Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim…
– Phòng ung thư: Ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn thiếu để hỗ trợ sử dụng ngải cứu trong điều trị ung thư hoặc dự phòng.
– Điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước kỳ kinh để bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt.
–Sơ cứu vết thương: Bạn hãy giã lá ngải cứu và trộn với muối để cầm máu và giảm đau khi bị thương.
– Trị mụn và dưỡng da: Đắp mặt bằng ngải cứu tươi giã nát có thể giúp trị mụn và làm hồng da.
– Chữa suy nhược cơ thể: Món gà hầm ngải cứu có thể bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.
– Giảm mỡ bụng: Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng.
Ngải cứu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Các hóa chất trong ngải cứu có thể gây kích thích tử cung.
Liều dùng của ngải cứu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Ngải cứu có thể không an toàn nếu bạn dùng không đúng liều lượng. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dị ứng: Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae / Compositae. Các thành viên của họ thực vật Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.
Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt.
Cũng có một số nguồn thông tin cho rằng ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hazelnut, ô liu, cao su, đào, kiwi, hạt Micronesian gọi là Nangai và các cây khác từ chi Artemisia.
Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.
Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.
Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Hà thủ đô đỏ đã được sử dụng ở Trung Quốc vì làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ đô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.
Hà thủ đô đỏ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).
Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng hà thủ ô đỏ như một cách để hãm phanh quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.
– Hà thủ ô đỏ:Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
– Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
– Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.
Hà thủ đô đỏ được sử dụng ở liều hằng ngày từ 9 – 15g thảo mộc thô.
Liều dùng của hà thủ đô đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hà thủ đô đỏ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Hà thủ đô đỏ có dạng bào chế rễ cắt lát và dạng kết hợp với các thảo dược khác.
Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.