Thuốc globulin miễn dịch kháng dại thường dùng cùng với vắc xin phòng bệnh dại để ngăn ngừa nhiễm trùng do virus dại gây ra.
Globulin miễn dịch kháng dại thường dùng cùng với vắc xin phòng bệnh dại để ngăn ngừa nhiễm trùng do virus dại gây ra. Globulin cung cấp cho cơ thể các kháng thể cần thiết để chống lại virus bệnh dại. Đây là phương pháp bảo vệ thụ động, kéo dài đủ lâu để bảo vệ cơ thể cho đến khi cơ thể bạn tạo ra các kháng thể riêng của mình chống lại virus bệnh dại.
Globulin miễn dịch kháng dại được dùng cho những người đã bị phơi nhiễm (do bị cắn, cào hoặc liếm) virus từ một con vật được cho là bị bệnh dại. Trường hợp này được gọi là dự phòng sau phơi nhiễm. Globulin miễn dịch kháng dại chỉ được sử dụng cho những người chưa bao giờ được chủng ngừa bệnh dại.
Nhiễm trùng dại là một tình trạng nghiêm trọng và thường gây tử vong. Ở phần lớn các nước trên thế giới, bao gồm châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á, chó chiếm đa số trường hợp mắc bệnh dại truyền cho người.
Liều thông thường để dự phòng bệnh dại:
Bác sĩ sẽ dùng 20 đơn vị quốc tế/kg, tiêm xung quanh vết cắn.
Nếu không thể đạt liều đầy đủ, bác sĩ sẽ tiêm bắp ở cơ đùi hoặc đùi bên.
Liều dùng cho trẻ em giống như liều người lớn.
Bạn phải được bác sĩ kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo rằng globulin miễn dịch kháng dại hoạt động bình thường. Bạn cần phải được xét nghiệm máu để kiểm tra các tác dụng không mong muốn.
Globulin miễn dịch kháng dại được lấy từ máu người hiến tặng, do đó một số có thể truyền virus cho những người nhận máu, mặc dù nguy cơ thấp. Những người hiến máu và máu hiến tặng đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong khi đang được điều trị với globulin miễn dịch kháng dại, bạn không tùy ý chủng ngừa mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh virus (ví dụ như sởi, quai bị, bại liệt, rubella) trong vòng 3 tháng sau khi tiêm globulin miễn dịch kháng dại.
Khi bạn quyết định sử dụng thuốc nguy cơ phải được cân nhắc so với lợi ích của thuốc. Đây là quyết định mà bạn và bác sĩ sẽ thực hiện. Đối với globulin miễn dịch kháng dại, bạn cần cân nhắc những điều sau:
Dị ứng
Bạn cần báo cho bác sĩ nếu đã từng có phản ứng bất thường hoặc dị ứng với globulin miễn dịch kháng dại hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Bạn cũng cần báo bác sĩ nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng khác, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật. Đối với các sản phẩm không kê toa, bạn hãy đọc kỹ nhãn mác hoặc thành phần thuốc.
Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về phụ nữ để xác định nguy cơ khi sử dụng globulin miễn dịch trong thời kỳ mang thai hoặc khi cho con bú.
Các nghiên cứu ở phụ nữ gợi ý rằng thuốc này gây nguy cơ tối thiểu cho trẻ sơ sinh khi được sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả những phản ứng phụ này có thể xảy ra, nhưng nếu bạn mắc các tác dụng phụ, hãy đi cấp cứu ngay.
Báo với bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau đây:
Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra gồm:
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà thường không cần chăm sóc y tế. Những phản ứng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể bạn dung nạp được thuốc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn biết về những cách để ngăn ngừa hoặc làm giảm những phản ứng phụ này. Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bất kỳ phản ứng phụ nào sau đây tiếp tục hoặc làm bạn khó chịu.
Tác dụng phụ ít phổ biến gồm:
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn bảo quản thuốc từ 2°C đến 8°C, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Bạn cần hủy bỏ ngay phần thuốc không sử dụng. Đối với chế phẩm HyperRAB S/D®: bạn có thể để thuốc tiếp xúc với nhiệt độ phòng trong 7 ngày liên tục.