Lục vị là bài thuốc cổ phương do danh y nổi tiếng đời nhà Hán là Trương Trọng Cảnh xây dựng, từ lâu được nhân dân tin dùng. Đây là bài thuốc dựa trên nguyên tắc tam bổ, tam tả. Ba vị thuốc bổ là thục địa, sơn thù, hoài sơn được xếp sánh đôi với ba vị tả là phục linh, trạch tả, mẫu đơn bì để bài thuốc có tác dụng bổ mà không trệ. Thục địa với trạch tả bổ thận; sơn thù với đan bì bổ can; hoài sơn với bạch linh bổ tỳ. Theo Hải Thượng Lãn Ông ở bài thuốc này do có bổ có tả mà thành công bình bổ, đã bổ thận lại kiêm luôn cả bổ tỳ, rõ là phương thuốc hay xưa nay không thay đổi đượcCông dụng:Tu bổ thận thuỷ, dùng cho người gầy yếu, mỏi mệt, nóng khát, ra mồ hôi trộm, váng đầu, ù tai, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, táo bón, nước tiểu vàng, đại tiện ra máu.
Cách dùng Hoàn lục vị bổ thận âm
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên; ( Liều dùng cho 1 viên chứa: Thục địa 0,32 g; Sơn thù (Fructus Corni) 0,16 g; Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) 0,16 g; Trạch tả(Rhizoma Alismatis ) 0,12 g; Bạch linh (Poria) 0,12 g; Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) 0,12 g;)
Chống chỉ định với Hoàn lục vị bổ thận âm
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc - Ăn không tiêu, đại tiện lỏng do hư hàn hoặc cảm sốt không nên dùng.
Tác dụng phụ của Hoàn lục vị bổ thận âm
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Hoàn lục vị bổ thận âm
Phụ nữ có thai, người tiểu đường cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bảo quản Hoàn lục vị bổ thận âm
Để nơi khô ráo, thoáng mát. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Dùng Hoàn lục vị bổ thận âm theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Thục địa
Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Thục địa
Tác dụng của Thục địa
Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt. Bào chế: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau. Bảo quản: Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán. Mô tả Dược liệu: Vị thuốc Thục địa là loại Sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt. Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn. Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận. Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose. Tác dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
Chỉ định khi dùng Thục địa
- Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...- Bổ huyết điều kinh.- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
Cách dùng Thục địa
12 - 64gam/ 24 giờ.
Chống chỉ định với Thục địa
Người tỳ vị hư hàn.
Tác dụng phụ của Thục địa
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).