- Khởi mê: nên bắt đầu với nồng độ 0,5 %. Nồng độ 1,5 - 3 % thường chỉ kéo dài từ 7 - 10 phút trong gây mê. Duy trì: ở nồng độ 1 - 2,5 % trong hỗn hợp O2/N2O. Có thể tăng thêm 0,5 - 1% khi chỉ dùng với O2. - Mổ lấy thai: 0,5 - 0,75 % là đủ duy trì độ mê cần thiết. Người lớn tuổi: giảm liều.
Chống chỉ định với Isoflurane-USP
Nhạy cảm với thuốc hoặc có tiền căn sốt cao ác tính khi gây mê với isoflurane hoặc các thuốc mê loại halogen.
Tương tác thuốc của Isoflurane-USP
Tăng tác dụng thuốc giãn cơ không khử cực.
Tác dụng phụ của Isoflurane-USP
Loạn nhịp tim, tăng số lượng bạch cầu, Suy hô hấp, giảm HA.
Đề phòng khi dùng Isoflurane-USP
Tăng áp lực nội sọ. Chỉ nên dùng bình bay hơi chuyên biệt.
Bảo quản Isoflurane-USP
Bảo quản nơi mát. Ðậy kín nút khi sử dụng xong.
Dùng Isoflurane-USP theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Isoflurane
Nhóm thuốc
Thuốc gây tê, mê
Thành phần
Isoflurane
Dược lực của Isoflurane
Isoflurane là một thuốc gây mê đường hô hấp, thuộc nhóm thuốc gây mê chứa halogen. Khởi mê và thoát mê diễn ra nhanh chóng với Isoflurane. Isoflurane có mùi kích ứng nhẹ của ether, điều này có thể làm giảm tốc độ khởi mê. Các phản xạ hầu và thanh quản nhanh chóng mất đi làm cho việc đặt ống nội khí quản dễ dàng.
Dược động học của Isoflurane
- Hấp thu: Isoflurane được hấp thu qua đường thở. - Chuyển hoá: chuyển hóa rất ít khi so với các thuốc gây mê chứa halogen khác như enflurane hoặc halothan. Trung bình khoảng 95% lượng Isoflurane được tìm thấy trong không khí thở ra; 0,2% lượng Isoflurane được hít vào trong cơ thể được chuyển hóa. Chất chuyển hóa chính của nó là acid trifluoroacetic. Nồng độ trung bình trong huyết tương của florua vô cơ ở các bệnh nhân sử dụng Isoflurane gây mê name trong khoảng 3-4 mcmol/l. Ở các bệnh nhân được gây mê bằng Isoflurane, nồng độ tối đa trung bình trong huyết tương của florua vô cơ thường nhỏ hơn 5mcmol/l, xuất hiện khoảng 4 giờ sau gây mê và trở về bình thường trong vòng 24 giờ. Do đó nó không làm thay đổi chức năng thận ở các bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
Tác dụng của Isoflurane
Isoflurane là một chất đồng phân của enfluran, là một thuốc gây mê đường hô hấp, không cháy. Thuốc được dùng để khởi mê và duy trì tác dụng trạng thái mê. Dùng Isoflurane thì khởi mê và hồi tỉnh nhanh. Tuy thế mùi hăng hắc nhẹ của thuốc hạn chế tốc đoọ khởi mê, nồng độ thuốc hít vào tăng quá nhanh có thể dẫn đến ngừng thở, ho hoặc co thắt thanh quản. Isoflurane gây mê không kích thích nước bọt và khí phế quản tăng tiết quá nhiều. Isoflurane còn làm giảm trương lực cơ phế quản bị co thắt, do đó được chấp nhận sử dụng cho người bệnh hen suyễn. Dùng Isoflurane gây mê, lưu lượng máu ở não tăng nhẹ, trong khi đó chuyển hoá của não giảm nhẹ so với halothan. Isoflurane làm tim nhạy cảm với tác dụng gây loạn nhịp tim của adrenalin song kém hơn so với halothan. Ở mức độ gây mê thông thường Isoflurane có thể gây giãn cơ thích hợp cho một số phẫu thuật vùng bụng, nhưng nếu cần giãn cơ sâu hơn, phải dùng thêm các liều nhỏ thuốc giãn cơ tiêm tĩnh mạch.
Chỉ định khi dùng Isoflurane
Thuốc gây mê halogen dễ bay hơi dùng để gây mê qua đường hô hấp.
Cách dùng Isoflurane
Ðể có thể kiểm soát chặt chẽ các nồng độ chính xác của Isoflurane, cần sử dụng đúng các bình bốc hơi đã được thiết kế đặc thù cho Isoflurane. Khởi mê: Nếu sử dụng Isoflurane để khởi mê, khuyến cáo sử dụng nồng độ ban đầu 0.5%. Các nồng độ từ 1,3-3% được sử dụng để khởi mê trong phẫu thuật trong vòng từ 7-10 phút. Khuyến cáo sử dụng liều gây ngủ của một barbiturate tác dụng ngắn hoặc một sản phẩm khác như propofol, etomidate, hoặc midazolam để tránh gây ho hoặc co thắt thanh quản, có thể xuất hiện nếu tiến hành khởi mê với một mình Isoflurane hoặc phối hợp với oxy-nitơ oxít. Duy trì mê: Có thể duy trì mê trong quá trình phẫu thuật bằng cách sử dụng các nồng độ 1,0-2,5%, dùng đồng thời với N2O và O2. Nếu sử dụng Isoflurane với oxy tinh khiết, cần đến nồng độ cao hơn của Isoflurane 1,5-3,5%. Thoát mê: Nồng độ của Isoflurane phải giảm đến 0,5% khi kết thúc phẫu thuật hoặc đến 0% trong khi đóng vết mổ để cho phép có sự hồi phục nhanh chóng. Một khi đã dừng tất cả các thuốc gây mê, cần thông khí đường thở của bệnh nhân vài lần với oxy 100% cho đến khi xuất hiện sự tỉnh táo hoàn toàn. Nếu khí dùng phối hợp là hỗn hợp 50% O2 và 50% N2O, thì thể tích của nồng độ tối thiểu của Isoflurane trong phế nang xấp xỉ 0,65%.
Thận trọng khi dùng Isoflurane
Isoflurane được sử dụng bởi các bác sĩ gây mê được cấp phép. Do độ sâu của mê có thể thay đổi dễ dàng nhanh chóng bằng Isoflurane nên chỉ sử dụng các bình bốc hơi đã được thiết kế đặc thù cho sản phẩm này. Mức độ hạ huyết áp và ức chế hô hấp có thể là chỉ định để đánh giá mức độ mê. Cần theo dõi chặt chẽ hô hấp tự động và hỗ trợ nếu cần thiết. Isoflurane, cũng giống như vài thuốc gây mê đường hô hấp khác, có thể tương tác với các chất hấp thụ CO2 đã bị trơ tạo ra carbon monoxide, chất này có thể gây ra tăng nồng độ carboxyhaemoglobin ở vài bệnh nhân. Khi sử dụng thuốc gây mê halogen, đã có báo cáo về rối loạn chức năng gan, vàng da và hoại tử gan tử vong. Các phản ứng như vậy xuất hiện như là các phản ứng quá mẫn đối với thuốc gây mê. Do đó, ở các bệnh nhân có xơ gan, viêm gan vi rút, hoặc các bệnh gan đã tồn tại từ trước khác, có thể lựa chọn các thuốc gây mê khác thay cho các thuốc gây mê chứa halogen. Isoflurane là một chất gây ức chế hô hấp mạnh, tác dụng của nó được tăng cường bởi các thuốc tiền mê gây ngủ hoặc khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế hô hấp khác. Cần theo dõi chặt chẽ chức năng hô hấp và hỗ trợ hoặc đặt đường thở có kiểm soát khi cần. Isoflurane được chuyển hóa tương đối ít trong cơ thể người. Không có dấu hiệu tổn thương thận nào đã được báo cáo sau khi sử dụng Isoflurane. Hiện không có đủ kinh nghiệm sử dụng Isoflurane trong gây mê lặp lại để có thể khuyến cáo về lĩnh vực này. Các bệnh nhân bị nhược cơ nặng rất nhạy cảm đối với các thuốc ức chế hô hấp. Các tác dụng này bị tăng cường bởi vài thuốc gây mê. Cần sử dụng thận trọng Isoflurane ở các bệnh nhân này. Không nên sử dụng Isoflurane cho các bệnh nhân có thể có co phế quản dễ co thắt phế quản có thể xuất hiện. Trong trường hợp phẫu thuật thần kinh, cần kiểm tra chặt chẽ chức năng hô hấp. Isoflurane có thể gây giãn mạch vành ở các tiểu động mạch trên mô hình động vật chọn lọc, do đó thuốc này cũng có thể là chất gây giãn mạch vành ở người. Ở các bệnh nhân nhạy cảm, gây mê bằng Isoflurane có thể gây ra trạng thái tăng chuyển hóa ở cơ xương, dẫn tới tăng tiêu thụ oxy và một hội chứng lâm sàng được biết đến như sốt cao ác tính. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy: Sau khi gây mê bằng Isoflurane, bệnh nhân không được lái xe hay vận hành máy trong vòng 24 giờ. Các bệnh nhân này chỉ nên được cho về nhà khi có người đi kèm, và không nên dùng bất kỳ đồ uống nào có rượu. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Do Isoflurane chưa được khẳng định là có thể sử dụng an toàn ở phụ nữ mang thai, cần tránh sử dụng sản phẩm này trong thời kỳ mang thai. Hiện không đủ thông tin để khuyến cáo việc sử dụng trong thai kỳ hoặc trong sản khoa ngoại trừ trong mổ lấy thai. Không nên cho bú sữa mẹ trong vòng 12 giờ sau khi kết thúc gây mê. Tăng mất máu đã được quan sát ở các bệnh nhân đang được nạo vét tử cung.
Chống chỉ định với Isoflurane
Chống chỉ định Isoflurane ở các bệnh nhân sau: - Quá mẫn cảm với các thuốc gay mê chứa halogen. - Có tiền sử hoặc nghi ngờ có sai lệnh về gan dẫn đến sốt cao ác tính. - Các bệnh nhân có tiền sử sốt cao ác tính hoặc ở những người có suy giảm chức năng gan, vàng da hoặc sốt không rõ nguyên nhân, tăng bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa eosine xuất hiện sau khi dùng các thuốc gây mê chứa halogen trước nay. - Phẫu thuật sản khoa. - Các thuốc ức chế MAO không chọn lọc (xem Tương tác thuốc).
Tương tác thuốc của Isoflurane
Sử dụng đồng thời Isoflurane với các thuốc sau cần có sự giám sát chặt chẽ về các tình trạng lâm sàng và sinh học của bệnh nhân. Chống chỉ định các trường hợp sau: - Các thuốc ức chế MAO không chọn lọc: Nguy cơ tai biến trong quá trình phẫu thuật. Cần ngừng điều trị với các thuốc ức chế MAO không chọn lọc 15 ngày trước phẫu thuật. Không nên sử dụng các phối hợp sau: - Các thuốc cường giao cảm bêta (isoprenaline) và các thuốc thuốc cường giao cảm alpha và bêta (epinephrine hay adrenaline; norepinephrine hoặc noradrenaline): Nguy cơ loạn nhịp thất trầm trọng do tăng nhịp tim. Cần thận trọng khi sử dụng các phối hợp sau: - Các thuốc chẹn bêta: Nguy cơ ức chế cơ chế bù trừ của hệ tim mạch, do đó làm tăng cường các tác dụng ức chế lực co bóp của cơ tim. Tác dụng này của các thuốc chẹn bêta có thể bị ức chế trong quá trình phẫu thuật nếu dùng cùng với các thuốc cường giao cảm bêta. Nhìn chung không cần ngừng thuốc chẹn bêta và nên tránh giảm đột ngột liều dùng của các thuốc này. - Isoniazide: Nguy cơ tăng độc tính gan, do tăng hình thành các chất chuyển hóa có độc của isoniazide. Ðiều trị bằng isoniazide nên ngừng lại một tuần trước khi phẫu thuật và không nên dùng lại trong vòng 15 ngày sau đó. - Sử dụng epinephrine tiêm dưới da hoặc tiêm vào lợi để cầm máu tại chỗ, nguy cơ loạn nhịp thất trầm trọng do tăng nhịp tim, mặc dù tính nhạy cảm với cơ tim của epinephrine khi dùng với Isoflurane là thấp so với khi dùng cùng với các thuốc gây mê halogen khác. - Các thuốc cường giao cảm gián tiếp (amphetamine và các dẫn chất, các thuốc kích thần, các thuốc ức chế ngon miệng; ephedrine và dẫn chất): nguy cơ choáng do quá mẫn cảm trong phẫu thuật. Trong trường hợp mổ phiên, nên ngừng điều trị các thuốc này vài ngày trước phẫu thuật. - Trong các trường hợp nhất thiết phải điều trị bằng thuốc, không thể dừng thuốc trước gây mê, can thông báo cho bác sĩ gây mê về điều này. - Các thuốc giãn cơ: Nguy cơ làm tăng tác dụng của các thuốc giãn cơ khử cực và đặc biệt là các thuốc giãn cơ không khử cực. Do đó nên dùng liều bằng 1/3-1/2 liều thường dùng của các thuốc này. Mất tác dụng của thần kinh cơ kéo dài hơn với Isoflurane so với các thuốc mê thông thường khác. Neostigmime có tác dụng đối với các thuốc giãn cơ không khử cực, nhưng không có ảnh hưởng trên tác dụng giãn cơ của Isoflurane. - Các thuốc giảm đau morphin: Các thuốc này làm tăng tác dụng ức chế hô hấp của Isoflurane. - Các thuốc đối kháng canxi: Isoflurane có thể gây tụt huyết áp ở các bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc đối kháng canxi đặc biệt là các dẫn chất của dihydropyridine.
Tác dụng phụ của Isoflurane
- Gây mê bằng isoflurane đã được chứng minh làm châm ngòi cho trạng thái tăng chuyển hóa của cơ xương dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng oxy và một hội chứng lâm sàng được biết đến là sốt cao ác tính. Hội chứng này bao gồm nhiều điểm không đặc hiệu như tăng CO2 máu, cứng cơ, nhịp nhan, thở nhan, xanh tím, loạn nhịp và huyết áp không ổn định. Tăng chuyển hóa toàn thể có thể được phản ánh thông qua tăng nhiệt độ. Ðiều trị gồm có: - Ngừng các thuốc châm ngòi cho các phản ứng bất lợi này, dùng dantrolene đường tĩnh mạch, và áp dụng điều trị hồi sức. - Tụt huyết áp: Tác dụng này tùy thuộc vào nồng độ. - Tăng nhịp tim: Tác dụng này bị tăng lên trong trường hợp có tăng CO2 máu. Có thể xuất hiện loạn nhịp thất trầm trọng. - Ức chế hô hấp: Co thắt phế quản được quan sát ở rất hiếp trường hợp. - Rối loạn chức năng gan, vàng da, và tổn thương gan đã được quan sát. - Rét run, buồn nôn, và nôn khi tỉnh dậy sau mê. - Mùi hăng cay của Isoflurane có thể làm tăng tác dụng kích ứng trên niêm mạc trong quá trình khởi mê, có thể kèm theo ho, ức chế hô hấp, và co thắt thanh quan (hiếm gặp). - Số lượng bạch cầu có thể tăng - thậm chí cả khi không có phẫu thuật. - Phát ban.
Quá liều khi dùng Isoflurane
Trong trường hợp quá liều, cần ngừng sử dụng thuốc mê, kiểm tra đảm bảo đuờng thông và tùy từng hoàn cảnh, tiếp tục hỗ trợ hô hấp và hô hấp có kiểm soát sử dụng oxy tinh khiết. Hỗ trợ và duy trì các thông số huyết động bình thường.
Đề phòng khi dùng Isoflurane
Tăng áp lực nội sọ. Chỉ nên dùng bình bay hơi chuyên biệt.
Bảo quản Isoflurane
Bảo quản dưới 30 độ C. Bảo quản chai trong tư thế đứng thẳng. Ðể tránh rò rỉ, dùng nắp lọ chắc chắn nhưng không quá chặt. Cần bảo quản Isoflurane trong bao bì gốc cho tới ngày trước khi sử dụng.