Grepiflox®

Grepiflox® thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone, có tác dụng trong việc điều trị một loạt các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Levofloxacine
Dạng bào chế
Thuốc Grepiflox® có những dạng dịch truyền 500 mg/100 ml.
Dạng đóng gói
Hộp 1 túi 100ml
Hàm lượng
500mg/100ml
Sản xuất
P.L Rivero Y Cia S.A - ÁC HEN TI NA
Đăng ký
Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp
Số đăng ký
VN-2803-07
Tác dụng của Grepiflox®

Grepiflox® thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone, có tác dụng trong việc điều trị một loạt các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của chúng. Thuốc này sẽ không hiệu quả cho chứng nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường và cúm). Việc sử dụng khi không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể giảm hiệu quả của thuốc.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định khi dùng Grepiflox®
Điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình & nặng ở người lớn > 18 tuổi như: Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, nhiễm trùng da & cấu trúc da, nhiễm trùng đường tiết niệu có & không có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp tính.
Cách dùng Grepiflox®

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phổi bệnh viện:

Bạn dùng 750 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 1 ngày 1 lần trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phổi:

Bạn dùng 750 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 1 ngày 1 lần trong khoảng trong 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xoang:

Bạn dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 1 ngày 1 lần trong khoảng từ 10 đến 14 ngày hoặc dùng 750 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 1 ngày 1 lần trong 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phế quản:

Bạn dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 1 ngày 1 lần trong 7 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm da hoặc nhiễm trùng mô mềm:

Đối với trường hợp nhiễm trùng không biến chứng, bạn dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch trong 7−10 ngày.

Đối với trường hợp nhiễm trùng biến chứng, bạn dùng 750 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 7−14 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt:

Bạn dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 1 ngày 1 lần trong 28 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:

Đối với trường hợp nhiễm trùng biến chứng:

  • Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn Enterococcus faecalis, Enterobacter cloacae, Ecoli, Kpneumoniae, Proteusmirabilis hoặc Pseudomonas aeruginosa, bạn dùng 250 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10 ngày;
  • Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn Ecoli, K pneumoniae hoặc P mirabilis, bạn dùng 750 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 5 ngày.

Đối với trường hợp nhiễm trùng không có biến chứng: bạn dùng 250 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 3 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm bể thận – cấp tính:

Đối với trường hợp do vi khuẩn Escherichia coli, bạn dùng 250 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10 ngày.

Đối với trường hợp do khuẩn E coli (kể cả trường hợp có nhiễm khuẩn đồng thời), bạn dùng 750 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm bàng quang:

Bạn dùng 250 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 3 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị dự phòng Anthrax:

Liều dự phòng sau phơi nhiễm với vi khuẩn Bacillus anthracis hô hấp là 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong vòng 60 ngày sau khi tiếp xúc.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh dịch hạch hoặc dự phòng dịch hạch:

Để điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng, bạn dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10−14 ngày. Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với virus Yersinia pestis. Liều cao (750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày) có thể được sử dụng để điều trị các bệnh dịch hạch nếu có chỉ định lâm sàng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh virus Bacillus anthracis:

Liều cấp cứu điều trị phổ biến là 500 mg thuốc uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 60 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh lao hoạt động:

Bạn dùng 500−1.000 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm niệu đạo không phải do lậu cầu:

Bạn dùng 500 mg thuốc uống một lần mỗi ngày trong 7 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia:

Bạn dùng 500 mg thuốc uống một lần mỗi ngày trong 7 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm vùng xương chậu (PID):

Đối với bệnh nhẹ đến nặng vừa, bạn dùng 500 mg thuốc uống mỗi ngày một lần trong 14 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mào tinh hoàn – lây truyền qua đường tình dục:

Bạn dùng 500 mg thuốc uống mỗi ngày một lần trong 10 ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em dự phòng Anthrax hoặc điều trị bệnh dịch hạch:

Thuốc dùng dê điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với khuẩn đường hô hấp anthracis B hoặc điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng.

  • Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi và nhẹ hơn 50 kg, bạn cho bé dùng 8 mg/kg thuốc bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 12 giờ 1 lần trong 60 ngày. Bạn không dùng vượt quá 250 mg thuốc/ lần.
  • Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi và nặng 50 kg trở lên, bạn cho trẻ dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 24 giờ 1 lần trong 60 ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em dự phòng dịch hạch:

  • Nếu trẻ 6 tháng tuổi trở lên và nhẹ hơn 50 kg, bạn cho trẻ dùng 8 mg/kg thuốc bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 12 giờ 1 lần trong 10 đến 14 ngày. Bạn không dùng vượt quá 250 mg thuốc/ lần.
  • Nếu trẻ 6 tháng tuổi trở lên và nặng 50 kg trở lên, bạn cho trẻ dùng 500 mg thuốc bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch, 24 giờ 1 lần trong 10 đến 14 ngày.
Thận trọng khi dùng Grepiflox®

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng hoặc có phản ứng nghiêm trọng với thuốc Grepiflox®, bất kỳ kháng sinh quinolone hoặc kháng sinh fluoroquinolone khác như ciprofloxacin (Cipro®), gatifloxacin (Tequin®), gemifloxacin, lomefloxacin (Maxaquin), moxifloxacin (Avelox®), axit nalidixic (neggram®), norfloxacin (Noroxin®), ofloxacin (Floxin®), sparfloxacin (Zagam®) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong viên thuốc hoặc dung dịch Grepiflox®;
  • Bạn đang sử dụng các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác, vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng ví dụ như các loại thuốc chống đông như warfarin (Coumadin®, Jantoven®), thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần cyclosporine (Gengraf®, Neoral®, Sandimune®), thuốc lợi tiểu, insulin, thuốc điều trị bệnh tiểu đường như glyburide, amiodarone (Cordarone®), procainamide (Procanbid®), quinidine, và sotalol (Betapace®, Betapace® AF, Sorine®), thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen (Advil®, Motrin®) và naproxen (Aleve®, Naprosyn), tacrolimus (Prograf®) hoặc theophylline (Elixophyllin®, Theo-24®, Uniphyl®);
  • Bạn đang uống thuốc kháng acid có chứa nhôm hydroxide hay magnesium hydroxide (Maalox®, Mylanta®, Tums®), didanosine (Videx®), sucralfate hoặc vitamin hoặc khoáng chất có chứa sắt hoặc kẽm, dùng thuốc 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Grepiflox®;
  • Bạn có hay đã từng có bệnh QT kéo dài hoặc nhịp tim bất thường và các vấn đề thần kinh, mức độ kali thấp trong máu, nhịp tim chậm, xơ cứng động mạch não, co giật, đau ngực hoặc bệnh gan;
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai, đang cho con bú.

Bên cạnh đó, thuốc Grepiflox® có thể gây lú lẫn, chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi nên bạn không lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo hoặc phối hợp cho đến khi biết được thuốc này ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bạn nên lên kế hoạch để tránh tiếp xúc không cần thiết hoặc kéo dài với ánh nắng và tia cực tím, mặc quần áo bảo hộ, kính mát và kem chống nắng. Grepiflox® có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng cực tím. Nếu da trở nên ửng đỏ, sưng, hoặc phồng rộp như bị cháy nắng, bạn hãy gọi cho bác sĩ.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Grepiflox®
Quá mẫn nhóm quinolone, người > 18 tuổi, phụ nữ nghi ngờ hoặc đang mang thai, đang cho con bú, người bị động kinh.
Tương tác thuốc của Grepiflox®

Thuốc Grepiflox® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Grepiflox® bao gồm:

  • Thuốc chống loạn nhịp (ví dụ như amiodarone, dofetilide, procainamid, quinidine, sotalol), asenapine, bepridil, chloroquine, cisapride, citalopram, clozapine, crizotinib, dolasetron, droperidol, halofantrine, haloperidol, iloperidone, imidazoles (fluconazole, ketoconazole), macrolide (ví dụ như erythromycin), maprotiline, methadone, nilotinib, ondansetron, paliperidone, pentamidine, phenothiazines, pimozid, quetiapine, romidepsin, tacrolimus, telithromycin, tetrabenazin, toremifene, thuốc chống trầm cảm ba vòng (nortriptyline), tyrosine, vandetanib hoặc ziprasidone vì nguy cơ các vấn đề về tim nghiêm trọng bao gồm nhịp tim không đều có thể tăng lên;
  • Insulin hoặc thuốc tiểu đường miệng (ví dụ như glyburide) vì nguy cơ cao hoặc thấp đường trong máu có thể tăng lên;
  • Corticosteroid (ví dụ như prednisone) vì nguy cơ các vấn đề về gân có thể tăng lên;
  • Thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin) vì nguy cơ chảy máu có thể tăng lên;
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (ví dụ như ibuprofen) hoặc theophylline vì nguy cơ các phản ứng phụ nghiêm trọng, kể cả động kinh. 

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ví dụ như:

  • Nhịp tim chậm;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Tiêu chảy;
  • Vấn đề về nhịp tim (ví dụ như QT kéo dài) hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh này;
  • Hạ kali trong máu (kali thấp trong máu) hoặc chưa được điều trị;
  • Bệnh gan (bao gồm viêm gan);
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim (giảm nguồn cung cấp máu trong tim);
  • Động kinh;
  • Bệnh não (ví dụ như xơ cứng động mạch);
  • Bệnh thận;
  • Ghép nội tạng (ví dụ như tim, thận, phổi);
  • Rối loạn gân khớp (ví dụ như viêm thấp khớp);
  • Nhược cơ (nhược cơ nặng).
Tác dụng phụ của Grepiflox®

Bạn nên gọi cấp cứu ngay nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Bên cạnh đó, bạn nên ngừng sử dụng thuốc này và gọi cho bác sĩ ngay nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau ngực và chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh;
  • Đau đột ngột, khớp kêu răng rắc, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc mất khả năng cử động ở bất kỳ khớp xương nào;
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu;
  • Nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, run, cảm giác, suy nghĩ hay lo lắng bồn chồn bất thường, mất ngủ, ác mộng, động kinh (co giật);
  • Nhức đầu dữ dội, ù tai, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau phía sau mắt;
  • Da tái, sốt, suy nhược, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu;
  • Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu;
  • Tê, đau rát, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân;
  • Dấu hiệu phát ban da, dù nhẹ;
  • Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc cơ thể phía trên) gây phồng rộp và bong tróc.

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:

  • Tiêu chảy nhẹ, táo bón, nôn mửa;
  • Khó ngủ (mất ngủ);
  • Đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt
  • Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Grepiflox®
Theo các nghiên cứu về độc tính trên động vật, các dấu hiệu quan trọng nhất có thể thấy sau khi quá liều levofloxacin cấp tính là các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, ù tai, rối loạn tri giác và co giật kiểu động kinh. Nếu xảy ra quá liều có ý nghĩa, nên điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu, bao gồm thẩm phân màng bụng và CAPD (thẩm phân màng bụng liên tục lưu động), không có hiệu quả thải trừ levofloxacin khỏi cơ thể. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.Nếu uống quá liều, có thể xảy ra các phản ứng tiêu hóa như buồn nôn và ăn mòn niêm mạc. Nên rửa ruột và dùng thuốc kháng-acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đề phòng khi dùng Grepiflox®
- Thận trọng khi dùng thuốc cho: Bệnh nhân suy thận nặng, người già, người tiền sử co giật.
- Không dùng thuốc cho người đang lái xe, vận hành máy.
Bảo quản Grepiflox®

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Levofloxacine

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Levofloxacine hernihydrat
Dược lực của Levofloxacine
Levofloxacin là một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp dùng đường uống và đường tĩnh mạch. Là một tác nhân kháng khuẩn fluoroquinolone, levofloxacin ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN. Levofloxacin có tính diệt khuẩn cao in vitro. Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình. Thường không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa cần dùng liệu pháp phối hợp.
Dược động học của Levofloxacine
-Hấp thu : sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh. Sinh khả dụng tuyệt đối vào khoảng 100%. Thức ăn ít ảnh hưởng trên sự hấp thu levofloxacin.
-Phân bố: Khoảng 30-40% levofloxacin gắn với protein huyết thanh. Trạng thái nồng độ ổn định đạt được trong vòng 3 ngày. Thuốc thâm nhập tốt vào mô xương, dịch nốt phỏng, và mô phổi, nhưng kém vào dịch não tủy.
-Chuyển hoá: Levofloxacin được chuyển hóa rất thấp, hai chất chuyển hóa chiếm - Thải trừ: Levofloxacin được thải trừ khỏi huyết tương tương đối chậm (T1/2: 6-8 giờ). Bài tiết chủ yếu qua thận (> 85% liều dùng). Khi bị giảm chức năng thận, sự thải trừ và thanh thải ở thận giảm đi, và thời gian bán thải tăng lên (với độ thanh thải creatinine trong khoảng 20-40 ml/ phút, T1/2 là 27 giờ). Không có sự khác biệt lớn về các thông số dược động học sau khi uống hoặc sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, gợi ý rằng có thể dùng đường uống và đường tĩnh mạch thay thế cho nhau.
Chỉ định khi dùng Levofloxacine
Levofloxacin được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra sau đây:
- Viêm xoang cấp.
- Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.
- Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận.
- Nhiễm khuẩn ở da và phần mềm.
Cách dùng Levofloxacine
Liều lượng và đường dùng tùy từng loại và độ nặng nhiễm khuẩn và độ nhạy của tác nhân gây bệnh được nghi ngờ. Trong trường hợp cần phải điều trị bước đầu bằng đường tĩnh mạch với dung dịch tiêm truyền levofloxacin (bệnh nhân không thích hợp với đường uống), sau vài ngày có thể chuyển từ đường tĩnh mạch lúc đầu sang dùng đường uống với cùng liều lượng, tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Liều lượng, thời gian điều trị và đường dùng trên người lớn có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinin > 50 ml/phút):
- Viêm xoang cấp: uống 500 mg mỗi ngày một lần trong 10 đến 14 ngày.
- Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn: uống 250 - 500 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày.
- Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: uống hoặc truyền tĩnh mạch 500 mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong 7 đến 14 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận-bể thận: uống hoặc truyền tĩnh mạch 250 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nên xem xét tăng liều dùng bằng đường tĩnh mạch.
- Nhiễm khuẩn da và phần mềm: uống hoặc truyền tĩnh mạch 250 mg mỗi ngày một lần hoặc 500 mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong 7 đến 14 ngày.Liều dùng trên bệnh nhân người lớn bị suy thận (thanh thải creatinine ≤ 50 ml/phút): Tùy độ nặng của nhiễm khuẩn
Những đối tượng đặc biệt: Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy chức năng gan.Không cần chỉnh liều trên bệnh nhân cao tuổi. Tuy vậy, cần đặc biệt chú ý đến chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi, và chỉ cần điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.
Cách dùng:
- Thuốc viên Levofloxacin cần được nuốt trọn, không nghiền nát, với một lượng nước vừa đủ. Thuốc có thể bẻ theo đường khía để phân liều. Thuốc có thể uống trong bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn.
- Dung dịch Levofloxacin chỉ dùng để truyền tĩnh mạch chậm mỗi ngày một hoặc hai lần. Thời gian tiêm truyền ít nhất phải là 30 phút đối với chai dung dịch levofloxacin 250mg, và 60 phút đối với chai 500mg.
Thận trọng khi dùng Levofloxacine
- Trên bệnh nhân có bẩm chất co giật, ví dụ trong trường hợp dùng chung nhiều thuốc (xem Tương tác thuốc), và cũng như các quinolone khác, phải hết sức thận trọng khi dùng levofloxacin.
- Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng, dai dẳng và/hoặc có máu, trong và sau khi điều trị levofloxacin, có thể là triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Nếu nghi viêm đại tràng giả mạc, phải lập tức ngưng dùng levofloxacin.
- Viêm gân, hạn hữu được nhận thấy với quinolone, đôi khi có thể dẫn đến đứt gân, đặc biệt là gân gót (gân Achilles). Tác dụng không mong muốn này xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị và có thể xảy ra cả hai bên. Bệnh nhân lớn tuổi dễ bị viêm gân hơn. Nguy cơ đứt gân có thể gia tăng khi dùng chung với corticosteroid. Nếu nghi viêm gân, phải lập tức ngưng điều trị levofloxacin và phải để cho gân đang tổn thương được nghỉ ngơi.
- Trên bệnh nhân suy thận, phải điều chỉnh liều levofloxacin vì levofloxacin được bài tiết chủ yếu qua thận.
- Tuy nhạy cảm với ánh sáng rất hiếm gặp với levofloxacin, nhưng bệnh nhân không nên phơi nhiễm một cách không cần thiết với ánh nắng chói hoặc tia cực tím nhân tạo.
- Cũng như các kháng sinh khác, sử dụng levofloxacin, nhất là dùng kéo dài, có thể làm cho các vi sinh vật kháng thuốc phát triển. Cần thiết phải đánh giá tình trạng bệnh nhân lặp lại nhiều lần. Nếu xảy ra bội nhiễm trong khi điều trị, nên áp dụng các biện pháp thích hợp.
- Bệnh nhân bị thiếu hoạt tính enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase tiềm ẩn hoặc thật sự dễ gặp phản ứng tan huyết khi điều trị với các thuốc kháng khuẩn quinolone. Cần xét đến khả năng này khi dùng levofloxacin.
Lái xe và vận hành máy: Levofloxacin có thể gây những tác dụng không mong muốn như ù tai, chóng mặt, buồn ngủ và rối loạn thị giác, có thể trở thành một nguy cơ trong những trường hợp như lái xe hoặc vận hành máy.
Chống chỉ định với Levofloxacine
Levofloxacin bị chống chỉ định:
- Trên bệnh nhân tăng mẫn cảm (dị ứng) với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
- Trên bệnh nhân động kinh.
- Trên bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone.
- Trên trẻ em hoặc thiếu niên.
- Trên phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Tương tác thuốc của Levofloxacine
Thuốc viên:
Không có sự tương tác có ý nghĩa với thức ăn. Hai giờ trước hoặc sau khi uống levofloxacin, không nên uống những chế phẩm có chứa các cation hóa trị hai hoặc hóa trị ba như các muối sắt hoặc thuốc kháng-acid chứa magnesi hay nhôm, vì có thể làm giảm hấp thu. Sinh khả dụng của levofloxacin giảm có ý nghĩa khi thuốc được dùng chung với sucralfate, vì thế chỉ nên uống sucralfate 2 giờ sau khi uống levofloxacin.
Thuốc và dung dịch tiêm truyền:
Trong một nghiên cứu lâm sàng, không thấy các tương tác dược động học của levofloxacin với theophyllin. Tuy vậy, ngưỡng co giật ở não có thể giảm đáng kể khi dùng chung quinolone với theophyllin, fenbufen hoặc các thuốc kháng viêm không-steroid tương tự hoặc các thuốc khác có tác dụng hạ thấp ngưỡng co giật.
Nên thận trọng khi dùng chung levofloxacin với những thuốc ảnh hưởng sự bài tiết ở ống thận như probenecid và cimetidine, đặc biệt là trên bệnh nhân suy thận.Tăng thời gian đông máu (PT/INR) và/hoặc chảy máu, có thể trầm trọng, đã được báo cáo trên bệnh nhân được điều trị levofloxacin phối hợp với thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ warfarin). Do đó, cần theo dõi các xét nghiệm đông máu trên bệnh nhân được điều trị thuốc đối kháng vitamin K.
Tác dụng phụ của Levofloxacine
Tần suất các tác dụng không mong muốn: thường gặp: (>1/100 và 1/1000 và 1/10.000 và Những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra khi dùng Levofloxacin:
Hệ tiêu hóa:
Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy. Ít gặp: Chán ăn, ói mửa, khó tiêu (nặng bụng), đau bụng. Hiếm gặp: Tiêu chảy có máu mà trong một số trường hợp rất hiếm có thể là viêm ruột-đại tràng, kể cả viêm đại tràng giả mạc (viêm ruột kết nặng). Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết (giảm lượng đường trong máu) nhất là trên bệnh nhân tiểu đường.
Phản ứng ngoài da và dị ứng: Ít gặp: Nổi mẩn, ngứa; Hiếm gặp: Nổi mề đay, co thắt phế quản/khó thở; Rất hiếm: Phù Quincke (phù mặt, lưỡi, họng hoặc thanh quản), hạ huyết áp, sốc phản vệ hoặc giống phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể gây chết đột ngột), nhạy cảm ánh sáng; Một số trường hợp cá biệt bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng nổi bọng nước ngoài da và niêm mạc), hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell, tức các phản ứng nổi bọng nước trên da) và viêm đỏ da đa dạng xuất tiết (nổi mẩn viêm đỏ và có bọng nước). Các phản ứng da-niêm và phản ứng phản vệ/giống phản vệ đôi khi có thể xảy ra sau khi dùng liều đầu tiên.
Hệ thần kinh:
Ít gặp: Nhức đầu, ù tai/chóng mặt, buồn ngủ và mất ngủ; Hiếm gặp: Trầm cảm, lo sợ, phản ứng loạn thần (kèm ảo giác), dị cảm (cảm giác bất thường như tê, kim châm và bỏng rát), run, kích động, lú lẫn, co giật; Rất hiếm: Nhược cảm (giảm nhạy cảm với kích thích hoặc giảm cảm giác), rối loạn thị giác và thính giác, rối loạn vị giác và khứu giác.
Hệ tim mạch: Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp; Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ/giống phản vệ.Cơ và xương: Hiếm gặp: Ðau khớp, đau cơ, rối loạn gân cơ kể cả viêm gân (ví dụ gân Achilles); Rất hiếm: Ðứt gân, yếu cơ có thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên bệnh nhân bị bệnh nhược cơ nặng (một loại bệnh cơ tiến triển mạn tính); Một số trường hợp cá biệt bị tiêu cơ vân.
-Gan và thận:
Thường gặp: Tăng các enzym gan (các transaminase ALAT và ASAT); Ít gặp: Tăng bilirubin và creatinin hyết thanh
Rất hiếm: Viêm gan và suy thận cấp.
-Máu:
Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu; Hiếm gặp: Giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu; Rất hiếm: Mất bạch cầu hạt; Một số trường hợp cá biệt bị thiếu máu tan huyết (số lượng hồng cầu giảm rõ rệt) và thiếu máu toàn dòng (giảm đáng kể số lượng tất cả các loại tế bào máu).
Các tác dụng phụ khác:
Ít gặp: Suy nhược, nhiễm nấm và tăng sinh các vi khuẩn kháng thuốc khác; Rất hiếm: Viêm phổi dị ứng, sốt. Các tác dụng không mong muốn khác có thể gặp liên quan với nhóm fluoroquinolone: Rất hiếm: Triệu chứng ngoài tháp và các rối loạn khác về phối hợp cơ, viêm mạch máu dị ứng và các đợt rối loạn chuyển hóa porphyrin trên bệnh nhân bị loại bệnh chuyển hóa này.Chỉ xảy ra với dung dịch tiêm truyền: Thường gặp: Ðau, đỏ tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch.
Quá liều khi dùng Levofloxacine
Theo các nghiên cứu về độc tính trên động vật, các dấu hiệu quan trọng nhất có thể thấy sau khi quá liều levofloxacin cấp tính là các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, ù tai, rối loạn tri giác và co giật kiểu động kinh. Nếu xảy ra quá liều có ý nghĩa, nên điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu, bao gồm thẩm phân màng bụng và CAPD (thẩm phân màng bụng liên tục lưu động), không có hiệu quả thải trừ levofloxacin khỏi cơ thể. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.Nếu uống quá liều, có thể xảy ra các phản ứng tiêu hóa như buồn nôn và ăn mòn niêm mạc. Nên rửa ruột và dùng thuốc kháng-acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bảo quản Levofloxacine
- Viên bao phim: Không cần điều kiện bảo quản đặc biệt. Bảo quản dưới 30 độ C.
- Dung dịch tiêm truyền: Ðể thuốc trong hộp, tránh ánh sáng. Bảo quản dưới 30 độ C. Sau khi lấy ra khỏi hộp, để trong điều kiện ánh sáng trong nhà tối đa là 3 ngày.