Glotamin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin A, D, C, B1, B2, B6, B12, Nicotinamid, Calci patothenat, Acid Folic, Sắt )II) Fumarat, Calci Lactat, Đồng, Iod.
Dạng bào chế
Hộp 3 vỉ x 10 viên bao phim. Hộp 1 chai x 30 viên, 120 viên bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên bao phim. Hộp 1 chai x 30 viên, 120 viên bao phim
Sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm GLOMED - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-13804-11
Chỉ định khi dùng Glotamin
- Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.
- Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.
Tác dụng
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo Hemoglobin và quá trình oxid hóa tại các mô
Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu
Cách dùng Glotamin
Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng liều trung bình cho người lớn là:
- Dự phòng: 1 viên/ngày.
- Điều trị: theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Uống sau khi ăn.
Chống chỉ định với Glotamin
- Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Bệnh gan nhiễm sắt.
- Thiếu máu huyết tán.
- Bệnh đa hồng cầu.
Tác dụng phụ của Glotamin
- Đôi khi có rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Phân có thể đen do thuốc.
Đề phòng khi dùng Glotamin
- Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.
- Ngưng thuốc nếu không dung nạp.
Bảo quản Glotamin
Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin A

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin A
Dược lực của Vitamin A
Vitamin A là vitamin tan trong dầu.
Dược động học của Vitamin A
- Hấp thu: vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm. Để hấp thu được qua đường tiêu hoá thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hoá.
- Phân bố: Vitamin A liên kết với protein huyết tương tháp, chủ yếu là alfa-globulin, phân bố vào các tổ chức củacơ thể, dự trữ nhiều nhất ở gan.
- Thải trừ: thuốc thải trừ qua thận và mật.
Tác dụng của Vitamin A

Vitamin A là một loại vitamin tan trong dầu. Vitamin A còn được gọi là retinol, thường được sử dụng cho trong các trường hợp:

  • Điều trị tình trạng thiếu vitamin A;
  • Giảm các biến chứng của bệnh, ví dụ như sốt rét, HIV, bệnh sởi và tiêu chảy ở trẻ em mắc tình trạng thiếu vitamin A;
  • Điều trị kinh nguyệt nhiều, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm men, bệnh xơ nang của vú và giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ;
  • Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai, sinh con hoặc cho con bú từ mẹ nhiễm HIV;
  • Giúp tăng số lượng tinh trùng ở nam giới;
  • Cải thiện tầm nhìn và điều trị rối loạn mắt như: bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hoá (AMD), tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể;
  • Điều trị bệnh về da bao gồm: mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến, mụn rộp, vết thương, bỏng, cháy nắng, bệnh dày sừng nang lông, bệnh vảy cá, bệnh li ken phẳng sắc tố, bệnh vảy phấn đỏ nang lông;
  • Điều trị loét đường tiêu hóa, bệnh Crohn, bệnh nướu răng, tiểu đường, hội chứng Hurler (mucopolysaccharidosis), nhiễm trùng xoang, sốt cỏ khô, và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI);
  • Điều trị nhiễm vi khuẩn Shigella, các bệnh hệ thần kinh, nhiễm trùng mũi, mất khứu giác, hen suyễn, đau đầu dai dẳng, sỏi thận, tuyến giáp hoạt động quá mức, thiếu máu thiếu sắt, điếc, ù tai;
  • Ngăn ngừa và điều trị ung thư, bảo vệ tim và hệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch;
  • Cải thiện lành vết thương, làm giảm nếp nhăn, và để bảo vệ da chống lại tia cực tím.

Khi dùng vitamin A, bạn nên dùng retinol theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể nuốt thuốc viên nang hoặc viên nén trong trường hợp sử dụng viên thuốc nang hoặc viên nén. Trong trường hợp sử dụng thuốc dạng lỏng, đo thuốc bằng muỗng đo hoặc cốc đo liều đặc biệt, không phải bằng muỗng ăn thông thường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không dùng nhiều hoặc ít hơn so với liều khuyến cáo của vitamin A.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Chỉ định khi dùng Vitamin A
Trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt.Bệnh vẩy cá , bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai.Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.
Cách dùng Vitamin A

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu hụt vitamin A, không liên quan đến bệnh khô mắt:

Bạn dùng 100000 IU uống hoặc tiêm bắp trong ba ngày, tiếp theo là 50000 IU mỗi ngày trong hai tuần. Sau hai tuần, banjn dùng liều hàng ngày 10000-20000 IU trong vòng hai tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn trong chương trình can thiệp cộng đồng:

Bạn dùng liều duy nhất 20000 IU uống mỗi tháng trong vòng 6 tháng, 4 tháng hoặc 1 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm khớp:

Bạn dùng 0,5 mg/kg etretinate (một dạng vitamin A) uống trong bốn tuần, sau đó giảm xuống 0,25 mg/kg hàng ngày nếu thiếu cải thiện hoặc mắc tác dụng phụ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư vú:

Bạn dùng 1000-6000 mg retinol và 3000 IU-10000 IU vitamin A hàng ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư dạ dày và ruột:

Bạn dùng 5000 IU và 50000 IU mỗi tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm những tác dụng phụ liên quan đến ung thư:

Bạn dùng 100000 IU vitamin A tiêm mỗi tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư cổ tử cung:

Việc bổ sung vitamin A  có thể cần được thực hiện trong 1-3 năm.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư đại trực tràng:

Bạn có thể dùng 25000 IU vitamin A kết hợp với 30 mg beta-carotene một lần mỗi ngày đến 7 năm nếu thiếu hiệu quả.

Liều dùng thông thường cho người lớnđể hỗ trợ nhiễm HIV:

Phụ nữ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh có thể dùng một liều lớn vitamin A (400000 IU ở người lớn và 50000 IU ở trẻ em) trong hai năm.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được dùng sắt và folate riêng rẽ hoặc kết hợp với vitamin A (tương đương 3 mg retinol) hàng ngày bằng đường uống từ tuần thứ 18-28 của thai kỳ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gan:

Bạn dùng liều hàng ngày là 5000 IU vitamin A trong 6 tháng hoặc 10000 IU vitamin A trong 4 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư phổi:

Bạn dùng 20-50 mg beta-carotene uống hàng ngày hoặc cách ngày trong 5-12 năm.

Liều dùng thông thường cho người lớnmắc bệnh vảy nến:

Bạn có thể dùng liều 1 mg/kg hàng ngày. Ngoài ra, 10-75 mg acitretin được dùng bằng đường uống hàng ngày, riêng lẻ hoặc kết hợp với psorlen và với tia cực tím A/B (PUVA/PUVB), và liều 1 mg/kg hoặc 75 mg etretinate được dùng bằng đường uống hàng ngày trong sáu tuần đến 12 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn đối với tác dụng phụ của xạ trị:

Bạn dùng 10000 IU retinyl palmitate hàng ngày trong 90 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớnmắc bệnh viêm võng mạc sắc tố (rối loạn thị giác):

Bạn dùng liều 15000 IU vitamin A palmitat hàng ngày dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Liều dùng thông thường cho người lớnmắc bệnh ung thư da:

Bạn dùng100000 IU vitamin A uống hàng ngày trong 18 tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào:

Bạn cho trẻ dùng 25-45 mg tất cả dạng trans axit retinoic (ATRA) hàng ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh thiếu máu:

Bạn cho trẻ dùng 3000 mg vitamin A uống mỗi ngày trong hai tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ em sinh non mắc bệnh loạn sản phế quản phổi:

Bạn cho trẻ dùng 2000 IU uống hàng ngày hoặc dùng 4000 IU uống ba lần mỗi tuần.

Liều dùng thông thườngđể thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em:

Bạn cho trẻ dùng 60 mg vitamin A, chia thành 1-6 liều cách nhau 4-6 tháng, trong 12-104 tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh xơ nang:

Bạn cho trẻ dùng 3000 mg dạng tương đương hoạt động retinol (Raes) hàng ngày ở trẻ em trên 8 tuổi.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh sốt rét:

Bạn cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi dùng một viên nang (hay nửa viên nang nếu trẻ hơn 12 tháng) chứa 200000 IU vitamin A) mỗi ba tháng trong 13 tháng.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Vitamin A có dạng viên nang mềm và hàm lượng vitamin A 5000 IU, vitamin A 10000 IU, vitamin A 25000 IU.

Thận trọng khi dùng Vitamin A

Trước khi dùng vitamin A, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với vitamin A hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Vitamin A
Dùng đồng thời với dầu parafin.
Người bệnh thừa vitamin A.
Nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.
Tương tác thuốc của Vitamin A

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng những thuốc sau đây:

  • Các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu, ví dụ, aspirin, thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®) hoặc heparin, thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel (Plavix®), và các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Motrin®, Advil® ) hoặc naproxen (Naprosyn®, Aleve®);
  • Thuốc chuyển hóa bởi hệ thống enzyme cytochrome P450 của gan;
  • Thuốc trầm cảm;
  • Thuốc tiêu chảy;
  • Thuốc hạ cholesterol;
  • Thuốc điều trị bệnh dạ dày và rối loạn đường ruột;
  • Thuốc giảm cân;
  • Thuốc trị giun;
  • Thuốc tác động đến hệ thần kinh;
  • Thuốc tác động đến gan, rượu, kháng sinh, chất trị ung thư, kháng nấm, thuốc trị sốt rét, thuốc trị siêu vi;
  • Thuốc ngừa thai đường uống, folate, muối sắt, dầu khoáng, nicotine, orlistat, thuốc trị loãng xương, phytonadione (vitamin K), retinoid, thuốc trị rối loạn da, các thuốc trị bệnh tuyến giáp, vắc xin, và axit

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Vitamin A

Việc sử dụng vitamin có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nếu bạn bị dị ứng với vitamin A hoặc phần không hoạt tính khác trong công thức thuốc. Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn mắc bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, họng.

Ngoài ra, vitamin A có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Tăng nguy cơ bệnh tim;
  • Chảy máu: ở phổi, nhìn mờ, đau nhức xương;
  • Những thay đổi trong chức năng miễn dịch;
  • Viêm gan mãn tính, sẹo gan;
  • Ho, sốt;
  • Nứt móng tay;
  • Môi nứt;
  • Giảm chức năng tuyến giáp;
  • Trầm cảm;
  • Tiêu chảy; cảm giác đầy bụng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Vitamin A

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản Vitamin A
Vitamin A không bền vững, cần bảo vệ tránh ánh sáng và không khí. Các chế phẩm vitamin A cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là 15 – 300C; nút kín, tránh không khí và ánh sáng, không để đông lạnh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acid Folic

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Acid folic 5mg
Chỉ định khi dùng Acid folic
- Kết hợp với vitamin B12 điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.- Phòng ngừa và điều trị thiếu acid folic ở phụ nữ có thai, có tiền sử mang thai bị dị tật ống thần kinh tủy sống để phòng ngừa dị tật này.Dược lực họcAcid folic là vitamin nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Acid folic cũng tham gia vào một số chuyển hoá biến đổi acid amin. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.Dược động họcThuốc được hấp thu chủ yếu ở đầu ruột non. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung hoạt động trong dịch não tủy, thải trừ qua thận. Acid folic đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Cách dùng Acid folic
Điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:- Trẻ em > 1 tuổi và người lớn:Khởi đầu: uống 1 viên (5mg) mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 3 viên mỗi ngày.Duy trì: 1 viên, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.- Trẻ em > 1 tuổi: 500µg/kg/ngày.Phòng ngừa dị tật ống thần kinh:Phụ nữ mang thai có tiền sử thai nhi bị bất thường ống tủy sống ở lần mang thai trước: 4 - 5mg acid folic mỗi ngày, bắt đầu một tháng trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Tương tác thuốc của Acid folic
Dùng chung folat với sulphasalazin, thuốc tránh thai: hấp thu folat có thể bị giảm.
Dùng chung acid folic với thuốc chống co giật: nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tác dụng phụ của Acid folic
Hiếm gặp: ngứa, nổi ban, mày đay và rối loạn tiêu hóa.
Đề phòng khi dùng Acid folic
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Thai kỳ
Acid folic liều cao chỉ nên dùng cho phụ nữ 1 tháng trước khi mang thai và 3 tháng sau khi mang thai ở phụ nữ có nguy cơ hoặc tiền sử mang thai bị bất thường về ống đốt sống thai nhi.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sắt

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Săt
Tác dụng của Sắt
Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu.
Chỉ định khi dùng Sắt
Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.
Cách dùng Sắt
Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:
Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:
Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:
Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):
Dùng 256 mg sắt sulfat.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:
Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:
Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.
Liều dùng sắt cho trẻ em
Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày;
Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung;
Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên;
Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày;
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày;
Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày;
Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày;
Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.
Thận trọng khi dùng Sắt
Dị ứng với thuốc sắt, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa sắt. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
Cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng vì sắt không phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Người cao tuổi.
Có vấn đề ở dạ dày hoặc ruột, ví dụ như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm túi thừa, viêm loét;
Thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, hoặc các loại thiếu máu khác;
Một tình trạng gây thiếu máu, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase [G6PD];
Các vấn đề máu, ví dụ như rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh thalassemia;
Truyền máu lượng lớn;
Đang dùng bất kỳ thuốc nào sau đây: một số loại kháng sinh (ví dụ như penicillamine, chloramphenicol, quinolone như ciprofloxacin/norfloxacin), các bisphosphonate (ví dụ như alendronate), levodopa, methyldopa, thuốc trị bệnh về tuyến giáp (ví dụ như levothyroxin).
Tác dụng phụ của Sắt
Táo bón;
Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín;
Tiêu chảy;
Chán ăn;
Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng;
Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa;
Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
Có máu hoặc vệt máu trong phân;
Sốt.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calci Lactat

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calcium lactat pentahydrat
Tác dụng của Calci Lactat
Calcium là một cation cần thiết cho sự ổn định chức năng của hệ thần kinh, cơ, xương và tính thẩm thấu của màng tế bào, mao quản.
Chỉ định khi dùng Calci Lactat
Tăng nhu cầu về calcium như phụ nữ có thai và cho con bú, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (thiếu niên, tuổi dậy thì). Chứng loãng xương ở người lớn tuổi, hay điều trị bằng corticoid, còi xương, sau mãn kinh.
– Điều trị tình trạng thiếu calcium.
Cách dùng Calci Lactat
– Nên uống trong hoặc sau bữa ăn.
– Liều thông thường:
+ Người lớn: 1 – 2 (viên 650 mg, ống 500 mg/10ml) /ngày, chia 2 – 4 lần.
+ Trẻ em: uống 1 (viên 650mg,ống 500 mg/10ml) /ngày, chia 2 – 4 lần.
Thận trọng khi dùng Calci Lactat
– Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim hay sarcoidose.
– Không nên dùng thuốc để điều trị trong thời gian kéo dài.
– Tăng calcium huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calcium huyết. Nếu cần thiết thì phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
– Tránh dùng ở những bệnh nhân bị sỏi thận calcium, hoặc có tiền sử sỏi thận. Bệnh nhân có nguy cơ sỏi thận cần phải uống nhiều nước.
– Ngoại trừ những chỉ định thật cụ thể, tránh dùng vitamin D liều cao trong khi đang điều trị bằng calcium.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY:
Thận trọng khi sử thuốc cho người lái xe hoặc vận hành máy.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
Phụ nữ mang thai và cho con bú dùng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Chống chỉ định với Calci Lactat
– Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
– Bệnh thận nặng, tăng calcium huyết, u ác tính phá hủy xương, tăng calcium niệu, loãng xương do bất động.
– Người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tương tác thuốc của Calci Lactat
– Dùng đồng thời với vitamin D và các dẫn chất sẽ làm tăng hấp thu calcium.
– Không dùng calcium trong vòng 3 giờ trước hoặc sau khi uống tetracycline, fluor, biphosphonate, quinolone do có thể tạo phức khó tan không hấp thu được.
– Calcium làm tăng độc tính đối với tim của các glycoside digitalis vì tăng nồng độ calcium huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ – K+ – ATPase của glycoside tim.
– Glucocorticoid làm giảm hấp thu calcium qua đường tiêu hóa.
– Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide giảm calcium niệu nên có nguy cơ làm tăng nồng độ calcium huyết.
Tác dụng phụ của Calci Lactat
– Rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn).
– Dùng liều cao làm thay đổi calcium huyết, calci niệu, gây nổi mụn trên da diện rộng, nổi mề đay, mẩn ngứa.
– Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều khi dùng Calci Lactat
– Sử dụng liều cao có thể có các triệu chứng của tình trạng tăng calcium huyết và tăng calcium niệu bao gồm biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.
– Xử trí khi bị quá liều:
+ Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
+ Dùng furosemide hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calcium (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại thiazide do làm tăng sự tái hấp thu calcium ở thận).
+ Thẩm phân máu.
+ Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Iod

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Tác dụng của Iod

Thuốc iod (dùng ngoài da) được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các nhiễm trùng có thể xảy ra ở vết xước và vết cắt nhỏ. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng. Thuốc iod (dùng ngoài da) thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Sát trùng: ngăn ngừa và điều trị các nhiễm trùng nhỏ, vết thương trên bề mặt da; giảm tải vi sinh vật trên vết thương;
  • Chữa lành vết thương: làm chậm sự hình thành vảy; làm tổn thương nhẹ và mềm.

Khi dùng thuốc iod, bạn nên thực hiện theo đúng những hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Một số điều bạn cần lưu ý là:

  • Bạn không được uống dạng thuốc iod dùng ngoài da;
  • Tránh xa mắt vì thuốc có thể gây kích ứng. Nếu bạn vô tình để thuốc dính vào mắt, hãy rửa với nước ngay lập tức;
  • Không sử dụng thuốc iod để bôi vào vết thương sâu, vết thương đâm thủng, vết cắn của động vật hoặc bỏng nặng;
  • Sau khi thoa thuốc iod, không che vết thương chặt bằng băng hoặc gạt.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Iod

Thuốc sát trùng iod dạng dùng ngoài da có nhiều dạng bào chế với thời gian sử dụng khác nhau bao gồm:

  • Dạng Iod dùng ngoài da hoặc dung dịch hoặc cồn: không dùng trên 10 ngày;
  • Dạng miếng dán cadexomer iod: không sử dụng liên tục trên 3 tháng;
  • Dạng gel cadexomer iod: dùng mỗi lần tối đa 50 g và liều dùng tối đa hàng tuần là 150 g; không sử dụng liên tục trên 3 tháng.

Thuốc sát trùng iod dạng dùng ngoài da có nhiều dạng bào chế bao gồm Iod (dạng dùng ngoài da hoặc dung dịch hoặc cồn) và không dùng trên 10 ngày.

Thuốc iod có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch: 10%.
  • Gel và miếng dán: 0,9 %.
Thận trọng khi dùng Iod

Trước khi dùng iod, báo với bác sĩ nếu bạn:

  • Dị ứng với iod, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa iod. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;
  • Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật;
  • Dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi mà không có hướng dẫn của bác sĩ;
  • Người cao tuổi.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Iod

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc iod. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Vết cắn động vật;
  • Vết thương sâu;
  • Bỏng nặng.
Tác dụng phụ của Iod

Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn mắc tình trạng sau: phát ban, phù mạch, sốt, đau khớp, xuất huyết da/niêm mạc, tăng bạch cầu ưa eosin, nổi mề đay, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối hoặc viêm quanh động mạch.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Iod

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.