Natri Clorid 0,9%

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Mỗi 500ml chứa: Natri clorid 4,5g
Dạng bào chế
Dung dịch dùng ngoài
Dạng đóng gói
Chai 500ml
Hàm lượng
10ml
Sản xuất
Công ty cổ phần hóa - Dược phẩm Mekophar - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty cổ phần hóa - Dược phẩm Mekophar - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-31314-18
Tác dụng của Natri Clorid 0,9%
Khi tiêm tĩnh mạch, dung dịch natri clorid là nguồn cung cấp bổ sung nước và chất điện giải. Dung dịch natri clorid 0,9% (đẳng trương) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể. Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong điều hòa sự phân bố nước, cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Natri kết hợp với clorid và bicarbonat trong điều hòa cân bằng kiềm – toan, được thể hiện bằng sự thay đổi nồng độ clorid trong huyết thanh. Clorid là anion chính của dịch ngoại bào.
Dung dịch tiêm natri clorid có khả năng gây bài niệu phụ thuộc vào thể tích tiêm truyền và điều kiện lâm sàng của người bệnh. Dung dịch 0,9% natri clorid không gây tan hồng cầu.
Chỉ định khi dùng Natri Clorid 0,9%
- Rửa mắt.- Rửa mũi.- Phụ trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng.- Dùng được cho trẻ sơ sinh.
Cách dùng Natri Clorid 0,9%
Nhỏ hoặc rửa mắt, hốc mũi: mỗi lần 1 - 3 giọt, ngày 1 - 3 lần.
Thận trọng khi dùng Natri Clorid 0,9%
Truyền hạn chế trong suy chức năng thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén.
Chống chỉ định với Natri Clorid 0,9%
Tăng natri huyết, ứ dịch.
Tương tác thuốc của Natri Clorid 0,9%
Thừa natri làm tăng bài tiết lithi; thiếu natri có thể thúc đẩy lithi bị giữ lại và tăng nguy cơ gây độc; người bệnh dùng lithi không được ăn nhạt.
Nước muối ưu trương dùng đồng thời với oxytocin có thể gây tăng trương lực tử cung, có thể gây vỡ tử cung hoặc rách cổ tử cung. Cần theo dõi khi dùng đồng thời.
Tác dụng phụ của Natri Clorid 0,9%
Truyền liều lớn có thể gây tích luỹ natri và phù.
Quá liều khi dùng Natri Clorid 0,9%
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, co cứng bụng, khát, giảm nước mắt và nước bọt, hạ kali huyết, tăng natri huyết, vã mồ hôi, sốt cao, tim nhanh, tăng huyết áp, suy thận, phù ngoại biên và phù phổi, ngừng thở, nhức đầu, hoa mắt, co giật, hôn mê và tử vong.
Điều trị: Trong trường hợp mới ăn natri clorid, gây nôn hoặc rửa dạ dày kèm theo điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Khi có tăng natri huyết, nồng độ natri phải được điều chỉnh từ từ với tốc độ không vượt quá 10 – 12 mmol/lít hàng ngày. Tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch natri clorid nhược trương và đẳng trương (nhược trương đối với người bệnh ưu trương); khi thận bị thương tổn nặng, cần thiết, có thể thẩm phân.
Bảo quản Natri Clorid 0,9%
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Natri clorid

Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
sodium chloride
Chỉ định khi dùng Natri clorid
Bù nước và điện giải.
Cách dùng Natri clorid
Bù nước và điện giải: Truyền tĩnh mạch, liều dùng cho người lớn và trẻ em được xác định dựa vào lâm sàng và nếu có thể theo dõi nồng độ điện giải
Thận trọng khi dùng Natri clorid
Truyền hạn chế trong suy chức năng thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén.
Chống chỉ định với Natri clorid
Tăng natri huyết, ứ dịch.
Tác dụng phụ của Natri clorid
Truyền liều lớn có thể gây tích luỹ natri và phù.
Bảo quản Natri clorid
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh.