Hộp 7 vỉ nhỏ x 1 vỉ x 6 viên (2 viên nén bao phim Panto + 2 viên nén bao phim Clari + 2 viên nén bao phim Tini)
Sản xuất
Công ty TNHH SX - TM Dược phẩm Đông Nam - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-2709-07
Dùng Pataloxkit theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pantoprazole
Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Pantoprazole hydrochloride
Dược lực của Pantoprazole
Chất ức chế chọn lọc bơm proton; về cấu trúc hóa học là dẫn xuất của benzimidazol.
Dược động học của Pantoprazole
- Hấp thu: Pantoprazol hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, nhưng thay đổi tuỳ theo liều và pH dạ dày. Sinh khả dụng đường uống có thể lên đến 70% nếu dùng lặp lại. - Phân bố: Pantoprazol gắn mạnh vào protein huyết tương. - Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá ở gan. - Thải trừ: Thuốc thải trừ qua thận 80%, thời gian bán thải khoảng 30-90 phút.
Tác dụng của Pantoprazole
Thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton do tác dụng chon lọc trên thành tế bào dạ dày nên thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỉ lệ liền sẹo (làm lành vết loét) có thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị. Thuốc rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.
Chỉ định khi dùng Pantoprazole
- Loét dạ dày tá tràng- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). - Dạng viên được dùng phối hợp với 2 kháng sinh thích hợp (xem phần Liều lượng và Cách dùng) để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng để làm lành loét và chống tái phát.
Cách dùng Pantoprazole
Dạng viên: Liều khuyến cáo:Ở những bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng, nhiễm Helicobacter pylori (dương tính), cần thực hiện việc diệt vi khuẩn bằng trị liệu phối hợp. Tùy theo kiểu kháng thuốc, có thể theo các sơ đồ phối hợp sau để diệt Helicobacter pylori: Phác đồ 1: Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoprazole + 1000mg amoxicylline + 500mg clarithromycine) x 7 ngày. Phác đồ 2: Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoprazole + 500mg metronidazol + 500mg clarithromycine) x 7 ngày. Phác đồ 3: Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoprazole + 1000mg amoxicilline + 500mg metronidazol) x 7 ngày. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): 1 viên 40mg/ngày. - Ðối với bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng cần giảm xuống 1 viên (40mg pantoprazole), hai ngày một lần. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân này, cần theo dõi các enzyme gan trong liệu trình Pantoprazole. Nếu giá trị enzyme gan tăng, nên ngưng dùng Pantoprazole. - Không được dùng qua 1iều 40mg pantoprazole một ngày ở người có tuổi hoặc suy thận. Ngoại lệ là trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, trong đó người có tuổi cũng phải dùng liều pantoprazole thông thường (2 x 40mg/ngày) trong một tuần điều trị. Cách dùng và thời gian điều trị: - Không được nhai hoặc nghiền nhỏ viên Pantoprazole mà phải uống nguyên viên với nước, một giờ trước bữa ăn sáng. Trong trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, cần uống viên Pantoprazole thứ hai trước bữa tối. - Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình. - Nói chung, liệu pháp phối hợp chỉ cần điều trị 7 ngày là đủ để diệt Helicobacter pylori và làm lành loét. Dạng tiêm tĩnh mạch: Khuyến nghị dùng Pantoprazole I.V. khi dùng đường uống không thích hợp. Liều Pantoprazole tĩnh mạch trung bình là 1 lọ (40 mg pantoprazole) mỗi ngày. Liều tối đa có thể đến 6 lọ/ngày chia làm nhiều lần. Hướng dẫn cách dùng và pha chế: - Ðể tiêm tĩnh mạch: Bơm 10ml dung dịch muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9% vào lọ bột chứa chất đông khô Pantoprazole 40mg, tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 2 phút. - Ðể truyền tĩnh mạch: Pha loãng Pantoprazole với 100ml nước muối sinh lý hay 100ml Glucose 5% hay 100ml Glucose 10%, truyền tĩnh mạch ít nhất 15 phút. - Không pha chế hay hỗn hợp Pantoprazole I.V. với dung môi nào khác ngoài các dung môi nói trên. Giá trị pH của dung dịch phải là 9. - Dung dịch tái tạo (đã pha chế) cần được dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha chế.
Thận trọng khi dùng Pantoprazole
- Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp. - Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp. - Trước khi điều trị với Pantoprazole, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì có thể nhất thời làm lu mờ các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán. - Hiện chưa có kinh nghiệm về việc điều trị với Pantoprazole ở trẻ em. - Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc.
Chống chỉ định với Pantoprazole
- Không nên dùng Pantoprazole cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với pantoprazole. - Kinh nghiệm lâm sàng về Pantoprazole khi dùng trong thai kỳ hiện còn hạn chế. Hiện không có thông tin về bài xuất của pantoprazole qua sữa mẹ.Chỉ dùng Pantoprazole khi lợi ích cho người mẹ được xem là lớn hơn rủi ro đối với thai nhi và em bé.
Tương tác thuốc của Pantoprazole
- Pantoprazole có thể làm giảm độ hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời mà độ hấp thu phụ thuộc vào pH (thí dụ: ketoconazole). Ðiều này cũng xảy ra với những thuốc dùng trước Pantoprazole I.V một thời gian ngắn. - Hoạt chất của Pantoprazole được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzyme cytochrome P450. Không loại trừ khả năng pantoprazole tương tác với những thuốc khác chuyển hóa cùng hệ enzyme cytochrome P450. Tuy nhiên, ở lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể trong những thử nghiệm đặc hiệu với một số thuốc hoặc hợp chất có tính chất nói trên, như carbamazepine, cafein, diazepam, diclofenac, digoxine, ethanol, glibenclamide, metoprolol, nifedipine, phenprocoumon, phenytoin, theophylline, warfarine và các thuốc tránh thai dùng bằng đường uống. - Cũng không thấy Pantoprazole tương tác với thuốc kháng acid (trị đau dạ dày) khi uống đồng thời. - Không thấy có tương tác với các kháng sinh dùng phối hợp (clarithromycine, metronidazol, amoxicylline) trong điều trị diệt Helicobacter pylori.
Tác dụng phụ của Pantoprazole
Ðiều trị với Pantoprazole thỉnh thoảng có thể có nhức đầu hay tiêu chảy nhẹ và những trường hợp hiếm gặp hơn như: buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng. Vài trường hợp cá biệt hiếm xảy ra như phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối. Ðiều trị với Pantoprazole thỉnh thoảng có thể có nhức đầu hay tiêu chảy nhẹ và những trường hợp hiếm gặp hơn như: buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng. Vài trường hợp cá biệt hiếm xảy ra như phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối.
Quá liều khi dùng Pantoprazole
Hiện chưa biết triệu chứng khi dùng quá liều ở người.Trong trường hợp dùng quá liều và có triệu chứng nhiễm độc lâm sàng, áp dụng các quy tắc giải độc thông thường.
Đề phòng khi dùng Pantoprazole
- Phải loại trừ nguy cơ ác tính trước khi điều trị. - Suy gan nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.
Bảo quản Pantoprazole
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Dùng Pantoprazole theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tinidazole
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Tinidazole
Dược lực của Tinidazole
Tinidazole là một dẫn xuất thay thế của hợp chất imidazole có tác động kháng nguyên sinh động vật và kháng vi khuẩn kỵ khí.
Dược động học của Tinidazole
- Hấp thu: Tinidazole được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi uống. Trong nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh được cho uống 2g tinidazole, nồng độ đỉnh trong huyết thanh trong khoảng 40-51mcg/ml đạt được trong vòng 2 giờ và giảm dần cho đến 11-19mcg/ml sau 24 giờ. Khi tiêm tĩnh mạch cho người tình nguyện khỏe mạnh dùng 800mg và 1,6g tinidazole trong vòng 10-15 phút, nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 14-21mcg/ml với liều 800 mg và trung bình 32mcg/ml với liều 1,6g. 24 giờ sau khi tiêm truyền, nồng độ tinidazole trong huyết tương giảm lần lượt là 4-5mcg/ml và 8,6mcg/ml cho thấy thuốc có thể sử dụng một lần duy nhất trong ngày. Nồng độ trong huyết tương giảm chậm và tinidazole có thể được tìm thấy trong huyết tương vào giờ thứ 72 sau khi tiêm truyền và uống với nồng độ lần lượt là 0,05mcg/ml và đến 1mcg/ml. Thời gian bán thải trong huyết tương của tindazole khoảng 12-14 giờ. - Phân bố: Tinidazole được phân phối rộng rãi trong tất cả các mô cơ thể, đi qua được hàng rào máu não và đạt tới nồng độ hữu hiệu trên lâm sàng ở tất cả các mô. Thể tích phân bố đo được vào khoảng 50 lít. Khoảng 12% tinidazole trong huyết tương gắn kết với proteine huyết tương. - Thải trừ: Tinidazole được đào thải qua gan và thận. Các nghiên cứu trên bệnh nhân khỏe mạnh cho thấy rằng trong vòng 5 ngày, 60-65% liều sử dụng được đào thải qua thận với 25% dưới dạng không đổi. Khoảng 12% liều dùng được đào thải qua phân. Các nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận (thanh thải creatinine > 22ml/phút) cho thấy rằng không có sự thay đổi đáng kể có ý nghĩa thống kê trên những thông số dược động học của tinidazole. Do đó, không cần điều chỉnh liều lượng cho các bệnh nhân suy thận.
Tác dụng của Tinidazole
Tinidazole chống lại vi khuẩn kỵ khí và động vật đơn bào là do thuốc xâm nhập vào tế bào vi sinh vật và gây tổn hại trên các chuỗi ADN hay ức chế sự tổng hợp của chúng. Tinidazole có hoạt tính trên cả nguyên sinh động vật và vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. Tác động kháng động vật nguyên sinh bao gồm Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica và Giardia lamblia. Tinidazole có hoạt tính chống lại Gardnerella vaginalis và hầu hết các vi khuẩn kỵ khí bao gồm: Bacteroides fragilis, Bacteroides melaninogenicus, Bacteroides spp., Clostridium spp., Eubacterium spp., Fusobacterium spp., Peptococcus spp., Peptostreptococcus spp., và Veillonella spp.
Chỉ định khi dùng Tinidazole
Dự phòng: Ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là những nhiễm khuẩn sau phẫu thuật đại tràng, tiêu hóa và phụ khoa. Ðiều trị những nhiễm khuẩn sau: Nhiễm khuẩn kỵ khí như: - Nhiễm khuẩn trong phúc mạc: viêm phúc mạc, áp-xe. - Nhiễm khuẩn phụ khoa: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, áp-xe tử cung-buồng trứng. - Nhiễm khuẩn huyết. - Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. - Nhiễm khuẩn da và mô mềm. - Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới: viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi. Viêm âm đạo không đặc hiệu. Viêm loét lợi cấp tính. Bệnh Trichomonas đường niệu dục ở cả nam lẫn nữ. Bệnh Giardia. Bệnh amip ruột. Bệnh amip gan.
Cách dùng Tinidazole
Tinidazol thường dùng uống với liều duy nhất trong hoặc sau khi ăn; cũng có thể truyền tĩnh mạch.Phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Người lớn uống liều duy nhất 2 g trước phẫu thuật 12 giờ.Ðiều trị nhiễm khuẩn kỵ khí:Người lớn ngày đầu uống 2 g, sau đó uống 1 g, 1 lần hàng ngày hoặc 500 mg, hai lần/ngày. Thường điều trị trong 5 - 6 ngày là đủ, nhưng thời gian điều trị còn tùy thuộc vào kết quả lâm sàng; đặc biệt, khi điều trị triệt để nhiễm khuẩn ở một vài vị trí có khó khăn, cần thiết phải kéo dài điều trị trên 7 ngày.Nếu người bệnh không uống được thuốc, có thể truyền tĩnh mạch 400 ml dung dịch 2 mg/ml (800 mg tinidazol) với tốc độ 10 ml/phút. Tiếp tục truyền hàng ngày 800 mg/1 lần hoặc 400 mg/2 lần/ngày, cho đến khi người bệnh uống được thuốc.- Trẻ em dưới 12 tuổi: Không có dữ liệu cho phép dùng liều điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí ở trẻ dưới 12 tuổi. Viêm âm đạo không đặc hiệu: - Người lớn: Viêm âm đạo không đặc hiệu đã được điều trị thành công với một liều uống duy nhất 2g. Tỷ lệ lành bệnh cao hơn cũng đã đạt được với liều 2g uống một lần mỗi ngày trong hai ngày liên tiếp (tổng liều là 4 g). Viêm loét lợi cấp: - Người lớn: Uống liều duy nhất 2g. Bệnh trichomonas đường tiết niệu: Khi đã xác định nhiễm khuẩn Trichomonas vaginalis, nên điều trị cùng lúc với người phối ngẫu. - Phác đồ được lựa chọn dành cho người lớn: Uống một liều duy nhất 2g. - Trẻ em: Dùng liều duy nhất 50 đến 75mg/kg thể trọng. Ðôi khi có thể cần phải lặp lại liều này một lần nữa. Bệnh Giardia: - Người lớn: Uống liều duy nhất 2g mỗi ngày hay một viên 150mg hai lần mỗi ngày trong 7 ngày. - Trẻ em: Uống liều duy nhất 50 đến 75mg/kg thể trọng. Ðôi khi có thể cần phải lập lại liều này một lần nữa. Amip ruột: - Người lớn: Dùng liều duy nhất 2g trong 2 hay 3 ngày hay 600mg hai lần mỗi ngày trong 5 ngày. Trong một vài trường hợp, khi liều dùng duy nhất mỗi ngày trong 3 ngày không hữu hiệu, có thể tiếp tục điều trị đến sáu ngày. Khi điều trị hai lần mỗi ngày trong 5 ngày không hữu hiệu, có thể tiếp tục điều trị cho đến 10 ngày. - Trẻ em: Uống một liều đơn 50 đến 60mg/kg thể trọng mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp. Amip gan: Trong việc điều trị amip gan, cùng với điều trị bằng Tinidazole có thể cần phải hút mủ. - Người lớn: Ðường uống: Tổng liều thay đổi từ 4,5 đến 12g, tùy theo mức độ tác hại của Entamoeba histolytica. Ðiều trị khởi đầu theo đường uống với liều đơn 1,5 đến 2g mỗi ngày trong 3 ngày. Trong một vài trường hợp, khi điều trị ba ngày không có hiệu lực, có thể tiếp tục điều trị cho đến 6 ngày. Có thể dùng theo cách khác là uống 600mg hai lần mỗi ngày trong 5 ngày. Ðôi khi, nếu điều trị ba ngày không có hiệu lực, có thể tiếp tục điều trị cho đến 10 ngày. - Trẻ em: Uống liều duy nhất 50 đến 60mg/kg thể trọng mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp. Cách dùng: Viên uống: Nên uống Tinidazole trong hay sau bữa ăn;Tiêm: Theo chỉ định của bác sĩ;
Thận trọng khi dùng Tinidazole
Giống như những thuốc cùng nhóm, nên tránh dùng rượu trong khi điều trị với Tinidazole do có khả năng phản ứng dạng disulfiram (bừng mặt, co thắt bụng, nôn ói, nhịp tim nhanh). Các thuốc có cùng cấu trúc hóa học với Tinidazole thường đi kèm với các rối loạn thần kinh khác nhau như chóng mặt, choáng váng, mất điều hòa, bệnh thần kinh ngoại biên và hiếm khi gây co giật. Nên ngưng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu thần kinh bất thường nào trong quá trình trị liệu với Tinidazole. Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa có nghiên cứu tác động của tinidazole lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc phức tạp tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy thuốc có thể ảnh hưởng lên các khả năng này. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai: Các nghiên cứu trên khả năng sinh sản ở chuột được cho dùng tinidazole 100 hay 300mg/kg không có ảnh hưởng nào trên khả năng sinh sản, trọng lượng chuột mẹ và chuột con, quá trình sinh nở, sức sống cũng như việc cho con bú. Có một sự gia tăng nhẹ nhưng không đáng kể trong tỷ lệ sẩy thai với liều 300mg/kg. Tinidazole đi qua hàng rào nhau thai. Do không biết được tác động của các hoạt chất thuộc nhóm này, chống chỉ định sử dụng tinidazole trong ba tháng đầu thai kỳ. Không có bằng chứng gây hại của Tinidazole trong các giai đoạn sau của thai kỳ, tuy nhiên cần cân nhắc lợi ích trị liệu và nguy hại có thể xảy ra cho bà mẹ và thai nhi khi sử dụng thuốc trong ba tháng giữa và cuối của thai kỳ. Lúc nuôi con bú: Tinidazole tiết qua sữa mẹ, hoạt chất có thể tiếp tục tiết ra trong sữa hơn 72 giờ sau khi dùng thuốc. Các bà mẹ không nên cho trẻ bú sữa tối thiểu ba ngày sau khi ngưng Tinidazole.
Chống chỉ định với Tinidazole
Tinidazole chống chỉ định trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, bà mẹ đang cho con bú, những bệnh nhân có rối loạn thần kinh thực thể và những bệnh nhân có quá mẫn đã biết với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Giống như các thuốc có cấu trúc tương tự khác, Tinidazole cũng chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử hay có rối loạn tạo máu, mặc dù không ghi nhận được bất thường về huyết học kéo dài nào trên lâm sàng cũng như trong nghiên cứu trên thú vật với tinidazole.
Tương tác thuốc của Tinidazole
Rượu có thể gây phản ứng dạng disulfiram và nên tránh dùng cho đến 72 giờ sau khi ngưng Tinidazole.
Tác dụng phụ của Tinidazole
Các tác dụng ngoại ý được báo cáo nói chung là không xảy ra thường xuyên, nhẹ và tự khỏi. Các tác dụng ngoại ý trên đường tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, lưỡi có vị kim loại và đau bụng. Các phản ứng quá mẫn, đôi khi trầm trọng có thể xuất hiện trong những trường hợp hiếm dưới dạng nổi ban da, ngứa ngáy, mề đay và phù mạch thần kinh. Các rối loạn thần kinh đi kèm với sự sử dụng Tinidazole bao gồm chóng mặt, choáng váng, mất điều hòa, bệnh thần kinh ngoại vi (dị cảm, rối loạn giác quan, giảm cảm giác) và hiếm khi có co giật. Giống như các thuốc tương tự, Tinidazole có thể gây giảm bạch cầu thoáng qua. Các tác dụng phụ hiếm được báo cáo khác là nhức đầu, mệt mỏi, rêu lưỡi và nước tiểu có màu sẩm.
Quá liều khi dùng Tinidazole
Trong các nghiên cứu ngắn hạn trên chuột nhắt và chuột cống, LD50 lần lượt > 3600mg/kg và > 2300mg/kg theo đường uống. Dấu hiệu và triệu chứng quá liều: Không có báo cáo về quá liều trên người được ghi nhận với Fasygine. Ðiều trị quá liều: Không có chất đối kháng đặc hiệu để điều trị quá liều với tinidazole mà chỉ có điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Có thể cần phải rửa dạ dày. Tinidazole có thể được thẩm phân dễ dàng.
Đề phòng khi dùng Tinidazole
- Chú ý đề phòng : Ngưng thuốc trong trường hợp bị mất điều vận, chóng mặt, ý thức u ám. - Bệnh thần kinh TW và thần kinh ngoại biên nghiêm trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Dùng Tinidazole theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Clarithromycin
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Clarithromycin
Dược lực của Clarithromycin
Clarithromycin là một macrolid 14C thế hệ mới được bán tổng hợp từ erythromycin với một nhóm thế methoxy tại vị trí C-6 của vòng macrolid. Sự thay đổi cấu trúc đã giúp cho clarithomycin gia tăng tính thân dầu, mở rộng phổ kháng khuẩn, gia tăng nồng độ trong mô, cải thiện tính ổn định trong môi trường acid, gia tăng khả dụng sinh học và giảm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Clarithromycin có tác động kháng khuẩn do gắn kết với một vị trí đặc hiệu trên tiểu đơn vị ribosom 50s của những vi khuẩn nhạy cảm qua đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của clarithromycin thấp hơn từ 2-4 lần so với MIC của erythromycin. Chất chuyển hóa 14-hydroxy của clarithromycin cũng có hoạt tính kháng khuẩn với tác dụng mạnh hơn trên H. influenzae. Clarithromycin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn gram dương và gram âm, ái khí và kỵ khí bao gồm: Staphylococcus aureus; Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tiêu huyết b nhóm A); liên cầu tiêu huyết a (nhóm viridans); Streptococcus (Dipplococcus) pneumoniae; Streptococcus agalactiae; Listeria monocytogenes, Hemophillus influenzea; Hemophillus para influenzea; Moraxella (Branhamella) catarrhalis; Neisseria gonorrheae; Legionella pneumophila; Bordetella pertussis; Helicobacter pylori; Campylobacter jejuni. Bacteroides fragilis nhạy macrolide; Clostridium perfringens; Peptococcus species; Propionibacterium acnes; Mycoplasma pneumoniae; Ureaplasma urealyticum. Clarithromycin cũng có tác dụng mạnh trên những vi sinh vật khác như Chlamydia trachomatis; Toxoplasma gondii; Mycobacterium avium; Mycobacterium leprea; Mycobacterium Kansasii; Mycobacterium chelonae; Mycobacterium fortuitum; Mycobacterium intracellulare.
Dược động học của Clarithromycin
- Hấp thu: Clarithromycin đuợc hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa sau khi uống. Sau khi hấp thu, thuốc được biến đổi theo cơ chế chuyển hóa thứ nhất. Ðộ sinh khả dụng của clarithromycin khoảng 55%. Thức ăn trong dạ dày không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của clarithromycin. - Phân bố: Chất chuyển hóa chủ yếu là 14-hydroxy clarithromycin. Nồng độ cực đại của clarithromycin và chất chuyển hóa chủ yếu 14-hydroxy clarithromycin sau uống một liều đơn 250mg đã được ghi nhận lần lượt là 0,6mcg/l và 0,7mcg/l. Clarithromycin và chất chuyển hóa của nó được phân bố rộng rãi, tập trung tốt trong mô với nồng độ cao hơn nồng độ thuốc lưu hành trong máu. Ở liều điều trị, 80% clarithromycin kết hợp với protein. Clarithromycin cũng thâm nhập qua lớp nhầy và mô dạ dày. Nồng độ clarithromycin trong lớp nhầy trong mô dạ dày khi sử dụng clarithromycin đồng thời với omeprazole cao hơn khi sử dụng clarithromycin đơn thuần. - Chuyển hoá: Clarithromycin được chuyển hóa nhiều ở gan và bài tiết trong phân qua mật. Một phần ít hơn được đào thải qua nước tiểu. Khoảng 20-30% tương ứng lần lượt với liều 250mg và 500mg được bài tiết theo con đường này dưới dạng không đổi. - Thải trừ: Chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin cũng như các chất chuyển hóa khác cũng được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán hủy của clarithromycin vào khoảng 3-4 giờ sau khi sử dụng liều 250mg/2lần/ngày và vào khoảng 5-7 giờ trên bệnh nhân dùng liều 500mg/2lần/ngày.
Chỉ định khi dùng Clarithromycin
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: - Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi cộng đồng. - Nhiễm trùng da và mô mềm mức độ nhẹ đến vừa. - Nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium avium hay M. avium complex (MAC). - Viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm H. pylori (thường phối hợp với một thuốc ức chế tiết acid dịch vị).
Cách dùng Clarithromycin
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: - Nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm: liều thường dùng là 250mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 500mg x 2 lần/ngày và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 14 ngày. - Trong viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm H. pylori: uống 1 viên x 2 lần/ngày, một đợt điều trị kéo dài 7-14 ngày, tùy theo công thức điều trị phối hợp. - Nhiễm Mycobacterium: khởi đầu 500mg x 2 lần/ngày trong 3-4 tuần, nếu không hiệu quả có thể tăng lên 1000mg/2 lần/ngày. Ðối với bệnh nhân suy thận, nên giảm một nửa tổng liều điều trị và không nên dùng quá 14 ngày. Dùng đường uống. Có thể dùng trước hay sau bữa ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
Thận trọng khi dùng Clarithromycin
Do clarithromycin được bài tiết chủ yếu qua gan và thận, nên thận trọng khi sử dụng Clarithromycin trên những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận vừa và nặng. Trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (Clcr) dưới 30ml/phút, nên giảm một nửa tổng liều điều trị. Việc sử dụng Clarithromycin kéo dài và lặp lại có thể gây nên sự phát triển nấm hoặc vi khuẩn không còn nhạy cảm với thuốc. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên ngưng Clarithromycin và tiến hành trị liệu thích hợp. Trên một số ít người, vi khuẩn H. pylori có thể trở nên đề kháng clarithromycin. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ : sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú phải tuân theo sự chỉ định chặt chẽ của Bác sĩ. Nói chung, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc khi cho con bú, trừ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ.
Chống chỉ định với Clarithromycin
- Tiền sử quá mẫn với những kháng sinh thuộc nhóm macrolid hoặc các thành phần của thuốc. - Bệnh nhân đang điều trị bằng terfenadin có tiền sử bệnh tim hoặc rối loạn điện giải. - Bệnh nhân đang dùng các dẫn chất như ergotamin, cisaprid, pimosid.
Tương tác thuốc của Clarithromycin
Clarithromycin tương tác với các dẫn chất alkaloid gây co mạch của nấm cựa lõa mạch như ergotamin, dihydroertamin và làm tăng độc tính của các chất này vì vậy không được sử dụng để điều trị cùng một lúc. Giống như những macrolid khác, clarithromycin có thể làm tăng nồng độ các thuốc được chuyển hóa qua hệ cytocrom P450 khác như: warfarin, triazolam, lovastatin, disopyramid, phenytoin và cylosporin... vì vậy, cần thận trọng khi phối hợp. Clarithromycin làm tăng nồng độ theophyllin máu, do đó cần theo dõi nồng độ theophyllin huyết tương khi sử dụng đồng thời. Việc sử dụng clarithromycin trên những bệnh nhân đang dùng warfarin có thể làm tăng hiệu lực chống đông của warfarin vì vậy nên thường xuyên theo dõi thời gian prothrombin ở những bệnh nhân này. Hiệu quả của digoxin có thể tăng khi dùng đồng thời với clarithromycin vì vậy nên theo dõi nồng độ digoxin trong huyết thanh khi dùng kết hợp. Clarithromycin có thể làm tăng hiệu lực của carbamazepin do làm giảm tốc độ bài tiết. Các macrolid được ghi nhận là làm thay đổi chuyển hóa của terfenadin, gây tăng nồng độ của terfenadin (tình trạng này có thể đi kèm với rối loạn nhịp tim). Do đó, nên tránh chỉ định Clarithromycin cho những bệnh nhân đang dùng terfenadin hoặc bất kỳ những thuốc kháng histamin không gây ngủ có liên quan như astemizol. Việc sử dụng đồng thời Clarithromycin với zidovudin trên những bệnh nhân nhiễm HIV người lớn có thể làm giảm nồng độ zidovudin ở trạng thái bền. Ðể tránh tình trạng này, nên bố trí những liều Clarithromycin và zidovudin chéo nhau khoảng 1-2 giờ.
Tác dụng phụ của Clarithromycin
Mặc dù nói chung Clarithromycin được dung nạp tốt, cũng như tất cả các loại thuốc khác, thuốc này có thể gây ra một số phản ứng phụ ở một số người. Thông thường là buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Các phản ứng phụ ít gặp hơn như viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác. Các phản ứng ở mức độ khác nhau có thể xảy ra như nổi mày đay, phát ban nhẹ, phản ứng phản vệ và hiếm hơn là hội chứng Stevens-Jonhson ở những cơ địa mẫn cảm đặc biệt. Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn chức năng gan bao gồm thay đổi trên các xét nghiệm, viêm gan có hoặc không có vàng da đi kèm tuy nhiên thường có thể hồi phục. Rất hiếm gặp các rối loạn chức năng gan ở mức trầm trọng và suy gan gây tử vong.
Quá liều khi dùng Clarithromycin
Việc uống một lượng lớn clarithromycin có thể gây ra những triệu chứng về tiêu hóa. Nếu uống quá liều, phải cho bệnh nhân nhập viện, rửa dạ dày và áp dụng các biện pháp điều trị nâng đỡ khác. Nồng độ clarithromycin trong huyết thanh không bị ảnh hưởng bởi lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc.
Đề phòng khi dùng Clarithromycin
Clarithromycin được bài tiết chủ yếu qua gan và thận. Nên thận trọng khi sử dụng kháng sinh này trên những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận. Việc sử dụng clarithromycin kéo dài và lập lại có thể gây nên sự phát triển nấm hoặc vi khuẩn không còn nhạy với thuốc. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên ngưng clarithromycin và tiến hành trị liệu thích hợp. Trên một số ít người, vi khuẩn H. pylori có thể trở nên đề kháng clarithromycin. Giống như những kháng sinh macrolide khác, việc sử dụng clarithromycin ở những bệnh nhân uống đồng thời với những thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống sắc tố tế bào P450 có thể làm tăng nồng độ những thuốc đó trong huyết thanh.