Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm họng. Viêm phổi, viêm phế quản cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn tính. Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Ðinh nhọt, viêm da mủ, chốc lở. Sốt thương hàn. Bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp do lậu cấp, viêm cổ tử cung.
Cách dùng Furoxingo 250
Dùng 5-10 ngày, uống sau khi ăn. *Người lớn: Hầu hết Nhiễm khuẩn 250 mg x 2 lần/ngày; Sốt thương hàn 500 mg x 2 lần/ngày; Nhiễm khuẩn niệu-sinh dục 125 mg x 2 lần/ngày; Nhiễm khuẩn hô hấp dưới nhẹ đến trung bình: 250 mg/lần x 2 lần/ngày; nặng, nghi viêm phổi: 500 mg/lần x 2 lần/ngày; Viêm bể thận 250 mg/lần x 2 lần/ngày; Lậu không biến chứng liều đơn 1 g. - Bệnh Lyme giai đoạn đầu: 500mg x 2 lần/ngày, trong 20 ngày. *Trẻ em: Hầu hết Nhiễm khuẩn 125 mg/lần x 2 lần/ngày, tối đa 250 mg/lần; Sốt thương hàn 250 mg/lần x 2 lần/ngày; Trẻ 2 tuổi trở lên bị viêm tai giữa hay các Nhiễm khuẩn nghiêm trọng 250 mg/lần x 2 lần/ngày.
Chống chỉ định với Furoxingo 250
Quá mẫn với cephalosporin.
Tác dụng phụ của Furoxingo 250
ban đỏ đa dạng, hoại tử da do nhiễm độc, phát ban da, nổi mày đay, ngứa, sốt do thuốc, bệnh huyết thanh. Ðôi khi: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tăng bạch cầu ái toan, tăng men gan. Hiếm: viêm ruột giả mạc, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
Đề phòng khi dùng Furoxingo 250
Dị ứng với penicillin. Lưu ý chẩn đoán viêm ruột giả mạc khi bị tiêu chảy nghiêm trọng sau khi dùng kháng sinh. Phụ nữ có thai & cho con bú.