Mát gan giải độc phước an

Thành phần
Long đởm, mộc thông, sài hồ, hoàng cầm, trạch tả, Sinh địa, huyền sâm, Actiso, ké đầu ngựa, bồ công anh
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
hộp 1chai 280ml thuốc nước
Hàm lượng
280ml
Sản xuất
Cơ sở kinh doanh thuốc Y học Cổ truyền Phước An - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-3207-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sinh địa

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Sinh địa
    Tác dụng của Sinh địa
    Thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.
    Chỉ định khi dùng Sinh địa
    Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
    Cách dùng Sinh địa
    Liều dùng: 9-30g.
    Bài thuốc:+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
    Chống chỉ định với Sinh địa
    - Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc tiêu chảy.
    - Vị khí hư hàn, đầy bụng, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng
    - Phụ nữ có thai không dùng.
    Bảo quản Sinh địa
    Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ Sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, không để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần huyền sâm

    Tác dụng của Huyền sâm

    Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng và phát ban.

    Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.

    Cách dùng Huyền sâm

    Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:

    • Chiết xuất chất lỏng: 2-8 ml (pha với nước tỷ lệ 1:1), dùng hàng ngày;
    • Thuốc sắc: dùng 2-8 g cây thuốc hàng ngày;
    • Rượu thuốc: 2-4 ml (pha với nước tỷ lệ 1:5), dùng hàng ngày.

    Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất chất lỏng;
    • Thuốc đắp;
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Huyền sâm

    Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Nhịp tim giảm, ngừng tim;
    • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy;
    • Phản ứng mẫn cảm.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Actiso

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Cao lỏng Actisô
    Chỉ định khi dùng Actisô
    - Bảo vệ gan & thông mật trong các bệnh rối loạn chức năng gan, viêm túi mật, nổi mề đay.
    - Lợi tiểu.
    - Trị các rối loạn tiêu hóa như ăn chậm tiêu, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn.
    Cách dùng Actisô
    Uống trước các bữa ăn.
    - Người lớn: 6 - 9 viên/ngày, chia làm 3 lần.
    - Trẻ em: 3 - 6 viên/ngày, chia làm 3 lần.
    Chống chỉ định với Actisô
    Suy tế bào gan, nghẽn mật.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần bồ công anh

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bồ công anh

    Bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi).

    Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Ngoài ra, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Song hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh với các loại bệnh này.

    Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.

    Một số người dùng bồ công anh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng do virus và ung thư.

    Do chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh nên chưa chắc chắn rằng loại thảo dược này có thể chữa các bệnh trên. Việc sử dụng thuốc và sản phẩm có bồ công anh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

    Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g rau bồ công anh cụ thể như sau:

    Bảng giá trị dinh dưỡng của cây bồ công anh

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

    Cách dùng Bồ công anh

    Rễ cây bồ công anh dùng làm trà bồ công anh. Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà bồ công anh có thể trị chứng bụng khó chịu.

    Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ công anh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc viên nén
    • Chiết xuất chất lỏng
    • Dùng cả cây tươi như một loại rau
    • Nước ép cây tươi
    • Chiết xuất chất rắn
    • Trà bồ công anh
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bồ công anh

    Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
    • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

    Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.