+ Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận mạn.+ Hoàng kỳ chích mật: Kiện tỳ ích khí. + Sinh Hoàng kỳ: Cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ sinh cơ.
Cách dùng Hoàng kỳ chế
6 - 12g một ngày, có thể tới 40 - 80g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao. Bài thuốc :1. Chữa phù thũng, phong thấp: Hoàng kỳ 5g, Cam thảo 2g, Phòng kỷ 5g, Quế chi 3g, Phục linh 6g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống trong ngày. 2. Chữa cơ thể suy nhược, không muốn hoạt động, thích nằm, biếng nói, ngắn hơi, thở yếu, kém ăn, người xanh bủng, rù mỏi hay bệnh lòi dom do ỉa chảy lâu ngày, sa dạ con, sa dạ dày: Dùng Hoàng kỳ (tẩm mật sao), Đẳng sâm đều 10g, Bạch truật, Đương quy đều 8g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo đều 4g sắc uống.3. Trị trực trường sa, lòi dom: Dùng Hoàng kỳ 30-50g phối hợp với Đan sâm 15g, Sơn tra nhục 10g, Phòng phong, Thăng ma mỗi thứ 3g, sắc nước uống mỗi ngày l thang, dưới 3 tuổi giảm liều. Nếu có lòi ra ngoài, thêm Thuyền thoái, Kinh giới (than), Băng phiến tán bột trộn với Hương dầu bôi trị sa trực trường, kết quả tốt (Vương Chí Thanh, ‘Trị Sa Trực Trường Bằng Thuốc’, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1983, 2: 43).4. Trị Phế ung, thổ ra huyết: Hoàng kỳ 80g, tán bột, mỗi lần dùng 8g sắc với nước uống lúc còn nóng. Ngày uống 3-4 lần (Thánh Huệ Phương).5. Trị tiêu khát: Can địa hoàng 200g Chích thảo 120g, Hoàng kỳ 120g, Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Phục thần 120g, Quát lâu 120g, sắc uống ( Hoàng Kỳ Thang - Thiên Kim phương).Ghi chú: Hoàng kỳ nam là rễ Cây vú chó (Ficus heterophyllus L.), họ Dâu tằm (Moraceae) cần chú ý phân biệt.
Chống chỉ định với Hoàng kỳ chế
Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa nếu bụng trên đầy thuộc thực chứng, dương chứng, không nên dùng.
Tác dụng phụ của Hoàng kỳ chế
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).