Flomoxad

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Moxifloxacin hydrochloride
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 5ml
Hàm lượng
Moxifloxacin 5mg/ml
Sản xuất
Bharat Parenterals., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Yeva Therapeutics Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-15680-12
Chỉ định khi dùng Flomoxad
Dung dịch nhỏ mắt FLOMOXAD được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của thầy thuốc;
DƯỢC LỰC HỌC
Moxifloxacin ức chế cả topoisomerase IV và ADN gyrase ( topoisomerase II), là các enzym cần cho quá trình tái tạo, sao chép, sửa chữa và tái tổ hợp ADN của vi khuẩn. Do có cấu trúc hóa học và cơ chế tác dụng khác với kháng sinh beta-lactam và aminoglycosid nên moxifloxacin có thể có hoạt lực trên các chủng vi khuẩn đã kháng các kháng sinh này.
Các chủng Gram dương
Các chủng Corynebacterium
Các chủng Microbacterium
Staphylococcus aureus
Staphylococcus epidermidis
Staphylococcus haemolyticus
Micrococcus luteus
Streptococcus pneumoniae
Streptococcus viridans
Các chủng Gram âm
Các chủng Acinetobacter
Haemophilus influenzae
Klebsiella pneumoniae
Moraxella catarrhalis
Pseudomonas aeruginosa
Các chủng khác
Chlamydia trachomatis
Moxifloxacin có hoạt lực trên các chủng vi khuẩn sau cả in vitro và trên lâm sàng:
DƯỢC DỘNG HỌC
Nồng độ Moxifloxacin trong huyết tương được đo song song ở người nam và nữ trưởng thành khỏe mạnh, sử dụng thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin 0,5% liều 1 giọt/lần X 3 lần/ngày. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương ở giai đoạn ổn định Cmax (2.7 mg/L) và nồng độ AUC (41.9mg.h/L) thấp hơn khoảng 1.600 và 1.000 lần so với giá trị Cmax và AUC được báo cáo sau khi dùng liều uống 400mg Moxifloxacin. Thời gian bán hủy thuốc trong huyết tương khoảng 13 giờ. Không có sự khác biệt về dược động học giữa nam và nữ
Cách dùng Flomoxad
Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên: nhỏ 1 -2 giọt vào mắt nhiễm bệnh, 3-4 lần mỗi ngày trong 7-14 ngày Trẻ em dưới 1 tuổi: Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định với Flomoxad
Chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với moxifloxacin, các kháng sinh quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của Flomoxad
Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc cụ thể với thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin. Tuy nhiên sử dụng một số kháng sinh quinolon theo đường toàn thân có thể làm tăng nồng độ theophyllin trong huyết tương, ảnh hưởng đến chuyển hóa caffein, làm tăng tác dụng của thuốc chống đông warfarin và các dẫn chất của warfarin, tăng nồng độ creatinin huyết thanh thoáng qua ở bệnh nhân sử dụng đồng thời cyclosporin theo đường toàn thân
Tác dụng phụ của Flomoxad
Các tác dụng bất lợi hay gặp nhất đã được ghi nhận bao gồm giảm thị lực thoáng qua, sốt, cảm giác có dị vật tại mắt, đau đầu, nóng rát mắt thoáng qua, đau hoặc khó chịu tại mắt, viêm họng và sợ ánh sáng. Các phản ứng bất lợi khác đã được ghi nhận với tần suất dưới l% bao gồm dị ứng, phù mí mắt, khô mắt và ngứa mắt. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Đề phòng khi dùng Flomoxad
Giống như các kháng sinh khác, sử dụng FLOMOXAD kéo dài có thể gây tăng sinh các vi sinh vật không nhạy cảm như nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngừng dùng thuốc và áp dụng biện pháp điều trị thay thế phù hợp. Cần yêu cầu bệnh nhân không được đeo kính áp tròng nếu có triệu chứng nhiễm khuẩn.
Để tránh thuốc bị nhiễm bẩn, không được chạm đầu lọ thuốc vào bất kỳ bề mặt nào (kể cả mắt). Chỉ được dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau khi đã mở nắp.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Phụ nữ có thai
Chưa tiến hành các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai. Chỉ nên sử dụng moxifloxacin trong thai kỳ nếu lợi ích thu được vượt hẳn rủi ro đối với thai nhi.
Phụ nữ cho con bú
Chưa tiến hành phân tích moxifloxacin trong sữa me. Dựa trên dữ liệu thu được khi sử dụng ofloxacin có thể dự đoán moxifloxacin cũng được tiết vào sữa. Nên thận trọng khi sử dụng moxifloxacin cho phụ nữ cho con bú.
TÁC DỘNG CỦATHUỐC KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Không ảnh hưởng.