Kotase

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Bromelain, Trypsin
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Korea Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Kolon International Corp
Số đăng ký
VN-6608-02
Chỉ định khi dùng Kotase
Làm giảm các triệu chứng viêm (phù, tấy, đau, đỏ) do gãy xương bong gân, trĩ, viêm trực tràng, sau khi cắt trĩ, cai sữa, viêm vú, các tình trạng tụ máu, huyết khối.
Cách dùng Kotase
Người lớn: khởi đầu: 2 viên/lần x 4 lần/ngày; duy trì: 1 viên/lần x 4 lần/ngày. Chỉnh liều theo tuổi & triệu chứng.
Chống chỉ định với Kotase
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tương tác thuốc của Kotase
Làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông.
Tác dụng phụ của Kotase
Có thể gây tiêu chảy, táo bón, chán ăn, khó chịu dạ dày, buồn nôn, nôn. Ðôi khi gây chảy máu như viêm tấy chảy máu. Quá mẫn: phát ban, đỏ da (cần ngưng thuốc).
Đề phòng khi dùng Kotase
Bệnh nhân có rối loạn đông máu. Bệnh thận hoặc bệnh gan nghiêm trọng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bromelain

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Bromelain
Tác dụng của Bromelain
Bromelain được biết đến như là một enzyme phân giải protein (tiêu hóa protein), kích thích hóa chất hoạt động trong cơ thể. Bằng cách phá bỏ fibrin, bromeain giúp ngăn ngừa đông máu và cải thiện lưu thông máu. Hoạt động của enzyme ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch và làm chậm quá trình đông máu của tiểu cầu. Đó là lý do tại sao người Mỹ không chỉ dùng dứa làm trái cây tráng miệng mà còn dùng để chữa bệnh.
Trong năm năm nghiên cứu trên 200 người, chất bromelain được tìm thấy trong dứa có hiệu quả trong việc làm chậm sự tăng trưởng của prostaglandin. Prostaglandin được tìm thấy gần mô của cả nam giới và phụ nữ. Prostaglandin có mối liên hệ với nhiều chức năng từ làm đông máu đến tái sản xuất máu. Khi lượng prostaglandin quá cao sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực bao gồm viêm nhiễm, sưng tấy và kèm theo sốt.
Trong một số nghiên cứu, bromelain đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sưng như thuốc ibuprofen, naprofen, diclofenac và piroxicam. Bromelain ngoài giúp chống viêm cũng có thể làm giảm đau và cải thiện hoạt động ở những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay.

Bromelain còn được sử dụng để điều trị viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh khác liên quan đến viêm đường hô hấp, điều trị các bệnh liên quan đến máu như đau thắt ngực, huyết khối.
Bromelain giúp làm giảm chứng khó tiêu và đau dạ dày, bằng cách phá vỡ các protein. Nó đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với enzym tiêu hóa carbohydrate và chất béo. Bromelin chỉ tác động lên trên lớp niêm mạc đã chết, ít tác động lên lớp niêm mạc còn sống. Chính vì vậy, ăn nhiều dứa, bạn có cảm giác rát lưỡi vì đã bị enzym này bào mòn hết các niêm mạc chết ở ngoài. Nhờ công dụng này, khi bôi lên vết thương, vết bỏng, các tổ
Chỉ định khi dùng Bromelain
- Dùng trong nhừng trường hợp phù nề, sưng tấy do chấn thương hay phẫu thuật.
- Dùng phối hợp điều trị trong các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang.
chức tế bào chết tiêu đi, tế bào mầm phát triển, vết thương mau lành sẹo.
Cách dùng Bromelain
- Người lớn:Liều khởi đầu 2 viên/lần, ngày 2-4 lần.
- Sau duy trì 1 viên/ lần, ngày 2-4 lần.
Liều dùng nên được điều chỉnh theo tuổi bệnh nhân và mức độ nặng của các triệu chứng.
Tác dụng phụ của Bromelain
Mặc dù bromelain thường được coi là an toàn nhiều hơn so với các loại thuốc tổng hợp, một số tác dụng phụ vẫn được cảnh báo.
Thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu như aspirin hay Coumadin. Những thảo dược bổ sung ảnh hưởng đến máu như ginkgo biloba cũng phải được sử dụng một cách thận trọng. Những người có tiền sử bệnh rối loạn chảy máu, loát dạ dày, viêm tá tràng, huyết áp cao hoặc có tiền sử bệnh gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số nghiên cứu cho thấy, bromelain có thể nâng cao tác dụng của thuốc an thần, thuốc giãn cơ như Valium và Xanax, thuốc chống co giật như Dilantin, thuốc ngủ như Ambien, thuốc chống trầm cảm nhất định và rượu, giúp tăng hấp thụ của các amoxicillin, vì vậy cần tránh khi sử dụng cùng thuốc kháng sinh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Trypsin

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Trypsin
Dược lực của Trypsin
Trypsin là một protease được tiết ra bởi tuyến tụy vào ruột non. Trypsin tiêu hóa protein thành các peptide và amino acids. Trypsin được hình thành ở dạng không hoạt động được gọi là trypsinogen. Trypsinogen được kích hoạt thành trypsin bởi một enzyme gọi là enteropeptidase. Trypsin kích hoạt xúc tác chia tách protein thành amino axit trong điều kiện cơ bản.
Do đó, trypsin là cần thiết cho chức năng bình thường của quá trình tiêu hóa chuyển đổi protein thực phẩm thành các axit amin để hấp thu.
Tác dụng của Trypsin
Trypsin giúp xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide, phân giải các protein thành các peptide nhỏ hơn. Các sản phẩm peptide sau đó tiếp tục được thủy phân thành các axit amin thông qua các protease khác, nhờ đó chúng có thể hấp thụ vào dòng máu. Tiêu hóa bởi trypsin là một bước cần thiết trong sự hấp thụ protein, vì protein thường quá lớn để hấp thụ vào máu qua lớp niêm mạc ruột non.
Cách dùng Trypsin

Dạng uống:

Đối với viêm xương khớp: bạn dùng 2 viên sản phẩm kết hợp có chứa 100mg rutin, 48mg trypsin và 90mg bromelain, 3 lần mỗi ngày.

Dùng cho da:

Để chữa lành vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm cụ thể để giúp điều trị tình trạng này.

Liều dùng của trypsin có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Trypsin có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tương tác thuốc của Trypsin

Trypsin cũng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Trypsin

Trypsin có thể gây ra các tác dụng phụ như đau và rát.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Bảo quản Trypsin

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.