Hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau. Hương phụ dùng sống có tác dụng giải cảm. Ở Ấn Ðộ, người ta cho là nó có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, trị giun sán, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích.
Chỉ định khi dùng Hương phụ chế
Ðược dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và tiêu chảy. Còn dùng trị đòn ngã tổn thương, chữa rối loạn của dạ dày và kích thích của ruột.
Cách dùng Hương phụ chế
Liều dùng: 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.Ðơn thuốc:- Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao:Hương phụ 3 g, Ích mẫu 3 g, Ngải cứu 3 g, Bạch đồng nữ 3 g. Sắc với nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (thuốc hương ngải).- Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới đau tức, lúc hành kinh có màu cục tím:Hương phụ 5 g, Đương quy 10 g, Thược dược 10 g, Xuyên khung 5 g, Ô dược 7 g, Ngải diệp 3 g. sắc nước uống.- Chữa băng huyết, rong huyết: Hương phụ sao đen tán bột, mỗi lần uống 6 g; ngày 2 lần. Nếu có kèm theo mê man, gia thêm bẹ mốc đốt thành than tán bột uống với nước cơm.- Chữa kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt, kinh thường thấy trước kì, lượng huyết nhiều màu sẫm, mùi hôi, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ:Hương phụ (tử chế 12 g), cỏ nhọ nồi 30 g, sinh địa 16 g, cỏ roi ngựa 25 g, Ích mẫu16 g, rau má tươi 30 g, ngưu tất 12 g. Sắc nước uống ngày một thang. - Chữa đau bụng nôn mửa:Hương phụ, Riềng, Gừng khô, mỗi vị lượng bằng nhau, tán thành bột nhỏ, mỗi lần uống 6 g, ngày 3 lần.