Opespira 1,5MIU

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Spiramycin 1,5MIU
Dạng đóng gói
Hộp 2 vỉ x 8 viên nén bao phim
Sản xuất
Công ty dược phẩm OPV - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-11656-10
Chỉ định khi dùng Opespira 1,5MIU
– Điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Spiramycin : nhiễm khuẩn da, xương, tai, mũi, họng, phế quản, phổi và đường sinh dục (đặc biệt tuyến tiền liệt). – Dự phòng viêm màng não. – Dự phòng tái phát thấp khớp cấp tính ở người dị ứng với Penicillin. – Bệnh do Toxoplasma ở phụ nữ mang thai.Dược lực học– Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolide có tác dụng trên các chủng vi khuẩn như: Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Bacillus cereus, Corynebacterium diphtheriae, cầu khuẩn đường ruột Rhodococcus equi, Staphylococcus nhạy/kháng methicillin, Streptococcus nhóm B, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes. Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Bordetella pertussis, Branhamella catarrhalis, Campylobacter, Legionella, Moraxella. Vi khuẩn kỵ khí: Actinomyces, Bacteroides, Eubacterium, Mobiluncus, Peptostreptococcus, Porphyromonas, Prevotella, Propionibacterium acnes. Vi khuẩn khác: Borrelia burgdorferi, Chlamydia, Coxiella, Leptospira, Mycoplasma pneumoniae, Treponema pallidum. – Cơ chế tác dụng của Spiramycin là tác dụng trên các tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn và ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein. Dược động học– Spiramycin được hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Spiramycin phân bố rộng rãi khắp cơ thể kể cả sữa mẹ nhưng thâm nhập kém vào dịch não tủy. Thuốc đạt nồng độ cao trong phổi, amidan, phế quản và các xoang. Thời gian bán hủy từ 5– 8 giờ. – Spiramycin chuyển hóa qua gan thành các chất chuyển hóa có hoạt tính. Một lượng lớn chất được thải qua mật và khoảng 10% qua nước tiểu. 
Cách dùng Opespira 1,5MIU
– Liều đề nghị: + Người lớn: uống mỗi lần 1 – 2 viên, ngày 3 lần. + Trẻ em: 150.000 IU/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần hoặc 1 viên/10kg thể trọng/ngày, chia 3 lần. – Thời gian điều trị khoảng 10 ngày. 
Chống chỉ định với Opespira 1,5MIU
– Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Tương tác thuốc của Opespira 1,5MIU
– Dùng Spiramycin đồng thời với thuốc uống ngừa thai sẽ làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.
Tác dụng phụ của Opespira 1,5MIU
– Thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
– Ít gặp:
+ Toàn thân: mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực. Dị cảm tạm thời, loạn cảm, lảo đảo, đau, cứng cơ và khớp nối, cảm giác nóng rát.
+ Tiêu hóa: viêm kết tràng cấp.
+ Da: ban da, ngoại ban, mày đay.
– Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng Spiramycin dài ngày.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Opespira 1,5MIU
– Thận trọng khi dùng thuốc cho người có rối loạn chức năng gan.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
– Có thể dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.
– Không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Spiramycin

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Spiramycin
Dược lực của Spiramycin
Spiramycine là kháng sinh họ macrolide.
Dược động học của Spiramycin
- Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh (thời gian bán hấp thu: 20 phút), nhưng không hoàn toàn, sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
- Phân bố: Sau khi uống 6 triệu đơn vị, nồng độ huyết thanh tối đa đạt 3,3mcg/ml, thời gian bán hủy 8 giờ. Khuếch tán cực tốt vào nước bọt và mô: Phổi: 20-60mcg/g; Amygdale: 20-80mcg/g; Xoang bị nhiễm trùng: 75-110mcg/g; Xương: 5-100mcg/g. 10 ngày sau khi ngưng điều trị, vẫn còn 5-7mcg/g hoạt chất trong lá lách, gan, thận. Spiramycin không qua dịch não tủy, qua sữa mẹ. Ít liên kết với protein huyết tương (khoảng 10%).
Macrolides xuyên vào và tập trung trong thực bào (bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào phế nang).
Ở người, đạt nồng độ cao trong thực bào. Ðặc tính này giải thích hoạt tính của các macrolides đối với các vi khuẩn nội bào.
- Chuyển hóa: Chuyển hóa chậm tại gan. Các chất chuyển hóa và vẫn có hoạt tính chưa biết rõ.
- Thải trừ: 10% liều uống được thải trừ qua nước tiểu, thải trừ rất nhiều qua mật; nồng độ trong mật 15-40 lần cao hơn nồng độ huyết thanh. Một lượng khá lớn được tìm thấy trong phân.
Tác dụng của Spiramycin
Spiramycine có phổ kháng khuẩn rộng hơn và hiệu lực mạnh hơn erythromycin.
Vi khuẩn thường nhạy cảm (MIC ≤ 1mcg/ml): hơn 90% chủng nhạy cảm.
Streptococcus, Staphylococcus nhạy cảm với méticilline, Rhodococcus equi, Branhamella catarrhalis, Bordetella pertussis, Helicobacter pylori, Campylobacter jejuni, Corynebacterium diphteriae, Moraxella, Mycoplasma pneumoniae, Coxiella, Chlamydia trachomatis, Treponema palidum, Borrelia burgdorferi, Leptospira, Propionibacterium acnes, Actinomyces, Eubacterium, Porphyromonas, Mobiluncus, Mycoplasma hominis.
Vi khuẩn nhạy cảm trung bình: kháng sinh có hoạt tính trung bình in vitro, hiệu quả lâm sàng tốt có thể được ghi nhận nếu nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm cao hơn MIC: Neisseria gonorrhoeae, Vibrio, Ureaplasma, Legionella pneumophila.
Vi khuẩn không thường xuyên nhạy cảm: Vì tỉ lệ đề kháng thụ đắc thay đổi nên độ nhạy cảm của vi khuẩn không thể xác định nếu không thực hiện kháng sinh đồ: Streptococcus pneumoniae, Enterococcus, Campylobacter coli, Peptostreptococcus, Clostridium perfringens.
Vi khuẩn đề kháng (MIC > 4mcg/ml): hơn 50% chủng đề kháng.
Staphylococcus kháng meticillin, Enterobacteriaceae, Pseudomonas, Acinetobacter, Nocardia, Fusobacterium, Bacteroides fragilis, Haemophilus influenzae và para-influenzae.
Spiramycine có tác dụng in vitro và in vivo trên Toxoplasma gondii.
Chỉ định khi dùng Spiramycin
Các bệnh nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm:
- Viêm họng.
- Viêm xoang cấp.
- Bội nhiễm viêm phế quản cấp.
- Cơn kịch phát viêm phế quản mãn.
- Viêm phổi cộng đồng ở những người:
- không có yếu tố nguy cơ,
- không có dấu hiệu lâm sàng nặng,
- thiếu những yếu tố lâm sàng gợi đến nguyên nhân do pneumocoques.
Trong trường hợp nghi ngờ viêm phổi không điển hình, macrolides được chỉ định trong bất cứ trường hợp bệnh nặng nhẹ hoặc cơ địa nào.
- Nhiễm trùng da lành tính: chốc lở, chốc lở hóa của bệnh da, chốc loét, nhiễm trùng da-dưới da (đặc biệt viêm quầng).
- Nhiễm trùng miệng.
- Nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.
- Phòng ngừa viêm màng não do màng não cầu: Trong trường hợp chống chỉ định với rifampicine, mục đích là diệt N. meningitidis ở mũi hầu. Spiramycine không dùng để điều trị viêm màng não do màng não cầu, mà chỉ được chỉ định trong phòng ngừa cho bệnh nhân đã điều trị lành bệnh, trước khi trở lại sinh hoạt trong tập thể và cho người đã tiếp xúc với bệnh nhân trong 10 ngày trước khi nhập viện.
- Phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp ở bệnh nhân dị ứng với penicillin.
- Bệnh Toxoplasma ở phụ nữ có thai.
Cách dùng Spiramycin
Người lớn: 2-3 viên 3MUI hoặc 4-6 viên 1,5MUI (tức 6-9MUI) một ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
Nhũ nhi và trẻ em: 150.000-300.000UI/kg/ngày, chia làm 2-3 lần
Viên 3MUI không sử dụng cho trẻ em.
Phòng ngừa viêm màng não do não cầu khuẩn:
Người lớn: 3MUI/12 giờ, trong 5 ngày.
Trẻ em: 75.000UI/kg/12 giờ, trong 5 ngày.
Thận trọng khi dùng Spiramycin
Spiramycine không bài tiết dưới dạng có hoạt tính qua thận, do đó không cần điều chỉnh liều trong trường hợp suy thận.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai: Spiramycin có thể dùng cho phụ nữ có thai mà không gây bất cứ một phản ứng bất lợi nào.
Lúc nuôi con bú: Vì spiramycine qua sữa mẹ, nên khuyên ngưng cho con bú khi đang dùng thuốc.
Chống chỉ định với Spiramycin
Dị ứng với spiramycine.
Tương tác thuốc của Spiramycin
Lưu ý khi phối hợp:
- Levodopa: ức chế sự hấp thu của carbidopa với giảm nồng độ levodopa trong huyết tương. Theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều levodopa.
Tác dụng phụ của Spiramycin
Hiếm: buôn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, biểu hiện dị ứng ngoài da.
Đề phòng khi dùng Spiramycin
Nên ngưng cho con bú khi dùng thuốc.