Đái tháo đường type 2 khi sự tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân & tập thể dục.
Cách dùng Novonorm 2mg
Khởi đầu 0,5 mg x 3 lần/ngày, có thể 2 mg x 3 lần/ngày, tối đa 4 mg x 3 lần/ngày. Uống trong vòng 15 phút trước các bữa ăn.
Chống chỉ định với Novonorm 2mg
Quá mẫn cảm với thành phần thuốc. Đái tháo đường type 1. Nhiễm toan ceton do đái tháo đường có hay không có hôn mê. Có thai hoặc đang cho con bú. Trẻ em Suy gan, thận nặng.
Tương tác thuốc của Novonorm 2mg
IMAO, chẹn b không chọn lọc, ACE, NSAID, salicylate, octreotide, rượu, steroid đồng hóa làm tăng tác dụng hạ đường huyết. Thuốc uống ngừa thai, thiazide, corticosteroid, danazol, hormon tuyến giáp, chất giống giao cảm làm giảm tác dụng hạ đường huyết.
Tác dụng phụ của Novonorm 2mg
Hạ đường huyết, rối loạn thị lực thoáng qua, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tăng men gan nhẹ thoáng qua, ngứa, ban đỏ, mề đay.
Đề phòng khi dùng Novonorm 2mg
Tuân thủ ăn kiêng, tập luyện, liều lượng thuốc, theo dõi đường huyết, tránh hạ đường huyết nhất là khi lái xe & vận hành máy móc. Tăng đường huyết khi có sốt, chấn thương, nhiễm trùng & phẫu thuật.
Dùng Novonorm 2mg theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Repaglinide
Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần
Reglinide
Dược lực của Repaglinide
Repaglinide là nhóm thuốc tương tự với nhóm sulphonylureas (ví dụ: Gliclazide, Glipizide) ở chỗ: nó kích thích các tế bào beta của tuyến tụy để phóng thích thêm insulin. Tuy nhiên, không giống như sulphonylureas, Repaglinide phải được uống trước mỗi bữa ăn. Thuốc có thời gian hoạt động ngắn, có tác dụng giảm đường huyết sau bữa ăn.
Chỉ định khi dùng Repaglinide
Repaglinide không có tác dụng trong đái tháo đường ( tiểu đường ) type 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin), bởi vì trong điều kiện này là tuyến tụy không có khả năng sản xuất hoặc phóng thích insulin. Repaglinide được sử dụng để làm giảm nồng độ đường trong máu ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2. Được kê toa khi chế độ ăn uống và tập thể dục không ổn định được đường huyết, đặc biệt trong những trường hợp đường huyết sau ăn tăng cao. Thuốc có thời gian hoạt động ngắn nên rất thích hợp cho những bệnh nhân suy thận. Repaglinide có thể được kết hợp với các thuốc khác như Metformin, Pioglitazone. Không nên kết hợp với bất kỳ sulphonylureas nào, như Gliclazide, Glipizide hoặc Glimepiride .
Cách dùng Repaglinide
Thuốc chỉ uống khi ăn, nếu không ăn thì không uống thuốc Repaglinide cần được uống ngay trước mỗi bữa ăn. Bạn có thể uống trước khi ăn 30 phút hay đợi đến khi bắt đầu bữa ăn, tốt nhât là trước ăn 15 phút. Bạn có thể uống Repaglinide 2, 3, hay 4 lần một ngày, tùy thuộc vào số lượng các bữa ăn. Nếu bạn bỏ qua một bữa ăn (hay thêm một bữa ăn thêm), hãy bỏ qua (hay thêm) một liều cho phù hợp.
Thận trọng khi dùng Repaglinide
Trước khi sử dụng Repaglinide: Lưu ý: Một số bệnh nội khoa có thể tương tác với Repaglinide. Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất cứ bệnh nội khoa nào đi kèm, đặc biệt là nếu có các tình huống sau: Nếu bạn đang mang thai, dự định mang thai, hoặc đang cho con bú Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa, thuốc không kê toa, thảo dược thực phẩm bổ sung Nếu bạn có dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác Nếu bạn có tiền căn nhiễm toan, bệnh thận, hoặc bệnh gan
Chống chỉ định với Repaglinide
Dị ứng với bất kỳ thành phần trong Repaglinide Bệnh đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin), hoặc có nồng độ ceton trong máu cao do bệnh đái tháo đường Đang uống gemfibrozil
Tương tác thuốc của Repaglinide
Một số thuốc có thể tương tác với Repaglinide. Báo với bác sỹ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây: Rifampin bởi vì nó có thể làm giảm tác dụng của Repaglinide Chẹn beta (ví dụ, propranolol), gemfibrozil, imidazoles (ví dụ, ketoconazol), macrolide và ketolides (ví dụ, erythromycin, azithromycin),chất ức chế monoamine oxidase (MAO) (ví dụ, phenelzine), quinolones (ví dụ như ciprofloxacin), hay các thuốc salicylat (ví dụ, aspirin) vì nguy cơ tác dụng phụ có thể tăng lên, ví dụ như hạ đường huyết Insulin vì nó có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Repaglinide
Tác dụng phụ của Repaglinide
Các tác dụng phụ có thể bao gồm: Đau lưng, viêm phế quản, đau ngực, táo bón, tiêu chảy, nhức đầu, khó tiêu, đau khớp, hạ đườnghuyết, viêm mũi, buồn nôn, viêm xoang, ngứa da, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiết niệu, nôn
Bảo quản Repaglinide
Lưu trữ ở nhiệt độ phòng tránh độ ẩm, nên để trong một hộp đậy kín.