Giải độc mát gan thủy

Thành phần
Actiso, long đởm, trạch tả, bồ công anh, đương qui, đại hoàng, cam thảo, thảo quyết minh, hạ khô thảo
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1 chai 280ml
Hàm lượng
280ml
Sản xuất
Cơ sở Ðức Ðạt - VIỆT NAM
Số đăng ký
V926-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Actiso

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Cao lỏng Actisô
    Chỉ định khi dùng Actisô
    - Bảo vệ gan & thông mật trong các bệnh rối loạn chức năng gan, viêm túi mật, nổi mề đay.
    - Lợi tiểu.
    - Trị các rối loạn tiêu hóa như ăn chậm tiêu, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn.
    Cách dùng Actisô
    Uống trước các bữa ăn.
    - Người lớn: 6 - 9 viên/ngày, chia làm 3 lần.
    - Trẻ em: 3 - 6 viên/ngày, chia làm 3 lần.
    Chống chỉ định với Actisô
    Suy tế bào gan, nghẽn mật.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần bồ công anh

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bồ công anh

    Bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi).

    Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Ngoài ra, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Song hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh với các loại bệnh này.

    Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.

    Một số người dùng bồ công anh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng do virus và ung thư.

    Do chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh nên chưa chắc chắn rằng loại thảo dược này có thể chữa các bệnh trên. Việc sử dụng thuốc và sản phẩm có bồ công anh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

    Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g rau bồ công anh cụ thể như sau:

    Bảng giá trị dinh dưỡng của cây bồ công anh

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

    Cách dùng Bồ công anh

    Rễ cây bồ công anh dùng làm trà bồ công anh. Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà bồ công anh có thể trị chứng bụng khó chịu.

    Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ công anh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc viên nén
    • Chiết xuất chất lỏng
    • Dùng cả cây tươi như một loại rau
    • Nước ép cây tươi
    • Chiết xuất chất rắn
    • Trà bồ công anh
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bồ công anh

    Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
    • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

    Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần đại hoàng

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đại hoàng

    Đại hoàng ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao khoảng 1 mét. Hiện nay đại hoàng phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được.

    Đại hoàng được làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Đại hoàng được sử dụng để chữa các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa và được dùng để rửa ruột trước khi thực hiện xét nghiệm đường tiêu hóa.

    Một số người sử dụng đại hoàng để đại tiện dễ dàng hơn, giúp giảm đau do bị trĩ hay do các vết rách, nứt trên niêm mạc trong hậu môn.

    Bạn chỉ nên dùng đại hoàng trong khoảng thời gian ngắn. Đại hoàng có thể được sử dụng để giải độc và đôi khi được bôi lên da để điều trị vết loét.

    Bộ phận của đại hoàng được làm thuốc là củ rễ. Bạn đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ trong vải bố ướt. Sau 2-3 ngày, nếu bạn thấy ở giữa lõi củ mềm thì lấy xắt hoặc bào thành lát mỏng phơi khô.

    Thảo dược đại hoàng

    Trong Đại hoàng có các hoạt chất như:

    • Các dẫn chất của anthraquinonoid (tổng lượng chiếm khoảng 3 – 5%), phần lớn ở trạng thái kết hợp gồm có chrysophanol emodin, aloe emodin, rhein và physcion.
    • Các hợp chất có tanin (rheotannoglycosid) chủ yếu có glucogallin, axit rheum tannic, axit gallic, catechin, tetrarin, axit cinnamic, rheosmin.
    • Axit béo, canxi axalate, glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các axit hữu cơ và các chất giống estrogen.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác dụng nhuận tràng nhờ vào chất anthranoid, một chất thường được dùng trong thuốc nhuận tràng trên thị trường.

    Nghiên cứu cũng cho thấy đại hoàng hoạt động tốt hơn khi sử dụng chung với các thuốc ức chế enzyme angiotensin và captopril. Kết hợp các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình suy thận.

    Cách dùng Đại hoàng

    Trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh

    Bạn dùng kết hợp đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g, chỉ thực 6g, hỏa ma nhân 15g. Bạn sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Bạn nên dùng thuốc đến khi hết bị táo bón.

    Liều dùng thuốc đại hoàng cho người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp

    Bạn dùng đại hoàng (sao vàng) 45g, đào nhân 20g, mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Bạn nghiền các vị thuốc này thành bột mịn, thêm vào mật ong để làm viên hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.

    Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù

    Bạn dùng đại hoàng (sao cháy), hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Bạn nên uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

    Dùng đại hoàng để trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú

    Bạn dùng đại hoàng tán thành bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra bạn có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.

    Dùng đại hoàng để trị bỏng lửa

    Bạn dùng đại hoàng (sao cháy) nghiền thành bột mịn, sau đó thoa vào vết thương hoặc trộn đều với dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.

    Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ

    Bạn dùng 40g đại hoàng, 1 thăng giấm sắc để uống.

    Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng

    Bạn dùng tứ vật thang với đại hoàng sắc rượu uống.

    Trị chảy máu chân răng, hôi miệng

    Bạn dùng đại hoàng (ngâm với nước vo gạo cho mềm) và sinh địa hoàng. Bạn xắt hai vị 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau. Khi dùng, bạn nên kiêng nói chuyện, sau 1 đêm là khỏi. Nếu chưa khỏi bạn hãy làm lại.

    Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ

    Bạn dùng bột đại hoàng trộn với giấm, bôi vào vết mụn. Khi khô thì bạn thay cái mới, sử dụng thuốc cho đến khi khỏi.

    Trị sưng vú

    Bạn dùng đại hoàng, phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán thành bột, nấu với rượu ngon thành cao. Khi dùng, bạn bôi thuốc lên miếng vải và dán vào chỗ sưng. Trước khi dán, bạn phải uống 1 muỗng với rượu nóng.

    Liều dùng của đại hoàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại hoàng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất
    • Bột
    • Si rô
    • Thuốc viên
    • Rượu thuốc
    Tác dụng phụ của Đại hoàng

    Đại hoàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng;
    • Nước tiểu đổi màu, tiểu ra máu, bệnh albumin niệu;
    • Giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất, mất cân bằng nước và điện sinh.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần cam thảo

    Nhóm thuốc
    Thuốc tim mạch
    Tác dụng của Cam thảo

    Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

    Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

    Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

    Cách dùng Cam thảo

    Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

    Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

    Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

    Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

    Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

    Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

    Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

    Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

    Tác dụng phụ của Cam thảo

    Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

    Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

    Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.