Molantel 50

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Cilostazol 50mg
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-33716-19
Chỉ định khi dùng Molantel 50
Ðiều trị các triệu chứng thiếu máu cục bộ: loét, đau, lạnh các chi trong chứng nghẽn tắc động mạch mãn tính (bệnh Buerger, xơ cứng động mạch tắc, bệnh mạch máu ngoại biên do đái tháo đường). Phòng ngừa nhồi máu não tái phát (ngoại trừ nghẽn mạch não do tim).
Cách dùng Molantel 50
Người lớn: 100mg x 2 lần/ngày. Liểu dùng có thể được điều chỉnh theo tuổi & độ nặng của triệu chứng.
Chống chỉ định với Molantel 50
Bệnh nhân bị xuất huyết (bệnh ưa chảy máu, chứng tăng dễ vỡ mao mạch, xuất huyết nội sọ, xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiết niệu, ho ra máu, xuất huyết dịch kính). Suy tim xung huyết. Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ đang có thai hoặc có khả năng có thai.
Tương tác thuốc của Molantel 50
Thận trọng khi dùng kết hợp với thuốc chống đông, thuốc hủy tiểu cầu, thuốc làm tan huyết khối, prostaglandin E1 hoặc dẫn xuất, chất ức chế enzyme chuyển hóa thuốc CYP3A4: macrolide, ritonavir, kháng nấm azole, cimetidine, diltiazem, nước bưởi.
Tác dụng phụ của Molantel 50
Suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhịp nhanh thất. Xu hướng chảy máu. Giảm toàn thể huyết cầu, chứng mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. Viêm phổi kẽ. Rối loạn chức năng gan, vàng da.
Đề phòng khi dùng Molantel 50
Theo dõi sát triệu chứng đau thắt (như đau ngực), vì việc điều trị có thể làm tăng nhịp mạch. Thận trọng ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, thuốc gây hủy tiểu cầu, thuốc làm tan huyết khối, prostaglandin E1 hoặc dẫn xuất; bệnh nhân đang có kinh nguyệt; bị giảm tiểu cầu, có xu hướng chảy máu; hẹp động mạch vành, đái tháo đường hoặc có bất thường về dung nạp glucose; suy gan nặng; suy thận nặng; tăng huyết áp nặng với huyết áp cao liên tục. Không dùng cho bệnh nhân bị nhồi máu não cho đến khi tình trạng bệnh đã ổn định. Người cao tuổi. Ngưng cho trẻ bú khi dùng thuốc.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cilostazol

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Cilostazol
Tác dụng của Cilostazol

Cilostazol được sử dụng để cải thiện các vấn đề triệu chứng tuần hoàn máu ở chân (đau cách hồi ở chân). Cilostazol có thể làm giảm đau cơ/chuột rút xảy ra khi tập thể dục/đi bộ. Đau cách hồi gây ra do có quá ít oxy được chuyển tới các cơ bắp. Cilostazol có thể làm tăng lưu lượng máu và lượng oxy cho cơ bắp.

Cilostazol là một loại thuốc kháng tiểu cầu và giãn mạch máu. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tiểu cầu dính lại với nhau và ngăn không cho chúng tạo thành cục máu. Thuốc cũng giúp nới rộng các mạch máu ở chân. Cilostazol giúp máu di chuyển dễ dàng hơn và giữ cho máu chảy lưu thông khắp cơ thể.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc này và mỗi lần lấy thuốc mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Không dùng thuốc chung với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng hai lần mỗi ngày, cách ít nhất 30 phút trước hoặc 2 giờ sau khi ăn sáng và ăn tối. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, sự thích ứng việc điều trị và các thuốc khác mà bạn có thể phải dùng. Hãy nói với bác sĩ và dược sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm cả thuốc theo toa, thuốc không cần toa và các sản phẩm thảo dược). Dùng thuốc này đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ sử dụng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Các triệu chứng của bạn có thể cải thiện trong vòng 2-4 tuần, nhưng cũng có thể cần đến 12 tuần trước khi thuốc phát huy đủ tác dụng. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh lý không được cải thiện hoặc xấu đi.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Chỉ định khi dùng Cilostazol
Ðiều trị các triệu chứng thiếu máu cục bộ: loét, đau, lạnh các chi trong chứng nghẽn tắc động mạch mãn tính (bệnh Buerger, xơ cứng động mạch tắc, bệnh mạch máu ngoại biên do đái tháo đường). Phòng ngừa nhồi máu não tái phát (ngoại trừ nghẽn mạch não do tim).
Cách dùng Cilostazol

Uống 100 mg hai lần một ngày, dùng ít nhất 30 phút trước hoặc 2 giờ sau khi ăn sáng và ăn tối.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cilostazol có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, dùng đường uống: 50 mg; 100 mg.
Thận trọng khi dùng Cilostazol

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc cần được cân nhắc. Đây là quyết định bạn và bác sĩ của bạn phải cân nhắc. Đối với thuốc này, sau đây là những điều cần được xem xét:

Dị ứng: hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hay bất kỳ loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn bị những loại dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn ghi hoặc thành phần thuốc ghi trên gói một cách cẩn thận.

Trẻ em: các nghiên cứu về thuốc này đã được thực hiện chỉ ở người lớn và chưa có thông tin cụ thể nào so sánh tác dụng của cilostazol ở trẻ em so với việc sử dụng trong các nhóm tuổi khác.

Người lớn tuổi: thuốc này đã được thử nghiệm cho một số ít bệnh nhân và chưa cho thấy thuốc gây ra các tác dụng phụ khác nhau hoặc các vấn đề ở những người lớn tuổi như ở những người trẻ tuổi.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Chống chỉ định với Cilostazol
Bệnh nhân bị xuất huyết (bệnh ưa chảy máu, chứng tăng dễ vỡ mao mạch, xuất huyết nội sọ, xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiết niệu, ho ra máu, xuất huyết dịch kính). Suy tim xung huyết. Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ đang có thai hoặc có khả năng có thai.
Tương tác thuốc của Cilostazol

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn:

  • Riociguat.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu (Abciximab; Alteplase, Recombinant; Anagrelide; Apixaban; Clopidogrel; DabigatranEtexilate; Desirudin; Dipyridamole; Eptifibatide; Prasugrel; Rivaroxaban; Siltuximab; Ticlopidine; Tirofiban).
  • Thuốc kháng viêm không steroid (Aceclofenac; Acemetacin; AmtolmetinGuacil; Aspirin; Bromfenac; Bufexamac; Celecoxib; Clonixin; Dexibuprofen; Dexketoprofen; Diclofenac; Diflunisal; Dipyrone; Etodolac; Etofenamate; Etoricoxib; Felbinac; Fenoprofen; Fepradinol; Feprazone; Flufenamic Acid; Floctafenine; Flurbiprofen; Ibuprofen; Ibuprofen Lysine; Indomethacin; Ketoprofen; Ketorolac; Lornoxicam; Loxoprofen; Lumiracoxib; Meclofenamate; Mefenamic Acid; Meloxicam; Morniflumate; Nabumetone; Naproxen; Nefazodone; Nepafenac; Niflumic Acid; Nimesulide; Oxaprozin; Oxyphenbutazone; Parecoxib; Phenylbutazone; Piketoprofen; Piroxicam; Pranoprofen; Proglumetacin; Propyphenazone; Proquazone; Rofecoxib; Salicylic Acid; Sodium Salicylate; Salsalate; Sulindac; Tenoxicam; Tiaprofenic Acid; Tolfenamic Acid; Tolmetin; Valdecoxib)..
  • Thuốc kháng ung thư (Ceritinib; Crizotinib; Dabrafenib; Idelalisib; Mitotane; Nilotinib).
  • Thuốc trị loạn nhịp tim (Amiodarone).
  • Thuốc chống trầm cảm (Citalopram; Carbamazepine; Desvenlafaxine; Duloxetine; Escitalopram; Fluoxetine; Levomilnacipran; Milnacipran; Paroxetine; Sertraline; Venlafaxine; Vortioxetine).
  • Thuốc kháng sinh (Clarithromycin; Cobicistat; Piperaquine).
  • Thuốc giảm đau (Choline Salicylate; Fentanyl).
  • Thuốc chống động kinh (Primidone; Eslicarbazepine Acetate).
  • Alipogene Tiparvovec.
  • Eliglustat.
  • Fluvoxamine.
  • Ginkgo.
  • Sulfinpyrazone.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Diltiazem;
  • Erythromycin;
  • Ketoconazole;
  • Omeprazole.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tự chảy máu (bao gồm loét dạ dày tá tràng và chảy máu nội sọ);
  • Rối loạn máu hoặc đông máu;
  • Suy tim sung huyết – không nên sử dụng thuốc này;
  • Bệnh thận; hay
  • Bệnh gan – cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng;
  • Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu trong máu thấp) – chú ý khi sử dụng.
Tác dụng phụ của Cilostazol

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng như:

  • Nhức đầu dữ dội;
  • Nước tiểu có máu, tiểu buốt;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
  • Đau ngực;
  • Cảm thấy khó thở;
  • Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch;
  • Tiêu chảy, nôn mửa;
  • Yếu trong người, chóng mặt;
  • Chuột rút ở chân;
  • Tê hoặc ngứa ran;
  • Đau khớp;
  • Ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.