Perinorm

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Metoclopramide
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm
Dạng đóng gói
Hộp 10 ống 2ml
Hàm lượng
5mg/ml
Sản xuất
Ipca Laboratories., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Ipca Laboratories., Ltd - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-7397-03
Chỉ định khi dùng Perinorm
- Rối loạn nhu động dạ dày - ruột, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc ứ đọng dạ dày. 
- Điều trị một số dạng buồn nôn và nôn do đau nửa đầu, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu gây nôn hoặc nôn sau phẫu thuật. Thuốc ít tác dụng đối với nôn do say tàu xe.- Thuốc có thể dùng để giúp thủ thuật đặt ống thông vào ruột non được dễ dàng và làm dạ dày rỗng nhanh trong chụp X - quang.
Cách dùng Perinorm
- Người lớn: 1 ống mỗi 8 giờ, tiêm IM hoặc IV. - Thiếu niên & trẻ em: liều theo cân nặng, tối đa 0,5 mg/kg/ngày. - Chẩn đoán X quang đường tiêu hóa 1 - 2 ống tiêm IM hoặc IV 10 phút trước khi chụp. - Suy thận: giảm nửa liều khi ClCr > 40 mL/phút. Chỉnh liều khi suy gan.- Tổng liều hàng ngày không nên quá 0,5 mg/kg trọng lượng cơ thể. Cần phải giảm liều trong các trường hợp suy gan, thận và khi dùng thuốc này cho trẻ nhỏ để đề phòng phản ứng loạn trương lực cơ (dystonia).- Liều theo chỉ định của Bác sỹ hoặc theo liều thường dùng là :Từ 15 - 19 tuổi: 5 mg/lần, 3 lần/ngày (với cân nặng 30 - 59 kg trở lên), nếu người nặng 60 kg trở lên: 10 mg/lần, 3 lần/ngày.
Chống chỉ định với Perinorm
- Quá mẫn với thành phần thuốc.
- Xuất huyết tiêu hóa, tắc hoặc thủng đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ của Perinorm
Bồn chồn, ngủ gật, mệt mỏi, bơ phờ.
Đề phòng khi dùng Perinorm
Hen, suy thận, suy tim, xơ gan, tăng huyết áp. Người cao tuổi, trẻ em phụ nữ có thai & cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Metoclopramide

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Metoclopramide hydrochloride
Dược lực của Metoclopramide
Kích thích sự vận động đường tiêu hóa.
Metoclopramide: thuốc an thần kinh có tác động đối kháng với dopamine, ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn do ức chế các thụ thể dopaminergic.
Dược động học của Metoclopramide
Hấp thu: trường hợp dùng bằng đường uống, metoclopramide được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng của thuốc vào khoảng 50% đối với dạng viên.
Chuyển hóa: metoclopramide ít được chuyển hóa.
Phân phối: metoclopramide được phân phối rộng đến các mô. Thể tích phân phối từ 2,2 đến 3,4l/kg. Thuốc ít gắn với protein huyết tương. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
Bài tiết: metoclopramide chủ yếu được đào thải qua nước tiểu dưới dạng tự do hay sulfonyl-liên hợp. Thời gian bán hủy đào thải từ 5 đến 6 giờ và tăng trong trường hợp bệnh nhân bị suy gan hay suy thận.
Tác dụng của Metoclopramide
Metoclopramid là chất phong bế thụ thể dotamin, đối kháng với tác dụng trung ương và ngoại vi, làm các thụ thể ở đường tiêu hoá nhạy cảm với acetylcholin. Thuốc làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng. Metoclopramid giảm đọ giãn phần trên dạ dày và tăng độ co bóp của hang vị. Vì vậy kết hợp hai tác dụng trên làm dạ dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản. Các tác dụng này quan trọng trong sử dụng Metoclopramid như một thuốc tăng nhu động. Tính chất chống nôn của thuốc là do tác dụng kháng dopamin trực tiếp lên vùng phát động hoá thụ thể và trung tâm nôn và do tác dụng đối kháng lên thụ thể serotonin-5Ht3.
Chỉ định khi dùng Metoclopramide
Ðiều trị triệu chứng buồn nôn và nôn.
Các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột.
Chuẩn bị cho một vài xét nghiệm đường tiêu hóa (dạng tiêm).
Cách dùng Metoclopramide
Người lớn:
Ðường uống: 1/2-1 viên 10mg, 3 lần/ngày trước các bữa ăn, cách khoảng ít nhất 6 giờ giữa các lần uống.
Ðường tiêm: 1 mũi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có thể lặp lại nếu cần thiết, 2-10mg/kg/24 giờ.
Trẻ em:
Ðường uống: trẻ em với cân nặng > 20kg, 4mg/kg/ngày (1 viên 10mg/20kg/ngày) chia làm 4 lần.
Suy thận nặng: giảm liều.
Thận trọng khi dùng Metoclopramide
Chú ý đề phòng:
Các tác dụng ngoại ý trên thần kinh (hội chứng ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên (xem phần Tác dụng ngoại ý).
Trường hợp bị nôn thuốc một phần hoặc toàn bộ, vẫn giữ khoảng cách liều trước khi dùng trở lại.
Trường hợp nôn nhiều, phải ngừa nguy cơ mất nước. Bù nước thường bằng đường uống với dung dịch "đường-muối" và cho uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
Thận trọng lúc dùng:
Không nên chỉ định thuốc này cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).
Nên giảm liều ở người suy gan, suy thận.
Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng bị ngủ gật khi dùng thuốc.
LÚC CÓ THAI
Ở loài vật: không có tác dụng sinh quái thai.
Ở người: cho đến nay không thấy có tác dụng sinh quái thai ở liều thông thường.
LÚC NUÔI CON BÚ
Vẫn có thể cho con bú nếu chỉ dùng thuốc có tính tạm thời (ví dụ như để chống nôn sau phẫu thuật Cesar) với điều kiện là trẻ phải sinh đủ tháng và có sức khỏe tốt. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng hay dùng thuốc liều cao hay kéo dài thì không nên cho con bú.
Chống chỉ định với Metoclopramide
Trong trường hợp mà sự kích thích vận động dạ dày - ruột có khả năng gây nguy hiểm: xuất huyết dạ dày - ruột, tắc ruột cơ năng hay thủng đường tiêu hóa.
Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động muộn do thuốc an thần kinh hay do Metoclopramide.
Ðối tượng được biết rõ hoặc nghi ngờ bị u tế bào ưa crôm (nguy cơ gây cơn kịch phát cao huyết áp).
Tiền căn viêm hoặc chảy máu trực tràng.
Tương tác thuốc của Metoclopramide
Chống chỉ định phối hợp:
- Levodopa: do có đối kháng tương tranh giữa levodopa và thuốc an thần kinh.
Không nên phối hợp:
- Rượu: rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc an thần kinh. Việc giảm sự tập trung có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay điều khiển máy móc. Tránh uống rượu và các thuốc có chứa rượu.
Lưu ý khi phối hợp:
- Thuốc cao huyết áp: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).
- Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc kháng histamine H1 có tác dụng an thần, barbiturate, thuốc an thần giải lo âu, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadone: tăng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây hậu quả xấu, nhất là khi phải lái xe hay điều khiển máy móc.
Tác dụng phụ của Metoclopramide
Ngủ gật, mệt mỏi, chóng mặt, hiếm khi nhức đầu, mất ngủ, tiêu chảy, hạ huyết áp, chảy mồ hôi vừa.
Các triệu chứng ngoại tháp thường hết khi ngưng điều trị.
Rối loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài.
Tác dụng nội tiết: tăng prolactine máu, vô kinh, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông.
Vài trường hợp gây methemoglobine huyết ở trẻ sơ sinh.
Quá liều khi dùng Metoclopramide
Không gây tử vong trong các trường hợp sử dụng liều quá cao hay với mục đích tự tử. Một số rối loạn nhận thức trung bình và hội chứng ngoại tháp được ghi nhận.
Cấp cứu:
Trường hợp hội chứng ngoại tháp có liên quan hoặc không có liên quan đến quá liều, việc điều trị chỉ giới hạn ở điều trị triệu chứng. Ở trẻ em, khuyến cáo dùng benzodiazepine.
Trường hợp bị methemoglobine, truyền chậm dung dịch xanh methylene liều 1 mg/kg được ghi nhận là có hiệu quả.
Bảo quản Metoclopramide
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: thuốc đặt có hàm lượng tối đa là 20 mg, thuốc viên có hàm lượng tối đa là 10 mg.
Bảo quản thuốc nhiệt độ trong khoảng 15-30 độ C, tránh ánh sáng.