Modalim

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Ciprofibrate
Dạng bào chế
Viên nén
Hàm lượng
100mg
Sản xuất
Sanofi-Synthelabo., Ltd - PHÁP
Đăng ký
Sanofi-Synthelabo., Ltd - PHÁP
Số đăng ký
VN-10335-05
Chỉ định khi dùng Modalim
Chứng tăng lipid máu sau khi ăn kiêng mà không hiệu quả: tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu hay tăng lipid hỗn hợp; loại IIa, IIb, III & IV theo phân loại Fredrickson.
Cách dùng Modalim
Liều dùng 100 mg/ngày. Suy thận: 100 mg/mỗi 2 ngày.
Chống chỉ định với Modalim
Các tác dụng phụ có thể gặp gồm đau đầu, chóng mặt, nổi ban ngoài da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và khó tiêu. Rụng tóc, bất lực, hoa mắt, ngủ gà, cảm giác mệt mỏi hiếm gặp. Các tác dụng phụ này thường từ vừa đến nhẹ và xảy ra sớm khi điều trị và giảm dần khi tiếp tục dùng thuốc. Nên kiểm tra chức năng gan định kỳ khi dùng thuốc. Nên ngưng dùng Ciprofibrate khi các bất thường về men gan kéo dài.
Tương tác thuốc của Modalim
Thuốc kháng đông máu (warfarin), thuốc trị đái tháo đường, thuốc uống ngừa thai, các thuốc trị tăng lipid máu khác.
Tác dụng phụ của Modalim
- Nhức đầu, chóng mặt, phát ban da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy & khó tiêu.
- Hiếm gặp: rụng tóc, bất lực, hoa mắt, ngủ gà, mệt mỏi.
Đề phòng khi dùng Modalim
Thiểu năng tuyến giáp.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ciprofibrate

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Ciprofibrate
Chỉ định khi dùng Ciprofibrate
Ðiều trị tăng lipid máu nguyên phát bao gồm tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu và tăng lipid máu hỗn hợp sau khi đã thất bại với điều trị bằng chế độ ăn. Theo phân loại Fredrickson đó là các týp IIa, IIb, III và IV.
Cách dùng Ciprofibrate
Liều thông thường 1 viên mỗi ngày. Nên giảm liều ở bệnh nhân bị suy thận (uống 1 viên mỗi 2 ngày) và phải theo dõi cẩn thận.
Thận trọng khi dùng Ciprofibrate
Liều dùng hằng ngày không nên vượt quá 100mg, liều dùng từ 200 mg trở lên thường đi kèm với nguy cơ cao các tác dụng phụ liên quan đến cơ. Sử dụng thận trọng trên bệnh nhân có suy gan, suy thận. Nếu sau nhiều tháng điều trị, nồng độ lipid máu vẫn không được kiểm soát tốt, cần cân nhắc đến các biện pháp điều trị khác hoặc điều trị bổ sung.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Không nên dùng.
Chống chỉ định với Ciprofibrate
Suy gan nặng, suy thận nặng, có thai và cho con bú. Không dùng Ciprofibrate cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Tương tác thuốc của Ciprofibrate
Vì thuốc gắn kết cao với protein huyết tương nên có thể tranh chấp với các thuốc khác tại các vị trí gắn kết nên cần giảm liều các thuốc kháng đông uống như warfarin và điều chỉnh liều dựa trên INR. Dù chưa có các dữ liệu chuyên biệt nhưng dường như ciprofibrate làm tăng tác dụng các thuốc hạ đường huyết uống và tác dụng của nó có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi các thuốc ngừa thai uống. Cũng như các fibrate khác, việc sử dụng chung Ciprofibrate với các thuốc nhóm ức chế men HMG-CoA reductase hay với các fibrate khác có thể gây ra các bệnh lý về cơ.
Tác dụng phụ của Ciprofibrate
Các tác dụng phụ có thể gặp gồm đau đầu, chóng mặt, nổi ban ngoài da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và khó tiêu. Rụng tóc, bất lực, hoa mắt, ngủ gà, cảm giác mệt mỏi hiếm gặp. Các tác dụng phụ này thường từ vừa đến nhẹ và xảy ra sớm khi điều trị và giảm dần khi tiếp tục dùng thuốc. Nên kiểm tra chức năng gan định kỳ khi dùng thuốc. Nên ngưng dùng Ciprofibrate khi các bất thường về men gan kéo dài.