồng thời với phenobarbital, phenytọne, rifampicine hoặc ephedrine có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid , làm giảm tác dụng điều trị.
Bệnh nhân dùng đồng thời corticọde và estrogene nên được theo dõi về khả năng tăng hiệu quả của corticọde.
Sử dụng đồng thời corticosteroid và thuốc lợi tiểu giảm kali có thể gây hạ kali huyết. Sử dụng đồng thời corticosteroid với các glucoside trợ tim có thể làm tăng khả năng gây loạn nhịp hoặc độc tính của digitalis có liên quan đến việc hạ kali huyết. corticosteroid có thể làm tăng việc hạ kali huyết gây bởi amphotericine B. Trong tất cả các bệnh nhân dùng phối hợp các loại thuốc trên, cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ kali.
Dùng đồng thời corticọde với thuốc chống đông máu loại coumarine có thể làm tăng hay giảm hiệu quả chống đông. Trường hợp này cần phải điều chỉnh liều lượng.
Phối hợp của thuốc kháng viêm không stérọde hoặc rượu với glucocorticosteroide có thể gây tăng loét dạ dày ruột.
Corticọde có thể làm giảm nồng độ salicylate trong máu.
Trong bệnh giảm prothrombine trong máu, nên thận trọng khi phối hợp acide acétyl salicylique với corticọde.
Có thể cần điều chỉnh liều lượng thuốc chống đái tháo đường khi có phối hợp với corticọde. Dùng đồng thời liệu pháp glucocorticọde có thể ức chế hiệu quả của somatotropine.
Các tương tác trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm: corticọde có thể ảnh hưởng trên thử nghiệm nitro-blue tetrazolium đối với nhiễm khuẩn và tạo ra kết quả âm tính giả tạo.
Tác dụng phụ của Betamethasone
Những tác dụng bất lợi của Celestone cũng giống như đối với các loại corticọde khác, có liên quan đến liều lượng và thời gian điều trị. Thông thường những tác dụng này là có thể hồi phục hoặc giảm bớt bằng cách giảm liều ; nói chung, tốt hơn nên ngưng thuốc trong những trường hợp này.
Rối loạn nước và điện giải: giữ muối và nước, suy tim sung huyết, mất kali, cao huyết áp, kiềm huyết giảm kali.
Trên hệ cơ xương: suy yếu cơ, bệnh lý cơ do corticosteroid , giảm khối lượng cơ, làm nặng thêm triệu chứng nhược cơ, loãng xương, gãy lún cột sống, hoại tử vô trùng đầu xương đùi và đầu xương cánh tay, gãy xương dài bệnh lý, đứt dây chằng.
Trên đường tiêu hóa: loét dạ dày với thủng hoặc xuất huyết, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
Bệnh về da: làm chậm sự lành vết thương, lên da non, da mỏng giòn; có đốm xuất huyết và mảng bầm máu; hồng ban ở mặt; tăng tiết mồ hôi; thay đổi các kết quả xét nghiệm da; dị ứng như viêm da dị ứng, nổi mề đay; phù mạch thần kinh.
Thần kinh: co giật; tăng áp lực nội sọ với phù gai thị (gây bướu giả ở não) thường sau khi điều trị; chóng mặt; nhức đầu.
Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt; hội chứng giống Cushing; làm giảm tăng trưởng của phôi trong tử cung hoặc sự phát triển của đứa bé; mất đáp ứng tuyến yên và thượng thận thứ phát, đặc biệt trong thời gian bị stress, ví dụ như chấn thương, giải phẫu hoặc bị bệnh; làm giảm dung nạp carbohydrate; các biểu hiện của bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, gây tăng nhu cầu về insuline hoặc các tác nhân hạ đường huyết trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Mắt: gây đục thủy tinh thể dưới bao, tăng nhãn áp, glaucome, chứng lồi mắt.
Chuyển hóa: Cân bằng nitrogene âm tính do dị hóa protéine.
Tâm thần: gây sảng khoái, cảm giác lâng lâng; các biểu hiện suy giảm tâm lý trầm trọng; thay đổi nhân cách; mất ngủ.
Các tác dụng khác: sốc phản vệ hoặc phản ứng tăng mẫn cảm.
Quá liều khi dùng Betamethasone
Triệu chứng: Quá liều cấp tính glucocorticọde (bao gồm Betamethasone) không dẫn đến tình trạng nguy kịch. Ngoại trừ ở liều cực cao, một vài ngày dùng glucocorticosteroide quá liều hầu như không gây ra các hậu quả nguy hại trừ những trường hợp thuộc về chống chỉ định đặc hiệu, như ở bệnh nhân đái tháo đường, glaucome hoặc viêm loét dạ dày, hoặc những bệnh nhân đang được điều trị bằng digitaline, chống đông máu loại coumarine hoặc thuốc lợi tiểu mất kali.
Ðiều trị: trường hợp bị quá liều cấp tính, nên điều trị tức khắc bằng cách gây nôn hoặc thụt rửa dạ dày. Mặc khác, nên có các điều trị thích hợp đối với các biến chứng do tác dụng chuyển hóa của corticọde, hoặc do tác dụng gây độc của bệnh gốc hoặc những bệnh cùng mắc đồng thời, hoặc những hậu quả do tương tác thuốc.
Đề phòng khi dùng Betamethasone
Nhiễm Herpes, viêm loét đại tràng không đặc hiệu, viêm ruột thừa, vừa qua phẫu thuật nối ruột; loét dạ dày; suy thận, cao huyết áp; loãng xương & nhược cơ nặng. Không chủng vaccine.
Bảo quản Betamethasone
Thuốc độc bảng B.
Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-30 độ C trong bao bì kín. Tránh ánh sáng và không để đông lạnh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Salicylic acid

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Acid salicylic
Dược lực của Salicylic acid
Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất ăn da.
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.
Dược động học của Salicylic acid
Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Tác dụng của Salicylic acid
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hoá), ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.
Acid salicylic làm mềm và phá huỷ lớp sừng bằng cách hydrat hoá nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hoá phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường.
Ở nồng độ cao acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì.
Thuốc có tác dụng chống nấm yếu nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.
Khôngdùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hoá và các mô khác.
Chỉ định khi dùng Salicylic acid
Thuốc dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác để điều trị triệu chứng các trường hợp:Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác. 
Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân. Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân. Trứng cá thường.

Cách dùng Salicylic acid
Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 - 3 lần/ngày.- Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.- Dạng thuốc gel: Trước khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.- Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô vùng da. Ngâm tẩm các mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo.- Các vết chai hoặc sẹo: Cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần, và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm tẩm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.- Các hạt mụn cơm: Tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm.- Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 - 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xối nước sạch.- Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những người bệnh bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn.
Thận trọng khi dùng Salicylic acid
Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ, không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.
Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít bị hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gan dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.
Chống chỉ định với Salicylic acid
Quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.
Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
Tương tác thuốc của Salicylic acid
Khi dùng chung với một loại thuốc nhỏ mắt khác, nên dùng cách nhau 15 phút.
Tác dụng phụ của Salicylic acid
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo trong tai liên tục).
Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng.
Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.
Quá liều khi dùng Salicylic acid
Khi uống phải acid salicylic, triệu chứng ngộ độc thường biểu hiện khác nhau tùy từng người như thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi. Phải rửa dạ dày và theo dõi pH huyết tương, nồng độ salicylat trong huyết tương và các chất điện giải. Có thể phải kiềm hóa nước tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylat trong huyết tương trên 500 mg/lít ở người lớn hoặc 300 mg/lít ở trẻ em.
Bảo quản Salicylic acid
Bảo quản dưới 25 độ C.