Lục vị là bài thuốc cổ phương do danh y nổi tiếng đời nhà Hán là Trương Trọng Cảnh xây dựng, từ lâu được nhân dân tin dùng. Đây là bài thuốc dựa trên nguyên tắc tam bổ, tam tả. Ba vị thuốc bổ là thục địa, sơn thù, hoài sơn được xếp sánh đôi với ba vị tả là phục linh, trạch tả, mẫu đơn bì để bài thuốc có tác dụng bổ mà không trệ. Thục địa với trạch tả bổ thận; sơn thù với đan bì bổ can; hoài sơn với bạch linh bổ tỳ. Theo Hải Thượng Lãn Ông ở bài thuốc này do có bổ có tả mà thành công bình bổ, đã bổ thận lại kiêm luôn cả bổ tỳ, rõ là phương thuốc hay xưa nay không thay đổi đượcCông dụng:Tu bổ thận thuỷ, dùng cho người gầy yếu, mỏi mệt, nóng khát, ra mồ hôi trộm, váng đầu, ù tai, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, táo bón, nước tiểu vàng, đại tiện ra máu.
Cách dùng Linh chi Lục vị
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên; ( Liều dùng cho 1 viên chứa: Thục địa 0,32 g; Sơn thù (Fructus Corni) 0,16 g; Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) 0,16 g; Trạch tả(Rhizoma Alismatis ) 0,12 g; Bạch linh (Poria) 0,12 g; Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) 0,12 g;)
Chống chỉ định với Linh chi Lục vị
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc - Ăn không tiêu, đại tiện lỏng do hư hàn hoặc cảm sốt không nên dùng.
Tác dụng phụ của Linh chi Lục vị
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản Linh chi Lục vị
Để nơi khô ráo, thoáng mát. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Dùng Linh chi Lục vị theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Linh chi
Thành phần
Linh chi
Tác dụng của Linh chi
Theo sách Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục: "Thanh chi tính bình không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, chữa bệnh thuộc huyết và thần kinh tim. Hoàng chi vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch. Hắc chi vị mặn, tính bình không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết. Bạch chi vị cay, tính bình, chủ trị hen, ích phế khí. Tử chi vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt". Theo sách Trung dược học: "Linh chi có tác dụng dưỡng tâm an thần, chỉ khái bình suyễn, bổ khí dưỡng huyết, chủ trị các chứng tâm thần bất an, khái thấu háo suyễn, khí huyết bất túc, tỳ vị hư nhược".
Chỉ định khi dùng Linh chi
Thuốc có tác dụng an thần, làm giảm hưng phấn của thần kinh trung ương. Cồn Linh chi có tác dụng chống co giật do điện, giảm đau.Có tác dụng chỉ khái hóa đàm, bình suyễn nhưng theo báo cáo kết quả thực nghiệm có khác nhau.Có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, hạ đường huyết và chống tác dụng của chất phóng xạ. Còn có tác dụng bảo vệ dạ dày loét thực nghiệm.Có tác dụng cường tim, hạ huyết áp, nâng cao ngưỡng oxy, giúp cơ tim chịu đựng được trạng thái thiếu máu, hạ lipid huyết, chống xơ cứng động mạch.Lượng polysaccarit cao có trong Linh chi, tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống tế bào ung thư.Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn. Acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Cách dùng Linh chi
Liều thường dùng: 5 - 15g, thuốc bột mịn mỗi lần 1,5 - 3g, thuốc viên, viên nang ( Thuốc Trung quốc mỗi nang có 300 - 350mg đông khô nấm Linh chi), liều dùng 1 - 2 nang một ngày. Cũng có dạng thuốc tiêm bắp, dạng trà Nhân sâm phối hợp Linh chi.Cách dùng nấm linh chiCách 1: Thái lát:Cách này phổ biến nhất: mua dưới dạng thái lát để dùng 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc .Cách 2: Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa họcCách 3: Uống dạng Trà:Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như uống trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã – Cách 4: Ngâm rượu: Nấm Linh Chi khô để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào buổi tối, mỗi ngày 1 đến 2 chénCách 5: Uống thay thế nước:Cho Linh Chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để một giờ, sau đó uống dần trong ngàyCách 6: Nấu canh súp:Nấm Linh Chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Dùng Linh chi theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Thục địa
Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Thục địa
Tác dụng của Thục địa
Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt. Bào chế: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau. Bảo quản: Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán. Mô tả Dược liệu: Vị thuốc Thục địa là loại Sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt. Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn. Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận. Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose. Tác dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
Chỉ định khi dùng Thục địa
- Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...- Bổ huyết điều kinh.- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
Cách dùng Thục địa
12 - 64gam/ 24 giờ.
Chống chỉ định với Thục địa
Người tỳ vị hư hàn.
Tác dụng phụ của Thục địa
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).