Morphin

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Morphin hydroclorid 0,01g
Dạng đóng gói
Hộp 10 ống x 1ml, hộp 25 ống x 1ml, thuốc tiêm
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm TW Vidipha - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-10474-10
Tác dụng của Morphin
- Morphine tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương và trên thụ thể muy. Tác dụng của morphine rất đa dạng bao gồm giảm đau, buồn ngủ, thay đổi tâm trạng, ức chế hô hấp, giảm nhu động dạ dày ruột, buồn nôn, nôn, thay đổi về nội tiết, về hệ thần kinh vận động.
+ Tác dụng giảm đau do thay đổi nhận cảm đau và một phần do tăng ngưỡng đau.
+ Tác dụng của morphine trên hệ thần kinh trung ương còn biểu hiện ở ức chế mạnh hô hấp, các triệu chứng tâm thần, buồn nôn và nôn, co đòng tử cũng như giải phóng hormon chống bài niệu.
+ Morphine ức chế trung tâm hô hấp là do ức chế tác dụng kích thích của CO2 trên trung tâm hô hấp ở hành não.
+ Trong số các tác dụng của morphine trên tâm thần, tác dụng rõ nhất là gây sảng khoái, nhưng cũng có người bệnh trở nên trầm cảm hoặc ngủ gà, mất tập trung và giảm trí nhớ.
+ Buồn nôn và nôn là các tác dụng không mong muốn thường gặp sau khi dùng morphine, do các thụ thể dopamin ở vùng sàn não thất 4 của trung tâm nôn bị kích thích.
+ Morphine làm tăng giải phóng hormon chống bài niệu, làm giảm lượng nước tiểu. Morphine làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ trơn dọc và tăng trương lực sợi cơ vòng đường tiêu hoá( co thắt môn vị, hậu môn, cơ vòng oddi, bàng quang)gây táo bón, tăng áp lực đường dẫn mật, co thắt đường tiết niệu.
+ Morphine có thể trực tiếp gây giải phóng histamin, do đó làm giãn mạch ngoại vi đột ngột, như ở da, thậm chí gây co thắt phế quản.
Chỉ định khi dùng Morphin
Ðau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác: + Đau sau chấn thương. </div>+ Đau sau phẫn thuật. </div>+ Đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư. </div>+ Cơn đau gan, đau thận. </div>+ Đau trong sản khoa. </div>+ Phối hợp khi gây mê và tiền mê.</div>
Cách dùng Morphin
Thuốc uống</i></strong></div>Nang hoặc viên nén, nên nuốt không nhai.</div>Liều uống trung bình là 1 nang hoặc 1 viên nén 10 mg. Morphin giải phóng nhanh có thể dùng ngày 4 lần, nhưng loại giải phóng chậm dùng ngày 2 lần, cứ 12 giờ một lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau. Nếu đau nhiều hoặc đã quen thuốc, liều có thể tăng 30, 60, 100 mg hoặc phối hợp morphin với thuốc khác để được kết quả mong muốn.</div>Ðối với người bệnh đã tiêm morphin, liều uống phải đủ cao để bù cho tác dụng giảm đau bị giảm đi khi uống. Liều có thể tăng 50 – 100%. Cần thay đổi liều theo từng người bệnh, do có khác nhau lớn giữa các cá thể.</div>Thuốc tiêm</i></strong></div>Liều tiêm dưới da hoặc bắp thường dùng cho người lớn là 10 mg, cứ 4 giờ 1 lần, nhưng có thể thay đổi từ 5 – 20 mg.</div>Tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu 10 – 15 mg, tiêm tĩnh mạch chậm. Truyền tĩnh mạch liên tục tùy theo trạng thái người bệnh, thông thường 60 – 80 mg/24 giờ.</div>Tiêm ngoài màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) để giảm đau vùng rễ lưng và đám rối thần kinh ngoài màng cứng. Ðặc biệt hay dùng trong phẫu thuật và trong sản khoa (đau sau phẫu thuật và đau sau chấn thương).</div>Ðau cấp tính và đau mạn tính: 0,05 – 0,10 mg/kg (2 – 4 mg cho đến 5 mg). Nếu cần, có thể dùng lặp lại liều 2 – 4 mg khi tác dụng giảm đau của liều đầu tiên không còn. Thường sau 6 – 24 giờ.</div>Morphin tiêm ngoài màng cứng 10 mg/ml chỉ dùng cho người ung thư đã điều trị kéo dài nên quen thuốc.</div>Tiêm trong màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) chỉ để giảm đau trực tiếp trên trung ương (tác dụng trực tiếp trên não và tủy).</div>Ðau cấp tính: 0,02 – 0,03 mg/kg/ngày.</div>Ðau mạn tính: 0,015 – 0,15 mg/kg/ngày. Liều có thể gấp 10 lần tùy theo tình trạng người bệnh.</div>Trẻ em trên 30 tháng tuổi:</div>Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: 0,1 – 0,2 mg/kg/1 liều. Tối đa 15 mg; có thể tiêm lặp lại cách nhau 4 giờ. Tiêm tĩnh mạch: Liều bằng 1/2 liều tiêm bắp.</div>Người cao tuổi:</div>Giảm liều khởi đầu.</div>
Thận trọng khi dùng Morphin
Người già, suy gan hay suy thận, sốc, rối loạn niệu đạo-tiền liệt tuyến, tăng áp lực nội sọ, thai kỳ. Tránh lái xe hay vận hành máy.
Chống chỉ định với Morphin
+ Suy hô hấp mất bù.
+ Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
+ Suy gan nặng.
+ Chấn thương não và tăng áp lực nội sọ.
+ Trạng thái co giật
+ Nhiễm độc rượu cấp và mê sảng rượu cấp.
+ Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Đang dùng các thuốc ức chế monoaminoxidase(IMAO).
Tương tác thuốc của Morphin
- Không dùng với IMAO vì nếu phối hợp có thể gây truỵ tim mạch, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, dẫn đến hôn mê và tử vong.
- Các chất vừa chủ vận vừa đối kháng morphine như buprenorphin, nalbuphin, pentazocin làm giảm tác dụng giảm đau của morphine do chẹn cạnh tranh với thụ thể.
- Rượu làm tăng tác dụng an thần của morphine.
- Các dẫn chất khác của morphine, các thuốc chống trầm cảm cấu trúc 3 vòng (amitriptylin, clomipramin), các kháng histamin H1 có tác dụng an thần, các barbiturat, benzodiazepin, thuốc liệt thần, clonidin cùng dẫn chất, làm tăng ttác dụng ức chế thần kinh trung ương của morphine.
Tác dụng phụ của Morphin
Buồn nôn, táo bón, lú lẫn, nôn, an thần hay hưng phấn, tăng áp lực nội sọ, bí tiểu, ức chế hô hấp nhẹ. Gây lệ thuộc tâm thần & thể chất.
Quá liều khi dùng Morphin
Triệu chứng quá liều:
Ức chế hô hấp, co khít đồng tử, hạ huyết áp, tăng thân nhiệt, hôn mê, có thể rất nặng hoặc tử vong.
Xử trí:
Hồi sức tăng cường tim và hô hấp ở đơn vị cấp cứu chuyên khoa, hỗ trợ hô hấp.
Điều trị đặc hiệu bằng các thuốc kháng morphine: Nalorphin hoặc naloxon.
Bảo quản Morphin
Tránh ánh sáng. Bảo quản nhiệt độ phòng.
Thuốc độc bảng A.