Levopraid Tablets

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Levosulpiride
Dạng bào chế
Viên nén không bao
Dạng đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên
Hàm lượng
25mg
Sản xuất
Pacific Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Pacific Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-13297-11
Chỉ định khi dùng Levopraid Tablets
Làm giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng: trướng bụng, khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn.Điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.Đặc tính dược lực học:Levosulpirid thuộc nhóm benzamid, là đồng phân tả truyền của sulpirid, có tác dụng chống rối loạn tâm thần thông qua phong bế chọn lọc các thụ thể dopamin D2 ở não. Có thể coi levosulpirid như một thuốc trung gian giữa các thuốc an thần kinh (neuroleptic) và thuốc chống trầm cảm, vì levosulpirid có cả 2 tác dụng đó.Đặc tính dược động học:Thuốc hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng thấp và tùy thuộc vào cá thể. Nồng độ đỉnh đạt được từ 3 đến 6 giờ sau khi uống 1 liều. Phân bố nhanh vào các mô, qua được sữa mẹ nhưng qua hàng rào máu - não kém. Thuốc liên kết với protein huyết tương thấp (> 40%). Thuốc thải trừ qua nước tiểu và phân, chủ yếu dưới dạng chưa chuyển hóa (khoảng 95%). Nửa đời thải trừ khoảng 8 - 9 giờ.
Cách dùng Levopraid Tablets
Người lớn:- Làm giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng: 75 mg/ ngày, chia 3 lần.- Điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính: 200 - 300 mg/ ngày, chia 3 lần.Trẻ em trên 14 tuổi: Giảm liều.Trẻ em dưới 14 tuổi: Không có chỉ định.Người suy thận: Phải giảm liều dùng hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tùy thuộc độ thanh thải creatinin.- Độ thanh thải creatinin 30 - 60 ml/ phút: Dùng liều bằng 2/3 liều bình thường.- Độ thanh thải creatinin 10 - 30 ml/ phút: Dùng liều bằng 1/2 liều bình thường.- Độ thanh thải dưới 10 ml/ phút: Dùng liều bằng 1/3 liều bình thường.Hoặc có thể tăng khoảng cách giữa các liều bằng 1,5; 2 và 3 lần so với bình thường.Tuy nhiên, trường hợp suy thận vừa và nặng không nên dùng levosulpirid, nếu có thể.
QUÁ LIỀU - XỬ TRÍ:Quá liều: Thường gặp khi dùng từ 1 đến 16 gam, nhưng chưa có tử vong ngay cả ở liều 16 gam. Triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào liều dùng. Liều 1 - 3 gam có thể gây trạng thái ý thức u ám, bồn chồn và hiếm gặp các triệu chứng ngoại tháp. Liều 3 - 7 gam có thể gây tình trạng kích động, lú lẫn và hội chứng ngoại tháp nhiều hơn. Với liều trên 7 gam, ngoài các triệu chứng trên còn có thể gặp hôn mê và hạ huyết áp. Nói chung các triệu chứng thường mất trong vòng vài giờ. Trạng thái hôn mê gặp khi dùng liều cao có thể kéo dài tới 4 ngày.Xử trí: Levosulpirid không có thuốc giải độc đặc hiệu. Vì vậy, nếu mới uống thuốc, nên rửa dạ dày, cho uống than hoạt (thuốc gây nôn không có tác dụng), kiềm hóa nước tiểu để tăng thải thuốc. Nếu cần có thể dùng thuốc điều trị hội chứng Parkinson và dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng khác.
Chống chỉ định với Levopraid Tablets
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
U tuỷ thượng thận.
Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
Trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu và thuốc ức chế thần kinh.
Tương tác thuốc của Levopraid Tablets
Sucralfat hoặc các thuốc kháng acid có chứa nhôm - magnesi hydroxyd: Làm giảm hấp thu của levosulpirid. Vì vậy, nên dùng levosulpirid sau khi uống các thuốc kháng acid khoảng 2 giờ để tránh tương tác.
Lithi: Làm tăng khả năng gây rối loạn ngoại tháp của levosulpirid, có thể do lithi làm tăng khả năng gắn levosulpirid vào thụ thể dopaminergic D2 ở não.
Levodopa: Đối kháng cạnh tranh với levosulpirid và các thuốc an thần kinh, vì vậy chống chỉ định phối hợp levosulpirid với levodopa.
Rượu: làm tăng tác dụng an thần của thuốc, vì vậy tránh uống rượu và các thức uống có cồn trong khi dùng levosulpirid.
Với thuốc hạ huyết áp: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế, vì vậy cần lưu ý khi phối hợp.
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: Tăng tác dụng ức chế thần kinh có thể gây hậu quả xấu, nhất là người lái xe và vận hành máy móc. Vì vậy cần lưu ý khi phối hợp.
Tác dụng phụ của Levopraid Tablets
Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: Mất ngủ hoặc buồn ngủ.
Nội tiết: Tăng prolactin máu, tăng tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Ít gặp, 1/1000 Trên thần kinh: Kích thích quá mức, hội chứng ngoại tháp (ngồi không yên, vẹo cổ, cơn quay mắt), hội chứng Parkinson.
Trên tim: Khoảng QT kéo dài (gây loạn nhịp, xoắn đỉnh).
Hiếm gặp, ADR Trên nội tiết: Chứng vú to ở đàn ông.
Trên thần kinh: Loạn vận động muộn, hội chứng sốt cao ác tính do thuốc an thần kinh.
Trên huyết áp: Hạ huyết áp thế đứng, chậm nhịp tim hoặc loạn nhịp.
Khác: Hạ thân nhiệt, nhạy cảm với ánh sáng, vàng da do ứ mật.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Levopraid Tablets
Trong các trường hợp suy thận, cần giảm liều levosulpirid và tăng cường theo dõi. Nếu suy thận nặng, nên cho điều trị từng đợt gián đoạn.
Cần tăng cường theo dõi các đối tượng sau:
Người bị động kinh vì có khả năng ngưỡng co giật bị hạ thấp.
Người cao tuổi: vì dễ bị hạ huyết áp thế đứng, buồn ngủ và dễ bị các tác dụng ngoại tháp.
Người uống rượu hoặc đang dùng các loại thuốc chứa rượu vì làm tăng buồn ngủ.
Sốt cao chưa rõ nguyên nhân, cần phải ngừng thuốc để loại trừ hội chứng an thần kinh ác tính.
Người bị hưng cảm nhẹ, levosulpirid liều thấp có thể làm các triệu chứng nặng thêm.
Để xa tầm tay trẻ em.
TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc rối loạn thần kinh khi dùng thuốc. Vì vậy, nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Thời kỳ mang thai:
Giống các thuốc an thần kinh khác, levosulpirid qua nhau thai có thể gây tác dụng không mong muốn trên thần kinh của thai nhi, vì vậy không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nhất là trong 16 tuần đầu.
Thời kỳ cho con bú:
Levosulpirid phân bố vào sữa mẹ với lượng tương đối lớn và có thể gây phản ứng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ. Vì vậy phụ nữ đang cho con bú không nên dùng hoặc ngừng cho con bú nếu dùng thuốc.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Levosulpiride

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Tác dụng của Levosulpiride

Levosulpride là thuốc chống loạn thần và hỗ trợ nhu động, được chỉ định đối với chứng khó tiêu, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hội chứng ruột kích thích.

Bạn dùng thuốc dạng viên nén uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tiếp diễn, nặng hơn hoặc nếu bạn có những triệu chứng mới. Nếu bạn nghĩ rằng bạn mắc bệnh nghiêm trọng, hãy đến cấp cứu.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Levosulpiride

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng kích thích ruột, chứng khó tiêu:

Bạn dùng 25 mg uống 3 lần một ngày

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Levosulpiride có dạng và hàm lượng là: viên nén 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg.

Thận trọng khi dùng Levosulpiride

Trước khi dùng thuốc này, cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Bị dị ứng với thuốc;
  • Bị u tủy thượng thận;
  • Có bệnh động kinh;
  • Có trạng thái hưng phấn thái quá;
  • Cường prolactin huyết;
  • Loạn sản tuyến vú;
  • U nang tuyến vú ác tính;
  • Suy tim;
  • Xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc của Levosulpiride

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài  liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:

  • Thuốc kháng axit có chứa gốc nhôm và magiê, sucralfate – giảm sinh khả dụng với;
  • Các tác nhân kháng cholinergic, ma túy và thuốc giảm đau – hiệu quả trên nhu động dạ dày ruột có thể đối kháng.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Có tiền sử bệnh u thần kinh nội tiết;
  • Động kinh;
  • Trạng thái hưng cảm quá mức;
  • Nồng độ prolactin trong máu cao bất thường;
  • Đau ngực, sưng ngực;
  • Bệnh tim.
Tác dụng phụ của Levosulpiride

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Tắt kinh;
  • To vú ở nam;
  • Hiện tượng chảy sữa;
  • Thay đổi trong ham muốn tình dục.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Levosulpiride

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấpcứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.