Không chỉ là loài cây cho hoa đẹp, có hương thơm, thân và hoa của cây hoa quỳnh còn là những vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu những tác dụng của loại thảo dược này.
Cây hoa quỳnh là một loài thực vật thuộc họ xương rồng, thường được trồng để làm cảnh. Các đốt thân cây có dạng dẹp, trông gần như những chiếc lá lớn, màu xanh lục và hơi tía ở phần mép thân. Rìa mép thân có gai xen lẫn với những lông tơ trắng nhỏ. Hoa rất lớn, nở về đêm, tỏa hương thơm ngào ngạt. Các cánh hoa ở lớp bên ngoài thường có màu nâu hay cam nhạt, các cánh hoa bên trong có màu trắng hoặc đỏ hay tím… Nhị và nhụy hoa có cuống rất dài. Những bông hoa nở trong khoảng vài giờ và héo rũ vào sáng hôm sau.
Đây là loài cây có nguồn gốc từ các vùng sa mạc và bán sa mạc của Antilles (quần đảo thuộc vùng biển Caribbean), Mexico, Mỹ. Theo một số tài liệu, cây hoa quỳnh được Christopher Columbus đưa sang châu Âu vào thế kỷ XV. Sau loài cây này được đưa sang trồng ở nhiều khu vực khác chủ yếu với mục đích làm cảnh.
Ở Việt Nam có một số loại hoa quỳnh sau:
Hoa, thân và cành non của loài cây này thường được sử dụng để điều trị các trường hợp như đau ngực (đau thắt ngực), phù nề kết hợp với suy tim. Loài thảo dược này cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang và các bệnh lý về đường niệu, giảm đau bụng kinh. Dược liệu bào chế từ cây hoa quỳnh còn có thể sử dụng như một loại dung dịch dùng bôi trực tiếp để điều trị đau khớp.
Ngoài ra, các bộ phận của cây quỳnh có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài dùng tươi, loại thảo mộc này còn có các dạng bào chế sau:
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng một số chất có trong thân cây, hoa của loài cây này có thể giúp kích thích và tăng cường hoạt động của tim. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Liều dùng thảo dược này có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc hoặc bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Đông y dùng hoa quỳnh để chữa các chứng bệnh sau:
Bài thuốc trị ho, long đờm
Khi dùng thảo dược này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Trong một số trường hợp, bệnh nhân dùng trực tiếp dịch chiết của loại thảo dược này lên da, phản ứng dị ứng như phồng rộp và nổi mụn nước có thể xảy ra.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.