Medimax-n

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Xylometazoline hydrochloride
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mũi
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 8ml dung dịch nhỏ mũi
Hàm lượng
8ml
Sản xuất
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm & bao bì Y tế Quang Minh MEDIPHAR - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-2319-06
Chỉ định khi dùng Medimax-n
- Mũi: viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, sổ mũi. 
TÁC DỤNG:- Xylometazolin thuộc nhóm arylalkyl imidazolines, thuốc tác dụng trên các thụ thể alpha-adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi, làm co mạch, dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và giảm xung huyết mũi tại vùng nhầy mũi và các vùng lân cận hầu họng.- Tác dụng xuất hiện nhanh trong vài phút sau khi nhỏ và kéo dài nhiều giờ. Thuốc dung nạp tốt và không gây tổn thương chức năng của biểu mô có lông ngay cả ở những bệnh nhân có màng nhày nhạy cảm.ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:- Xylometazolin hydroclorid được hấp thu nhanh, tác dụng sau 5-10 phút kể từ khi dùng và kéo dài đến khoảng 10 giờ. Tuy nhiên, nồng độ trong huyết tương rất thấp, chưa thể xác định bằng các phương pháp thông thường.
Cách dùng Medimax-n
Khoảng cách 8-10 giờ giữa các liều. Tối đa 3 lần/ngày & trong 7 ngày. Dung dịch nhỏ 0.05%: Sơ sinh & trẻ > 2t. theo kê đơn của BS. Trẻ 2-5t. 1-2 giọt hoặc 1 lần xịt vào mỗi mũi x 1-3 lần/ngày. Trẻ 6-12t. 2-4 giọt hoặc 1-2 lần xịt vào mỗi mũi x 2-3 lần/ngày. Dung dịch nhỏ 1%:Người lớn, thiếu niên > 12t. 2-4 giọt hoặc 1 lần xịt vào mỗi mũi x 3 lần/ngày.Dung dịch xịt: xịt 1 - 2 nhát xịt vào lỗ mũi bị bệnh. 
Chống chỉ định với Medimax-n
- Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Viêm mũi, tai, họng có nguồn gốc do virus, do nấm. Viêm dây thần kinh, viêm thính giác.
- Không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, người bị glocome góc đóng, đang dùng thuốc trầm cảm 3 vòng.
Tương tác thuốc của Medimax-n
Khi sử dụng thuốc, các tác dụng toàn thân là không đáng kể. Tuy nhiên các tác dụng của thuốc có thể được tăng cường khi dùng cùng lúc với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng/4 vòng.
Tác dụng phụ của Medimax-n
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Phản ứng phụ nghiêm trọng ít khi xảy ra khi dùng tại chỗ xylometazoline ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc ở nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi; phản ứng xung huyết trở lại có têể xảy ra khi dùng dài ngày. Một số phản ứng toàn thân xảy ra do thuốc nhỏ mũi thấm xuống họng gây nên tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp.
- Thường gặp, ADR>1/100: Kích ứng tại chỗ.
- Ít gặp,1/1000
- Hiếm gặp, ADR- Hướng dẫn xử lý ADR: Với các triệu chứng nhẹ, theo dõi và thường hết. Đặc biệt chú ý khi xảy ra phản ứng hấp thu toàn thân, chủ yếu là triệu chứng và bổ trợ. Tiêm tĩnh mạch phentolamin có thể có hiệu quả trong điều trị tác dụng bất lợi nặng của thuốc.
Đề phòng khi dùng Medimax-n
- Thận trọng với người tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh cường tuyến giáp.
- Không nên dùng quá liều vì có thể gây nóng, nước mũi chảy nhiều hơn.
- Không dùng kéo dài liên tục, nếu dùng lâu dài phải có sự chỉ dẫn chuyên môn của bác sỹ.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI:
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi dùng với phụ nữ đang cho con bú.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Trong trường hợp điều trị ở người lớn trong thời gian dài hoặc với liều cao hơn so với đề nghị không thể được loại trừ khỏi các triệu chứng của bệnh tim mạch. Trong những trường hợp như vậy, khả năng lái xe hay vận hành máy móc có thể bị suy giảm.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Xylometazoline hydrochloride

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Tác dụng của Xylometazoline hydrochloride

Xylometazoline là chất kích thích thần kinh giao cảm có tác động trực tiếp. Xylometazoline có tác dụng co mạch bằng cách làm giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy.

Xylometazoline dạng thuốc nhỏ mũi được dùng để điều trị chảy nước mũi do dị ứng, kích ứng xoang, hoặc cảm lạnh thông thường.

Xylometazoline có thể được dùng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn dùng thuốc này.

Đọc Hướng dẫn dùngthuốc được dược sĩ cung cấp trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc này và mỗi lần dùng lại thuốc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Xylometazoline hydrochloride

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nghẹt mũi:

Thuốc nhỏ mũi

Người lớn: dung dịch 0,1%: nhỏ thuốc vào mỗi lỗ mũi từ 2-3 lần/ngày. Tối đa : 7 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nghẽn kết mạc:

Thuốc nhỏ mắt

Người lớn: dung dịch 0,05-0,1%: nhỏ vào mắt bị bệnh.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nghẹt mũi

Thuốc nhỏ mũi

Trẻ em: dung dịch 0,05%: 3 tháng tuổi – 12 tuổi: nhỏ 1-2 giọt vào mỗi lỗ mũi một hoặc hai lần/ngày. Tối đa : 7 ngày.

Xylometazoline hydrochloride có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch.
Thận trọng khi dùng Xylometazoline hydrochloride

Trước khi dùng xylometazoline hydrochloride, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với xylometazoline hydrochloride hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn mắc bệnh tăng huyếtáp, bệnh timmạch, đái tháo đường, cường giáp, có tiền sử phản ứng quá mức với chất kích thích thần kinh giao cảm, khó tiểu do phì đại tuyến tiền liệt;
  • Bạn nên biết rằng bạn có thể bị nghẹt mũi sau khi sử dụng thuốc này thường xuyên và kéo dài;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này ở trẻ em.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc của Xylometazoline hydrochloride

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tăng nhãn áp góc đóng;
  • Viêm mũi do khô mũi;
  • Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt tuyến yên bằng mũi, thông mũi, thông miệng khi tiếp xúc màng cứng.
Tác dụng phụ của Xylometazoline hydrochloride

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi dùng xylometazoline hydrochloride bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Mất ngủ;
  • Tim đập nhanh;
  • Tăng huyết áp;
  • Căng thẳng;
  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt;
  • Tim đập thình thịch, loạn nhịp tim;
  • Đau nhức hoặc nóng rát nơi nhỏ thuốc, hắt hơi, khô miệng và cổ họng, buồn nôn – đối với dùng thuốc nhỏ mũi;
  • Khô mắt – đối với dùng thuốc nhỏ mắt.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.