Epokine

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Erythropoietin người tái tổ hợp
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm
Dạng đóng gói
Hộp 6 bơm tiêm (có thuốc)
Hàm lượng
1000đv
Sản xuất
Cheil Jedang Corp - HÀN QUỐC
Đăng ký
Cheil Jedang Corp - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-6835-02
Chỉ định khi dùng Epokine
- Điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh nhân suy thận mãn bao gồm bệnh nhân lọc máu và bệnh nhân không lọc máu.
- Thiếu máu ở bệnh nhân HIV.
- Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư do sử dụng hoá trị liệu.
- Giảm sự truyền máu ở bệnh nhân phẫu thuật.
- Thiếu máu ở trẻ sinh non.
Cách dùng Epokine
- Bệnh nhân trưởng thành lọc máu mãn tính: Tiêm 50 IU/kg/liều x 3 lần/tuần đường tĩnh mạch, 40 IU/kg/liều x 3 lần/tuần tiêm dưới da.
- Bệnh nhân không cần thiết lọc máu: Tiêm 75 - 100 IU/kg mỗi tuần.
- Bệnh nhân nhiễm HIV đang dùng zidovudine: 100 IU/kg x 3 lần/tuần tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, liều tối đa 300 IU/kg x 3 lần/tuần.
- Bệnh nhân ung thư đang hoá trị: 150 IU/kg x 3 lần/tuần tiêm dưới da.
- Truyền máu cho bệnh nhân phẫu thuật: 300 IU/kg/ngày tiêm dưới da trong 10 ngày trước mổ.
- Thiếu máu ở trẻ sinh non: 250 IU/kg x 3 lần/tuần tiêm dưới da từ tuần thứ 2 sau sinh & trong 8 tuần tiếp theo.
Chống chỉ định với Epokine
Không dùng thuốc cho các bệnh nhân:
- Cao huyết áp động mạch không kiểm soát.
- Có tiền sử mẫn cảm với human albumin.
- Có tiền sử mẫn cảm với các chế phẩm có nguồn gốc từ tế bào động vật có vú.
- Tương tác với thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ của Epokine
Đau đầu, đau khớp, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
Đề phòng khi dùng Epokine
Thận trọng với bệnh nhân có tai biến co giật.
Bảo quản Epokine
- Bảo quản ở nơi khô thoáng, 25 độ C hoặc dưới.
- Tránh ánh sáng trực tiếp trong quá trình bảo quản.
- Không để đóng băng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Erythropoietin

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Erythropoietin alfa Người tái tổ hợp
Dược lực của Erythropoietin
Erythropoietin là thuốc kích thích tạo hồng cầu, là hormon thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tuỷ xương.
Dược động học của Erythropoietin
- Hấp thu: Erythropoietin không có tác dụng khi uống. Tiêm erythropoietin dưới da có ưu điểm hơn vì cho phép duy trì với liều thấp hơn. Sau khi tiêm dưới da 12 - 18 giờ, nồng độ trong huyết thanh đạt mức cao nhất.
- Chuyển hoá và thải trừ: thuốc chuyển hoá ở một mức độ nhất định và một lượng nhỏ thuốc nhỏ tìm thấy trong nước tiểu. Thời gian bán thải của thuốc sau khi tiêm tĩnh mạch là khoảng 5 giờ, còn sau khi tiêm dưới da là trên 20 giờ và nồng độ trong huyết thanh vẫn giữ ở mức cao cho đến giờ thứ 48. Do đó cách dùng thuốc kinh điển hiện nay cho phần lớn các chỉ định là một tuần 3 lần.
Tác dụng của Erythropoietin
Erythropoietin là hormon thiết yếu để tạo hồng cầu, phần lớn hormon này do thận sản xuấ để đáp ứng với thiếu oxygen mô, một phần nhỏ ( 10 đến 14% ) do gan tổng hợp ( gan là cơ quan chính sản xuất ra erythropoietin ở bào thai ). Erythropoietin tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền thân sớm hồng cầu ( tiền nguyên hồng cầu ). Hormon này cũng còn có tác dụng gây biệt hoá, kích thích biến đổi đơn vị tạo quần thể hồng cầu (CFU) thành tiền nguyên hồng cầu.
Epoetin alfa và epoetin beta là những erythropoietin người tái tổ hợp, chứa 165 acid amin. Epoetin và erythropoietin tự nhiên hoàn toàn giống nhau về trình tự acid amin và có chuỗi oligosaccharid rất giống nhau trongcấu trúc hydrat carbon. Phân tử của chúng có nhiều nhóm glycosyl nhưng epoetin alfa và epoetin beta khác nhau về vị trí các nhóm glycosyl. Epoetin có tác dụng sinh học như erythropoietin nội sinh và hoạt tính là 129000 đơn vị cho 1 mg hormon.
Sau khi tiêm khoảng 1 tuần, epoetin làm tăng đáng kể tế bào gốc tạo máu ở ngoại vi. Trong vòng 3 đến 4 tuần, hematocrit tăng, phụ thuộc vào liều dùng. Các tế bào gốc (CFU-Gm và CFU-mix) bình thường không phải là những tế bào sản xuất hồng cầu. Như vậy, khi được dùng với liều điều trị, epoetin có thể tác dụng lên cả hai dòng tế bào( dòng hồng cầu và dòng tuỷ bào).
Ở người thiếu máu do thiếu sắt hoặc do mất máu kín đáo, erythropoietin có thể không gây được đáp ứng hoặc duy trì tác dụng.
Chỉ định khi dùng Erythropoietin
Ðiều trị thiếu mấu ở người suy thận, thiếu máu do các nguyên nhân khác như AIDS, viêm khớp dạng thấp.
Tăng sản lượng máu trước các chương trình hiến máu.
Trẻ đẻ non thiếu máu và thiếu máu do hoá trị liệu ung thư gây ra.
Để giảm bớt truyền máu ở người bệnh bị phẫu thuật.
Cách dùng Erythropoietin
Bệnh nhân trưởng thành lọc máu mãn tính 50U/kg/liều x 3 lần/tuần đường tĩnh mạch, 40U/kg/liều x 3 lần/tuần tiêm dưới da. Bệnh nhân không cần thiết lọc máu 75-100U/kg mỗi tuần. Bệnh nhân nhiễm HIV đang dùng zidovudine 100U/kg x 3 lần/tuần tĩnh mạch hoặc dưới da, liều tối đa 300U/kg x 3lần/tuần. Bệnh nhân ung thư đang hoá trị 150U/kg x 3lần/tuần tiêm dưới da. Truyền máu cho bệnh nhân phẫu thuật 300U/kg/ngày tiêm dưới da trong 10 ngày trước mổ, trong ngày mổ, 4 ngày sau khi mổ. Thiếu máu ở trẻ sinh non 250IU/kg x 3lần/tuần tiêm dưới da từ tuần thứ 2 sau sinh & trong 8 tuần tiếp theo, trẻ 30mL 1250U/kg/liều tuần, chia 5 lần, truyền chậm đường tĩnh mạch (5 đến 10 phút) 8 giờ đầu tiên sau khi sinh.
Thận trọng khi dùng Erythropoietin
Tiền sử porphyrin niệu, tai biến co giật.
Người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
Người bệnh tăng trương lực cơ mà không kiểm soát được chuột rút, có tiền sử động kinh.
Người bệnh tăng tiểu cầu.
Có bệnh về máu kể cả thiếu máu hồng cầu liềm, các hội chứng loạn sản tuỷ, tình trạng máu dễ đông.
Dùng erythropoietin cho các vận động viên bị coi là dùng chất kích thích.
Tác dụng của erythropoietin bị chậm hoặc giảm do nhiều nguyên nhân như: thiếu sắt, nhiễm khuẩn, viêm hay ung thư, bệnh về máu, thiếu acid folic hoặc thiếu vitamin B12, tan máu, nhiễm độc nhôm.
Chống chỉ định với Erythropoietin
Tăng huyết áp động mạch không kiểm soát.
Tiền sử mẫn cảm với human albumin hoặc với các chế phẩm có nguồn gốc từ tế bào động vật có vú. Suy thận
Tương tác thuốc của Erythropoietin
Dùng các thuốc ức chế men chuyển đồng thời với erythropoietin có thể làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết, đặc biệt ở người bệnh giảm chức năng thận.
Tác dụng phụ của Erythropoietin
Ðau đầu, đau khớp, buồn nôn, phù, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn, đau ngực, co giật, tai biến thiếu máu mạch não, nhồi máu cơ tim cấp.
Quá liều khi dùng Erythropoietin
Giới hạn điều trị của erythropoietin rất rộng. Quá liều erythropoietin có thể gây tác dụng dược lý của hormon. Có thể trích máu tĩnh mạhc nếu nồng độ hemoglobin quá cao. Nếu cần, điều trị hỗ trợ thêm.
Bảo quản Erythropoietin
Phải bảo quản dung dịch erythropoietin ở nhiệt độ 2 đế 8 độ C. Không được để đông lạnh hoặc lắc. Nếu dùng không hết thì phải vứt bỏ thuốccòn lại nếu lọ chế phẩm erythropoietin đó không chứa chất bảo quản.