Từ lâu cây hoàng liên đã được dùng làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, chứng khó tiêu và bệnh về túi mật. Cây hoàng liên có thể dùng làm thuốc an thần mức nhẹ và giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản hoặc ho gà.
Gần đây, chiết xuất từ cây hoàng liên được dùng phổ biến, giúp an thần và chữa các bệnh về túi mật. Vị thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh ngoài da và giúp giảm cân. Rễ cây hoàng liên được dùng để giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau khi nhổ răng.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá của cây hoàng liên có tới 20 loại alkaloid, chẳng hạn như benzophenanthridines, protoberberines và các dẫn xuất của axit hydroxycinnamic. Tuy nhiên thành phần cụ thể nào có khả năng chống co giật thì vẫn chưa xác định được.
Để chữa đau bụng, bạn có thể dùng 1 ml hỗn hợp hoàng liên và các loại thảo dược khác trong vòng bốn tuần.
Liều dùng của cây hoàng liên có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hoàng liên có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Cây hoàng liên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng và phát ban.
Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.
Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:
Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.
Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.
Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.
Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:
Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.
Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:
Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.
Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.
Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):
Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.
Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.
Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.
Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.