Pantric Plus

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Pantoprazole natri sesquihydrate, Domperidone
Dạng bào chế
Viên nén bao tan trong ruột
Dạng đóng gói
Hộp lớn 10 hộp nhỏ X 1 vỉ x 10 viên
Hàm lượng
40mg Pantoprazol; 10
Sản xuất
Synmedic Laboratories - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Synmedic Laboratories - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN1-708-12
Chỉ định khi dùng Pantric Plus
- Loét dạ dày, loét tá tràng.
- Viêm thực quản trào ngược, bệnh lý tăng tiết acid.
- Phối hợp với kháng sinh để loại trừ nhiễm Helicobacter pylori.
Cách dùng Pantric Plus
- Uống nguyên viên: Loét dạ dày tá tràng 40 mg/ngày x 4-8 tuần.
- Viêm thực quản trào ngược 40 mg/ngày x 8 tuần.
- Sau 8 tuần, nếu không lành loét cần dùng thêm 8 tuần nữa.
Chống chỉ định với Pantric Plus
Có báo cáo: khô miệng, đỏ da thoáng qua, đau đầu, khát, tiêu chảy & bồn chồn; phản ứng ngoại tháp, buồn ngủ; vô kinh, tăng tiết sữa & nữ hoá tuyến vú ở nam.
Tương tác thuốc của Pantric Plus
Các thuốc phụ thuộc vào độ pH acid dịch vị như: ketoconazole.
Tác dụng phụ của Pantric Plus
Nhức đầu, tiêu chảy & đau bụng.
Đề phòng khi dùng Pantric Plus
- Phải loại trừ nguy cơ ác tính trước khi điều trị.
- Suy gan nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pantoprazole

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Pantoprazole hydrochloride
Dược lực của Pantoprazole
Chất ức chế chọn lọc bơm proton; về cấu trúc hóa học là dẫn xuất của benzimidazol.
Dược động học của Pantoprazole
- Hấp thu: Pantoprazol hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, nhưng thay đổi tuỳ theo liều và pH dạ dày. Sinh khả dụng đường uống có thể lên đến 70% nếu dùng lặp lại.
- Phân bố: Pantoprazol gắn mạnh vào protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá ở gan.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua thận 80%, thời gian bán thải khoảng 30-90 phút.
Tác dụng của Pantoprazole
Thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton do tác dụng chon lọc trên thành tế bào dạ dày nên thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỉ lệ liền sẹo (làm lành vết loét) có thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị.
Thuốc rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.
Chỉ định khi dùng Pantoprazole
- Loét dạ dày tá tràng- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 
- Dạng viên được dùng phối hợp với 2 kháng sinh thích hợp (xem phần Liều lượng và Cách dùng) để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng để làm lành loét và chống tái phát.
Cách dùng Pantoprazole
Dạng viên:
Liều khuyến cáo:Ở những bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng, nhiễm Helicobacter pylori (dương tính), cần thực hiện việc diệt vi khuẩn bằng trị liệu phối hợp. Tùy theo kiểu kháng thuốc, có thể theo các sơ đồ phối hợp sau để diệt Helicobacter pylori:
Phác đồ 1: Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoprazole + 1000mg amoxicylline + 500mg clarithromycine) x 7 ngày.
Phác đồ 2: Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoprazole + 500mg metronidazol + 500mg clarithromycine) x 7 ngày.
Phác đồ 3: Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoprazole + 1000mg amoxicilline + 500mg metronidazol) x 7 ngày. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): 1 viên 40mg/ngày.
- Ðối với bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng cần giảm xuống 1 viên (40mg pantoprazole), hai ngày một lần. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân này, cần theo dõi các enzyme gan trong liệu trình Pantoprazole. Nếu giá trị enzyme gan tăng, nên ngưng dùng Pantoprazole.
- Không được dùng qua 1iều 40mg pantoprazole một ngày ở người có tuổi hoặc suy thận. Ngoại lệ là trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, trong đó người có tuổi cũng phải dùng liều pantoprazole thông thường (2 x 40mg/ngày) trong một tuần điều trị.
Cách dùng và thời gian điều trị:
- Không được nhai hoặc nghiền nhỏ viên Pantoprazole mà phải uống nguyên viên với nước, một giờ trước bữa ăn sáng. Trong trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, cần uống viên Pantoprazole thứ hai trước bữa tối.
- Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.
- Nói chung, liệu pháp phối hợp chỉ cần điều trị 7 ngày là đủ để diệt Helicobacter pylori và làm lành loét.
Dạng tiêm tĩnh mạch: Khuyến nghị dùng Pantoprazole I.V. khi dùng đường uống không thích hợp. Liều Pantoprazole tĩnh mạch trung bình là 1 lọ (40 mg pantoprazole) mỗi ngày. Liều tối đa có thể đến 6 lọ/ngày chia làm nhiều lần.
Hướng dẫn cách dùng và pha chế:
- Ðể tiêm tĩnh mạch: Bơm 10ml dung dịch muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9% vào lọ bột chứa chất đông khô Pantoprazole 40mg, tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 2 phút.
- Ðể truyền tĩnh mạch: Pha loãng Pantoprazole với 100ml nước muối sinh lý hay 100ml Glucose 5% hay 100ml Glucose 10%, truyền tĩnh mạch ít nhất 15 phút.
- Không pha chế hay hỗn hợp Pantoprazole I.V. với dung môi nào khác ngoài các dung môi nói trên. Giá trị pH của dung dịch phải là 9.
- Dung dịch tái tạo (đã pha chế) cần được dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha chế.
Thận trọng khi dùng Pantoprazole
- Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp.
- Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp.
- Trước khi điều trị với Pantoprazole, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì có thể nhất thời làm lu mờ các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán.
- Hiện chưa có kinh nghiệm về việc điều trị với Pantoprazole ở trẻ em.
- Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc.
Chống chỉ định với Pantoprazole
- Không nên dùng Pantoprazole cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với pantoprazole.
- Kinh nghiệm lâm sàng về Pantoprazole khi dùng trong thai kỳ hiện còn hạn chế. Hiện không có thông tin về bài xuất của pantoprazole qua sữa mẹ.Chỉ dùng Pantoprazole khi lợi ích cho người mẹ được xem là lớn hơn rủi ro đối với thai nhi và em bé.
Tương tác thuốc của Pantoprazole
- Pantoprazole có thể làm giảm độ hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời mà độ hấp thu phụ thuộc vào pH (thí dụ: ketoconazole). Ðiều này cũng xảy ra với những thuốc dùng trước Pantoprazole I.V một thời gian ngắn.
- Hoạt chất của Pantoprazole được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzyme cytochrome P450. Không loại trừ khả năng pantoprazole tương tác với những thuốc khác chuyển hóa cùng hệ enzyme cytochrome P450. Tuy nhiên, ở lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể trong những thử nghiệm đặc hiệu với một số thuốc hoặc hợp chất có tính chất nói trên, như carbamazepine, cafein, diazepam, diclofenac, digoxine, ethanol, glibenclamide, metoprolol, nifedipine, phenprocoumon, phenytoin, theophylline, warfarine và các thuốc tránh thai dùng bằng đường uống.
- Cũng không thấy Pantoprazole tương tác với thuốc kháng acid (trị đau dạ dày) khi uống đồng thời.
- Không thấy có tương tác với các kháng sinh dùng phối hợp (clarithromycine, metronidazol, amoxicylline) trong điều trị diệt Helicobacter pylori.
Tác dụng phụ của Pantoprazole
Ðiều trị với Pantoprazole thỉnh thoảng có thể có nhức đầu hay tiêu chảy nhẹ và những trường hợp hiếm gặp hơn như: buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng.
Vài trường hợp cá biệt hiếm xảy ra như phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối. Ðiều trị với Pantoprazole thỉnh thoảng có thể có nhức đầu hay tiêu chảy nhẹ và những trường hợp hiếm gặp hơn như: buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng. Vài trường hợp cá biệt hiếm xảy ra như phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối.
Quá liều khi dùng Pantoprazole
Hiện chưa biết triệu chứng khi dùng quá liều ở người.Trong trường hợp dùng quá liều và có triệu chứng nhiễm độc lâm sàng, áp dụng các quy tắc giải độc thông thường.
Đề phòng khi dùng Pantoprazole
- Phải loại trừ nguy cơ ác tính trước khi điều trị.
- Suy gan nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.
Bảo quản Pantoprazole
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Domperidone

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Domperidone maleate
Dược lực của Domperidone
Domperidone là thuốc chống nôn, có tác dụng đối kháng dopamin.
Dược động học của Domperidone
- Hấp thu: Domperidon được hấp thu ở đường tiêu hoá, nhưng có sinh khả dụng đường uống thấp (ở người đói chỉ vào khoảng 14%) do chuyển hoá bước đầu của thuốc qua gan và chuyển hoá ở ruột. Thuốc cũng được hấp thu khi đặt trực tràng hoặc tiêm bắp.
- Phân bố: Domperidon liên kết với protein huyết tương khoảng 92-93%. Thuốc hầu như không qua hàng rào máu não.
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá rất nhanh và nhiều nhờ quá trình hydroxyl hoá và khử N-alkyl oxy hoá.
- Thải trừ: Domperidon đào thải theo phân và nước tiểu, chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hoá, 30% liều uống đào thải theo nước tiểu trong 24 giờ (0,4% là dạng nguyên vẹn), 66% đào thải theo phân trong vòng 4 ngày (10% là dạng nguyên vẹn).
Tác dụng của Domperidone

Domperidone là loại thuốc làm tăng cường chuyển động hoặc co thắt dạ dày và ruột. Domperidone còn được dùng để điều trị buồn nôn và nôn do dùng các loại thuốc khác để điều trị bệnh Parkinson.

Luôn dùng viên nén theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không rõ cách dùng. Nuốt trọn viên nén với nhiều nước. Dùng viên nén cách 15 đến 30 phút trước bữa ăn và dùng nếu cần thiết trước khi đi ngủ. Không nghiền hoặc nhai thuốc.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Chỉ định khi dùng Domperidone
Buồn nôn & nôn do: Viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường tiêu hoá, đau nửa đầu; nôn hậu phẫu; nôn do dùng thuốc; nôn do xạ trị, nôn mạn tính ở trẻ em.Chậm tiêu do: Viêm thực quản trào ngược, đầy hơi sau khi ăn, viêm & viêm loét dạ dày.
Cách dùng Domperidone

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh buồn nôn và ói mửa:

Người lớn: uống domperidone 10-20 mg cách mỗi 4 đến 8 giờ

Liều tối đa: 80mg / ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh khó tiêu không gây viêm loét:

Người lớn: uống domperidone 10-20mg dùng 3 lần mỗi ngày và dùng vào buổi tối.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhđau nửa đầu:

Người lớn: uống 20mg dùng mỗi 4 giờ kết hợp với paracetamol theo yêu cầu

Liều tối đa: dùng 4 liều trong vòng 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhbuồn nôn và ói mửa:

Người lớn: đặt hậu môn 60mg dùng 2 lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnhbuồn nôn và ói mửa:

Trẻ em: trên 2 tuổi và nặng hơn 35 kg: dùng 10-20 mg 3-4 lần mỗi ngày.

Liều tối đa: dùng 80mg hàng ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh buồn nôn và ói mửa:

Trẻ em: 60mg dùng 2 lần mỗi  ngày.

Domperidone có những dạng viên nén, dùng để uống và hàm lượng domperidone 10mg.

Thận trọng khi dùng Domperidone

Nói với bác sĩ nếu bạn:

  • Bị dị ứng (mẫn cảm) với Domperidone hoặc bất kỳ thành phần khác có trong Domperidone.
  • Có dấu hiệu dị ứng bao gồm: phát ban, khó nuốt hoặc khó thở, sưng môi, mặt, cổ họng và lưỡi.
  • Có khối u trong tuyến yên.
  • Phân có màu đen, màu hắc ín hoặc thấy có máu trong phân. Điều này có thể là dấu hiệu chảy máu dạ dày và ruột.
  • Tắc nghẽn hoặc khó chịu ruột.
  • Đang hoặc từng mắc vấn đề về gan.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Chống chỉ định với Domperidone
Quá mẫn với domperidone.
Tương tác thuốc của Domperidone

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Không nên sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau. Bác sĩ có thể không điều trị cho bạn bằng thuốc này hoặc thay đổi một số các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

  • Thuốc trị nhược cơ (Amifampridine);
  • Thuốc chẹn kênh canxi (Bepridil);
  • Thuốc tăng co bóp dạ dày (Cisapride);
  • Thuốc kháng sinh, kháng virus (Darunavir; Fluconazole; Piperaquine; Posaconazole; Saquinavir; Sparfloxacin; Ketoconazole);
  • Thuốc tim (Dronedarone);
  • Thuốc an thần (Mesoridazine; Pimozide; Thioridazine; Ziprasidone).

Không khuyến dùng thuốc này đối với bất kỳ các thuốc sau đây, nhưng có thể cần dùng trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mật độ dùng thuốc ờ một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Thuốc hormone (Abiraterone Acetate; Goldenseal; Gonadorelin; Goserelin; Histrelin; Mifepristone ; Nafarelin; Octreotide; Pasireotide);
  • Thuốc tác động thần kinh thực vật (Alfuzosin; Formoterol; Salmeterol; Sotalol; Vilanterol);
  • Thuốc trị trầm cảm (Alprazolam; Amitriptyline; Amoxapine; Aripiprazole; Asenapine; Buserelin; Chlorpromazine; Citalopram; Clomipramine; Clozapine; Cyclobenzaprine; Desipramine; Deslorelin; Doxepin; Escitalopram; Fluoxetine; Fluvoxamine; Iloperidone; Imipramine; Lithium ; Nefazodone; Nortriptyline; Paliperidone; Paroxetine; Perphenazine; Pipamperone; Prochlorperazine; Promethazine; Protriptyline; Quetiapine; Ranolazine; Selegiline; Risperidone; Sertindole; Tetrabenazine; Trifluoperazine; Trimipramine; Triptorelin; Venlafaxine);
  • Thuốc tim (Amiodarone; Amlodipine; Diltiazem; Disopyramide; Dofetilide; Flecainide; Fosaprepitant; Ibutilide; Ivabradine; Pentamidine; Procainamide; Propafenone; Quinidine; Verapamil);
  • Thuốc kháng sinh, kháng virus (Amprenavir; Artemether; Astemizole; Atazanavir; Azithromycin; Bedaquiline; Boceprevir; Chloroquine; Ciprofloxacin; Clarithromycin; Cobicistat; Delamanid; Delavirdine; Erythromycin; Fosamprenavir); Foscarnet; Gatifloxacin; Gemifloxacin; Hydroquinidine; Indinavir; Isoniazid; Itraconazole; Levofloxacin ; Lopinavir ; Lumefantrine ; Mefloquine ; Metronidazole ; Miconazole ; Moxifloxacin ; Nelfinavir; Norfloxacin; Ofloxacin; Quinine; Ritonavir; Rilpivirine; Telaprevir; Telavancin; Telithromycin; Terfenadine; Voriconazole; Sevoflurane);
  • Thuốc chống đông (Anagrelide; Ticagrelor);
  • Thuốc trị Parkinson (Apomorphine);
  • Thuốc trị ung thư (Aprepitant;Arsenic Trioxide; Ceritinib; Bicalutamide; Crizotinib; Dabrafenib; Dasatinib; Eribulin; Dolasetron; Droperidol; Granisetron; Halofantrine; Haloperidol; Idelalisib; Imatinib; Lapatinib; Leuprolide; Netupitant; Nilotinib; Ondansetron; Pazopanib; Sorafenib; Sunitinib; Vandetanib; Vemurafenib);
  • Thuốc trị rối loạn lipid máu (Atorvastatin; Perflutren Lipid Microsphere; Probucol);
  • Thuốc kháng histamine H2 (Cimetidine; Famotidine; Ranitidine; Tizanidine);
  • Thuốc lợi tiểu (Conivaptan);
  • Thuốc chống thải ghép (Cyclosporine; Tacrolimus);
  • Thuốc kháng histamine H1 (Ebastine; Mizolastine);
  • Thuốc trị động kinh (Felbamate; Fosphenytoin);
  • Fingolimod;
  • Thuốc trị Alzheimer (Galantamine);
  • Dược liệu (Ginkgo Biloba);
  • Thuốc giảm đau (Methadone; Trazodone);
  • Sodium Phosphate; Sodium Phosphate, Dibasic; Sodium Phosphate, Monobasic;
  • Thuốc tác động lên hệ muscarinic (Solifenacin; Tolterodine);
  • Thuốc giãn cơ (Tamoxifen; Toremifene);
  • Thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt (Vardenafil; Vinflunine);

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

  • Nước bưởi chùm.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến đường ruột,
  • Có khối u não,
  • Bệnh gan,
  • Nhạy cảm với thuốc
Tác dụng phụ của Domperidone

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng thường không cần phải đến trạm y tế. Những tác dụng phụ có thể tự biến mất trong quá trình điều trị vì cơ thể bạn tự thích nghi với thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn cách để ngăn ngừa hoặc làm giảm một số các triệu chứng. Hãy đến khám bác sĩ nếu bất kỳ tác dụng phụ sau đây tiếp tục diễn ra, gây khó chịu hoặc nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về chúng:

Ít phổ biến:

  • Tiết sữa từ núm vú;
  • Khô miệng;
  • Sưng vú ở nam giới;
  • Đau đầu;
  • Phát ban;
  • Nóng bừng người;
  • Ngứa da;
  • Ngứa; mẩn đỏ; đau; hoặc sưng mắt;
  • Kinh nguyệt không đều;
  • Đau ngực.

Hiếm khi xảy ra:

  • Thay đổi thói quen đi tiểu;
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Tiểu rát; khó khăn hoặc tiểu buốt;
  • Khó khăn khi nói;
  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ;
  • Ợ nóng;
  • Cáu gắt;
  • Yếu hoặc mất sức;
  • Chuột rút ở chân;
  • Giảm sút tinh thần;
  • Căng thẳng;
  • Đánh trống ngực;
  • Đờ đẫn;
  • Đau bụng;
  • Khát;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu trong người.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Domperidone
Xử trí ngộ độc cấp và quá liều: gây lợi niệu thẩm thấu, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng.
Đề phòng khi dùng Domperidone
Thận trọng ở bệnh nhân suy thận nặng. Không nên dùng cho bệnh nhân suy gan nặng.
Bảo quản Domperidone
Bảo quản thuốc trong bao bì kín.