Livolin-H

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Phospholipid thiết yếu USP 300 mg (Polyunsaturated Phosphatidyl Choline)
Dạng bào chế
Viên nang mềm
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hàm lượng
300mg
Sản xuất
Mega Lifesciences., Ltd - THÁI LAN
Đăng ký
Mega Lifesciences Pty., Ltd - THÁI LAN
Số đăng ký
VN-9303-09
Chỉ định khi dùng Livolin-H
- Bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan, duy trì chức năng gan trong các trường hợp gan bị tổn thương do viêm gan virus, bệnh gan do nhiễm độc chuyển hoá (do nhiễm độc, ví dụ do nhiễm độc thuốc, nhiễm trùng, gan nhiễm mỡ do rượu, dinh dưỡng quá mức, đái tháo đường, suy dinh dưỡng nặng thể Kwashiorcor, phụ nữ có thai)- Điều trị các bệnh viêm gan cấp, bán cấp và viêm gan mạn tính.- Làm chậm và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.- Hỗ trợ chăm sóc trước và sau phẫu thuật, đặc biệt trong phẫu thuật gan / túi mật.
Cách dùng Livolin-H
1 viên nang ba lần mỗi ngày sau bữa ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý:- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng- Không dùng thuốc quá hạn ghi trên hộp- Không sử dụng thuốc khi viên thuốc có  dấu hiệu thay đổi màu sắc.- Để thuốc xa tầm với của trẻ em
Chống chỉ định với Livolin-H
Không có chống chỉ định tuyệt đối khi sử dụng phosphatidyl cholin được báo cáo.
Tuy nhiên không sử dụng cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của Livolin-H
Livolin tương tác với nhiều thuốc đường uống, đặc biệt là các thuốc tan trong dầu như các vitamin A, D, E, K...
Tác dụng phụ của Livolin-H
Chưa có tác dụng phụ rõ rệt nào được báo cáo. Đôi khi có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy và tăng tiết nước bọt.
Lưu ý: Thông báo cho Bác sĩ biết các tác dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị.
Đề phòng khi dùng Livolin-H
Những trường hợp kém hấp thu có thể tăng nguy cơ gây tiêu chảy hoặc có mỡ trong phân khi sử dụng phosphatidyl choline

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phospholipid

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Phospholipids
Dược lực của Phospholipid
Lipids chiếm khoảng 40% chất hữu cơ trong cơ thể, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể của bạn. Lipid phù hợp với bốn phân lớp: axit béo, triacylglycerols, phospholipids và steroid. Màng tế bào của bạn chủ yếu bao gồm phospholipid. Các phospholipid chứa cả một nhóm phosphate và một hợp chất chứa nitơ như cholin. Khi có trong thực phẩm, chất phospholipid cho phép chất béo và nước pha trộn, lần lượt cho phép chất béo trở thành một phần của máu và di chuyển vào và ra khỏi tế bào và các mạch máu.
Phospholipids có cấu trúc tổng thể tương tự như triacylglycerols, nhưng phospholipid có một phân tử phosphorus ở vị trí mà một phân tử axit béo xảy ra trong triacylglycerols. Sự khác biệt nhỏ trong cấu trúc cho phospholipids một phân tử đẩy nước và một phân tử thu hút nước. Trong nước, phospholipids tổ chức thành các cụm và mang các phân tử có chứa chất béo như vitamin, hormone và lipoprotein trong cơ thể bạn. Phosphatidylcholine và phosphatidylserine là các phospholipid quan trọng mà cơ thể bạn cần cho chức năng của tế bào.
Phospholipid là lipid thuộc nhóm phân cực (1 đầu tan trong nước, 1 đầu tan trong dầu). Nó là thành phần cấu tạo chủ yếu trong hệ thống màng tế bào của cơ thể, tập trung nhiều ở thần kinh, não, tim, gan, tuyến sinh dục... Chất này có trong lòng đỏ trứng, gan, óc... và nhiều nhất là các loại dầu thực vật.
Tác dụng của Phospholipid
Vai trò của Phospholipid trong cơ thể
- Tham gia vào cấu trúc màng tế bào.
- Hỗ trợ hoạt động của enzym.
- Hỗ trợ hấp thụ các lipid khác.
Với cơ thể người bình thường
Phospholipid tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa tế bào và chuyển hóa mỡ, ảnh hưởng tới việc hấp thu và sử dụng chất béo, là yếu tố quan trọng trong điều hòa chuyển hóa cholesterol.
Với trẻ nhỏ
Chất béo, bao gồm phospholipid, là thành phần quan trọng cho sự phát triển về trí tuệ và thể lực của trẻ.
Cách dùng Phospholipid
Nguồn thực phẩm cung cấp phospholipid- Thực phẩm chứa nhiều phospholipid chủ yếu là lòng đỏ trứng, gan... và nhiều nhất là các loại dầu thực vật.    - Sữa là nguồn cung cấp phospholipid thích hợp cho mọi lứa tuổi.Lưu ý khi bổ sung phospholipidMặc dù trong các nội tạng như gan, tim và óc có chứa nhiều phospholipid nhưng đồng thời cũng chứa nhiều cholesterol và nhiều mầm bệnh nguy hiểm nên cần chọn lọc kỹ trước khi dùng và dùng hạn chế.Những người cao tuổi, người mắc các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa (xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, tiểu đường, béo phì...) thì không nên dùng nội tạng.