Iodine

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Iodine
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm (trong dầu), iod (dạng dầu iod hóa) 240 mg/ml; 480 mg/ml. Dầu iod hóa có thể uống.
Chỉ định khi dùng Iodine
Phòng và điều trị bệnh thiếu iod
Cách dùng Iodine
Thiếu iod mức độ nặng và vừa (có tính chất lưu hành):
Tiêm bắp: Phụ nữ tuổi sinh đẻ, mang thai : 480 mg, một lần mỗi năm.
Uống: Người mang thai và sau đẻ 1 năm: 300 - 480 mg, một lần mỗi năm hoặc 100 - 300 mg, 6 tháng 1 lần.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ: 400 - 960 mg, 1 năm 1 lần hoặc 200 - 480 mg, 6 tháng 1 lần.
Thiếu iod:
Tiêm bắp: trẻ em dưới 1 tuổi: 190 mg; trẻ em 1 tuổi trở lên và người lớn 380 mg (người trên 45 tuổi hoặc bướu cổ có nhân: 76 mg, xem mục Thận trọng), có thể dự phòng được đến 3 năm.
Uống: Người lớn (trừ người mang thai) và trẻ em trên 6 tuổi, 400 mg 1 lần/năm; Người mang thai dùng 1 liều duy nhất 200 mg; trẻ em dưới 1 tuổi, một liều duy nhất 100 mg; trẻ em 1 - 5 tuổi, 200 mg 1 lần/năm.
Thận trọng khi dùng Iodine
Trên 45 tuổi hoặc bướu cổ có nhân (đặc biệt dễ bị tăng năng giáp khi dùng chế phẩm bổ sung iod - dầu iod không thích hợp); gây ảnh hưởng tới các xét nghiệm thử chức năng tuyến giáp; thời kỳ mang thai.
Chống chỉ định với Iodine
Thời kỳ mẹ cho con bú , cường giáp trạng.
Tác dụng phụ của Iodine
Phản ứng mẫn cảm; bướu cổ thiểu năng tuyến giáp; cường giáp.
Bảo quản Iodine
Trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 - 30 oC.