Dros-ta là thuốc trị co thắt cơ có nguồn gốc từ co thắt cơ trơn, được sử dụng để điều trị cơn co thắt tử cung, các cơn đau quặn thận, co thắt đường tiết niệu, sinh dục, cơn đau quặn mật. Bạn hãy tham khảo bài viết để sử dụng thuốc Dros-ta dúng cách.
Dros-ta là thuốc trị co thắt cơ do co thắt cơ trơn, được sử dụng để điều trị cơn co thắt tử cung (như thống kinh, động thai, co cứng tử cung), các cơn đau quặn thận, co thắt đường tiết niệu, sinh dục, cơn đau quặn mật như sỏi túi mật, viêm đường mật, hội chứng ruột kích thích, co thắt dạ dày.
Thuốc Dros-ta giúp cải thiện nhanh và hiệu quả các triệu chứng đau bụng do co thắt nhưng không làm che lấp các dấu hiệu bụng ngoại khoa.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Bạn dùng 3-6 viên/ngày (120-240mg/ngày), mỗi lần uống 1-2 viên.
Trẻ trên 6 tuổi: bạn cho trẻ dùng 2-5 viên/ngày (80-200mg/ngày), mỗi lần uống 1-2 viên.
Trẻ em từ 1-6 tuổi: bạn cho trẻ dùng 1-3 viên/ngày (40-120mg/ngày), mỗi lần uống 1 viên.
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Thuốc Dros-ta có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Khi dùng Dros-ta cùng với thuốc levodopa có thể làm giảm tác dụng chống Parkinson của levodopa. Bên cạnh đó, Dros-ta có thể tương tác với một số loại thuốc khác như atropine, diclofenac và diazepam.
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phản ứng dị ứng, nổi mẩn ngứa, mề đay. Bạn hãy thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng này không cải thiện hoặc trầm trọng hơn.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.