Hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu được sử dụng với mục đích ngừa thai, giảm nhiễm trùng, chữa táo bón, phong, giang mai và một số bệnh lý khác.

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu được sử dụng với mục đích ngừa thai, chữa táo bón, phong, giang mai và một số bệnh lý khác.

Bạn có thể thoa dầu thầu dầu lên da (đắp lên chỗ sưng) để trị bệnh lý sau:

  • Các rối loạn về da, mụn nhọt;
  • Các túi nhiễm trùng (áp xe);
  • Viêm tai giữa, đau nửa đầu.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng dầu thầu dầu với những mục đích sau:

  • Điều trị táo bón;
  • Bắt đầu chuyển dạ trong thời kỳ mang thai;
  • Làm mềm da và chân chai, giảm các u nang và mụn cơm;
  • Thoa trên da để điều trị viêm xương khớp;
  • Ngừa thai, có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Hạt thầu dầu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế của loại thảo dược này. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách dùng Hạt thầu dầu

Bạn có thể uống dầu thầu dầu như sau:

  • Đối với hầu hết bệnh lý: bạn dùng 15-60ml dầu thầu dầu;
  • Đối với việc làm sạch ruột: bạn dùng 30-80ml dầu thầu dầu với nước duy nhất một lần;
  • Đối với phương pháp nội soi: bạn dùng 60ml dầu thầu dầu vào đêm trước khi tiến hành nội soi.

Bạn cũng có thể dùng dầu qua đường bôi trực tiếp như:

  • Giảm viêm lông mi: bạn dùng dầu thầu dầu trên lông mi và mi mắt ít nhất 3-4 lần mỗi ngày trong một tuần.

Liều dùng của hạt thầu dầu có thể khác nhau và thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi và một số vấn đề khác. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về việc dùng dầu thầu dầu ở trẻ em dưới 18 tuổi. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Loại thảo dược này được bào chế dưới dạng hạt và tinh dầu.

Tác dụng phụ của Hạt thầu dầu

Khi bạn uống dầu thầu dầu, có thể xảy ra những phản ứng phụ như:

  • Co thắt ở bụng;
  • Nhịp tim bất thường;
  • Buồn ngủ;
  • Biếng ăn;
  • Ợ hơi;
  • Kích ứng ruột già;
  • Táo bón;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Mất cân bằng chất lỏng hoặc điện giải;
  • Khó tiêu;
  • Nhức đầu;
  • Mất ngủ;
  • Rò rỉ dịch màng ối vào máu của phụ nữ mang thai;
  • Mức kali thấp;
  • Chuột rút;
  • Buồn nôn;
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn;
  • Nôn mửa;
  • Yếu, mệt mỏi cơ thể.

Ngoài ra, khi sử dụng dầu thầu dầu dưới dạng thoa trên da, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Kích ứng da;
  • Cảm giác châm chích;
  • Phát ban;
  • Ngứa;
  • Nổi mề đay;
  • Sưng mặt, môi hoặc lưỡi;
  • Chảy máu.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.