Điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn sau: – Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không giảm. – Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrbalis sản sinh beta– lactamase: Viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi– phế quản. – Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu– sinh dục bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta– lactamase: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ). – Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương. – Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương. – Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng. – Nhiễm khuẩn khác: Sản phụ khoa, ổ bụng.
Cách dùng Duobact
– Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi: + Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa:2 gói, cách 12 giờ/lần. + Nhiễm khuẩn nặng: 2 gói, cách 8 giờ/lần. – Trẻ em > 12 tuổi (dưới 40 kg thể trọng): Liều tính theo Amoxicillin: 20– 45 mg/kg/ngày, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, chia làm nhiều lần cách nhau 8– 12 giờ. Liều thông thường: + Trẻ em từ 6 – > 12 tuổi: 1 gói, cách 8 giờ/lần. + Trẻ em từ 2 – > 6 tuổi: 1/2 gói, cách 8 giờ/lần. + Trẻ em từ 9 tháng – > 2 tuổi: 1/4 gói, cách 8 giờ/lần. Nên uống thuốc vào đầu bữa ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày– ruột. Điều trị không được vượt quá 14 ngày mà không khám lại. QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Khi dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Tuy nhiên nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cá thể. Nguy cơ chắc chắn là tăng potassium huyết khi dùng liều rất cao vì Acid clavulanic được dùng dưới dạng muối potassium. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi hệ tuần hoàn.
Chống chỉ định với Duobact
– Mẫn cảm với nhóm Beta– lactam (các Penicillin, Cephalosporin). – Những người có tiền sử vàng da hoặc rối loạn gan mật do dùng Amoxicillin, Clavulanate hay các Penicillin.
Tương tác thuốc của Duobact
– Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothrombin. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu. – Thuốc có thể làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh. – Probenecid kéo dài thời gian đào thải của Amoxicillin nhưng không ảnh hưởng đến sự đào thải của Acid clavulanic.
Tác dụng phụ của Duobact
– Thường gặp: Tiêu chảy, ngoại ban, ngứa. – Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn, nôn, viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase. – Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens– Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Duobact
– Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan, suy thận. – Do thuốc có chứa Aspartame, tránh dùng trong trường hợp phenylketon niệu. THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ: – Tránh sử dụng AUMAKIN cho người mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do bác sỹ chỉ định. – Trong thời kỳ cho con bú có thể dùng AUMAKIN. Thuốc không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm do có một lượng rất nhỏ thuốc trong sữa.