Ethide

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Ethionamide 250mg
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 5 vỉ x10 viên
Sản xuất
Lupin Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
APC Pharmaceuticals & Chemicals Ltd. - ÁC HEN TI NA
Số đăng ký
VN-22228-19
Chỉ định khi dùng Ethide
Điều trị bệnh lao: ethionamid được coi là thuốc lao loại hai, phối hợp với những thuốc điều trị lao loại hai khác (PAS, ciprofloxacin hoặc ofloxacin, cycloserin, capreomycin, amikacin hoặc kanamycin), trong điều trị bệnh lao, gồm cả lao màng não, sau thất bại với những thuốc thiết yếu (streptomycin, isoniazid, rifampicin, pyrazinamid và ethambutol), hoặc khi không thể dùng các thuốc này do độc hại hoặc do trực khuẩn lao kháng thuốc.
Điều trị bệnh phong: ethionamid được dùng làm thuốc thay thế clofazimin, kết hợp với những thuốc điều trị phong khác.
Cách dùng Ethide
Bệnh lao:
Liều cho người lớn: uống 250mg, cứ 8 đến 12 giờ một lần (tối đa 1g/ngày).
Liều cho trẻ em. Trẻ em dung nạp ethionamid tốt hơn người lớn nhiều với liều thường dùng cho trẻ em là 15 – 20mg/kg/ngày. Liều tối đa là 500mg/ngày.
Ethionamid chỉ được dùng bằng đường miệng. Tốt nhất là uống ngay sau 2 bữa ăn và chia thành những liều nhỏ để giảm thiểu sự kích thích dạ dày – ruột. Do kháng thuốc của trực khuẩn có thể phát triển nhanh nếu chỉ dùng ethionamid đơn độc để điều trị lao, nên chỉ dùng nó phối hợp ít nhất với 3 loại thuốc chống lao khác.
Chống chỉ định với Ethide
Suy gan nặng, quá mẫn với ethionamid.
Tương tác thuốc của Ethide
Cycloserin và isoniazid: dùng đồng thời với ethionamid có thế làm tăng tỷ lệ tác dụng không mong muốn về hệ thần kinh trung ương, do đó phải dùng ethionamid thận trọng ở người đang dùng cycloserin hoặc isoniazid.
Tác dụng phụ của Ethide
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của ethionamid và có vẻ có liên quan với liều dùng. Những tác dụng không mong muốn thường gặp khác là về thần kinh và gan.
Thường gặp:
Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, cảm thấy vị kim loại, ỉa chảy.
Tim mạch: hạ huyết áp tư thế.
Hệ thần kinh trung ương: rối loạn tâm thần, ngủ lơ mơ.
Gan: viêm gan, vàng da.
Thần kinh – cơ và xương: yếu ớt.
Ít gặp:
Thần kinh trung ương: chóng mặt, nhức đầu.
Da: rụng tóc.
Nội tiết và chuyển hóa: giảm đường huyết, to vú đàn ông.
Tiêu hóa: đau bụng.
Mắt: viêm dây thần kinh thị giác, nhìn mờ.
Mũi: rối loạn khứu giác.
Hiếm gặp:
Thần kinh trung ương: viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, động kinh, run.
Da: ban, nhạy cảm với ánh sáng.
Nội tiết và chuyển hóa: giảm năng tuyến giáp hoặc bướu giáp.
Tiêu hóa: viêm miệng.
Huyết học: giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.
Đề phòng khi dùng Ethide
Vì có khả năng gây độc hại gan, cần xác định nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT) trong huyết thanh trước và cứ 2 – 4 tuần một lần trong khi điều trị với ethionamid. Người bệnh đái tháo đường có thể khó khăn hơn và nguy cơ độc hại gan có thể xảy ra nhiều hơn.
Thời kỳ mang thai:
Ethionamid vào trong nhau thai. Do nguy cơ tác dụng sinh quái thai, không dùng ethionamid trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Không biết ethionamid có phân bố trong sữa hay không. Vì nhiều thuốc bài tiết trong sữa, không nên cho con bú trong khi điều trị với ethionamid.
Bảo quản Ethide
Bảo quản viên nén ethionamid ở khoảng 25 độ C, trong lọ đậy kín.
Thuốc độc bảng B.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ethionamide

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Ethionamide
Dược lực của Ethionamide
Ethionamide là thuốc trị Mycobacteria.
Dược động học của Ethionamide
Khoảng 80% liều uống ethionamid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Uống liều 1g ethionamid có nồng độ đỉnh trong huyết tương là 20 microgam/ml sau 3 giờ; nồng độ còn 3 microgam/ml sau 9 giờ và còn dưới 1 microgam/ml sau 24 giờ. Ethionamid được phân bố nhanh và rộng trong mô và dịch cơ thể; nồng độ trong huyết tương và các cơ quan gần bằng nhau; 10% của thuốc gắn với protein huyết tương. Nồng độ ethionamid trong dịch não tủy bằng nồng độ thuốc cùng thời điểm trong huyết tương ở người có màng não bình thường hoặc bị viêm.
Nửa đời huyết tương là khoảng 2 đến 3 giờ. Ethionamid được chuyển hóa phần lớn thành chất chuyển hóa có và không có hoạt tính tại gan. Chất chuyển hóa có hoạt tính chủ yếu là sulfoxyd, có thể chuyển trở lại thành ethionamid trong cơ thể. Trong vòng 24 giờ, 1 – 5% của liều uống được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng thuốc và chất chuyển hóa có hoạt tính, phần còn lại được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính.
Tác dụng của Ethionamide

Ethionamide được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lao (TB). Ethionamide là một loại kháng sinh và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Ethionamide chỉ điều trị nhiễm khuẩn và không điều trị trường hợp nhiễm virus (như cảm lạnh, cúm thông thường). Bạn cần tránh sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ kháng sinh nào có thể dẫn đến giảm hiệu quả của kháng sinh.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Ethionamide cũng có thể được sử dụng với các loại thuốc khác điều trị một nhiễm trùng nghiêm trọng (Mycobacterium avium complex – MAC).

Chỉ định khi dùng Ethionamide
Điều trị bệnh lao: ethionamid được coi là thuốc lao loại hai, phối hợp với những thuốc điều trị lao loại hai khác (PAS, ciprofloxacin hoặc ofloxacin, cycloserin, capreomycin, amikacin hoặc kanamycin), trong điều trị bệnh lao, gồm cả lao màng não, sau thất bại với những thuốc thiết yếu (streptomycin, isoniazid, rifampicin, pyrazinamid và ethambutol), hoặc khi không thể dùng các thuốc này do độc hại hoặc do trực khuẩn lao kháng thuốc.
Điều trị bệnh phong: ethionamid được dùng làm thuốc thay thế clofazimin, kết hợp với những thuốc điều trị phong khác.
Cách dùng Ethionamide

Liều dùng thông thường cho người lớn đang mắc bệnh lao:

Bạn dùng 500 mg đến 1 g dùng uống (15-20 mg/kg), dùng 1 hoặc chia làm nhiều liều trong ngày.

Liều tối đa là 1 g mỗi ngày.

Thời gian điều trị nên tiếp tục cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và đạt cải thiện tối đa trên lâm sàng, thường từ 18 đến 24 tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ em đang mắc bệnh lao:

Bạn dùng 10-20 mg/kg chia 2 hoặc 3 liều uống mỗi ngày hoặc dùng 15 mg/kg uống một lần mỗi ngày sau bữa ăn.

Liều tối đa là 1 g mỗi ngày.

Thời gian điều trị nên tiếp tục cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và đạt cải thiện tối đa trên lâm sàng, thường từ 18 đến 24 tháng.

Thận trọng khi dùng Ethionamide

Trước khi dùng ethionamide, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với ethionamide hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn bị tăng mẫn cảm, mắc bệnh thận nghiêm trọng hoặc rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Ethionamide
Suy gan nặng, quá mẫn với ethionamid.
Tương tác thuốc của Ethionamide

Thuốc ethionamide có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc này bao gồm:

  • Pyrazinamide;
  • Rifampin;
  • Isoniazid.

Bạn cần lưu ý việc sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc trên thường không được khuyến cáo, dù chúng có thể cần dùng trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh tiểu đường–  có thể gây khó kiểm soát bệnh nhân dùng ethionamide;
  • Bệnh gan (nặng) – bệnh nhân mắc bệnh gan nặng có thể bị tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Ethionamide

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, tăng tiết nước bọt, có vị kim loại lạ trong miệng, chán ăn hoặc lở loét trong miệng.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây, ngưng dùng ethionamide và tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:

  • Một phản ứng dị ứng (khó thở, cứng của cổ họng, sưng phù ở môi, lưỡi hoặc mặt hoặc phát ban);
  • Da hoặc mắt vàng;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn;
  • Co giật;
  • Nhìn mờ một hoặc hai mắt;
  • Nhầm lẫn hoặc hành vi bất thường.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, hoặc mất cảm giác ngon miệng;
  • Có vị kim loại trong miệng;
  • Tiết nước bọt quá mức;
  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt nhẹ;
  • Run (lắc);
  • Phát ban.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Ethionamide
Triệu chứng quá liều gồm bệnh thần kinh ngoại biên, chán ăn và đau khớp. Sau khi loại bỏ thuốc khỏi đường tiêu hóa, tiến hành điều trị hỗ trợ. Có thể dùng pyridoxin để dự phòng bệnh thần kinh ngoại biên.
Bảo quản Ethionamide

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.