Chống co giật, trị động kinh, cơn co uốn ván, ngộ độc Strychnin, rối loạn giấc ngủ.
Cách dùng Phenobarbital 10mg
- Chống co giật: + Người lớn: 2 - 3 mg/kg/ngày + Trẻ em: 3 - 4 mg/kg/ngày - Làm êm dịu: Uống 0,05 - 0,12 g/ngày - Mất ngủ: Uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chống chỉ định với Phenobarbital 10mg
Rối loạn chuyển hoá porphyrin, suy hô hấp, mẫn cảm với thuốc.
Tương tác thuốc của Phenobarbital 10mg
Để tránh trường hợp tương tác thuốc có thể xảy ra, nên thông báo cho thầy thuốc điều trị biết tất cả các loại thuốc đang sử dụng trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào khác.
Tác dụng phụ của Phenobarbital 10mg
- Ngủ ngày, cần thận trọng đối với người đang làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo. - Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic, đau khớp, nhuyễn xưng, còi xương trẻ em, rối loạn tâm thần. - Quá liều có thể đưa đến ngộ độc cấp: suy hô hấp, truỵ tim mạch và hôn mê. - Hãy báo ngay cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phi khi dùng thuốc.
Đề phòng khi dùng Phenobarbital 10mg
- Không ngừng thuốc đột ngột, vì có thể gây ra động kinh liên tục. - Cấm uống rượu và các loại nước giải khát có rượu trong thời gian dùng thuốc. - Ở trẻ nhỏ cần dùng thêm Vitamin D2 phòng còi xương. - Tránh dùng thuốc này nếu đang nuôi con bú.
Bảo quản Phenobarbital 10mg
- Để thuốc nơi khô, thoáng, tránh ánh sáng.
Dùng Phenobarbital 10mg theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phenobarbital
Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Phenobarbital Na.
Dược lực của Phenobarbital
Chống co giật-động kinh cục bộ và động kinh nhỏ-phòng tái phát co giật sốt cao ở trẻ sơ sinh. Ưu tư đặc biệt do rối loạn chức năng và do biểu hiện cơ thể mất ngủ. An thần.
Dược động học của Phenobarbital
- Hấp thu: thuốc uống được hấp thu chậm ở ống tiêu hoá (80%). Nếu tiêm tĩnh mạch tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng 5 phút và đạt mức tối đa trong vòng 30 phút. Tiêm bắp thịt tác dụng xuất hiện chậm hơn. Dùng theo đường tiêm Phenobarbital có tác dụng kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thuốc đặt hậu môn hầu như được hấp thu hoàn toàn ở ruột già. - Phân bố: thuốc gắn với protein huyết tương ở trẻ nhỏ là 60%, ở người lớn là 50%. Và được phân bố khắp các mô, nhất là ở não, do thuốc dễ tan trong mỡ. - Chuyển hoá: Phenobarbital được hydrrõyl hoá và liên hợp hoá ở gan.b Là chất cảm ứng cytocrom P450 mạnh nên có ảnh hưởng lớn đến chuyển hoá các thuốc được chuyển hoá ở gan thông qua cytocrom P450. - Thải trừ: đaod thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hoá không còn hoạt tính(70%) và dạng nguyên vẹn(30%), một phần nhỏ vào mật và đào thải theo phân.
Tác dụng của Phenobarbital
Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm các barbiturat. Phenobarbital có tác dụng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric(GABA) ở não. Phenobarbital làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron. Tác dụng này là cơ sở của việc dùng các barbiturat để đề phòng nhồi máu não khi não bị thiếu máu cục bộ và khi tổn thương sọ não. Thuốc ức chế có hồi phục hoạt động của tất cả các mô. Phenobarbital ức chế thần kinh trung ương ở mọi mức độ từ an thần đến gây mê. Thuốc chỉ ức chế tạm thời các đáp ứng đơn synap ở hệ thần kinh trung ương. Phenobarbital chủ yếu được dùng để chống co giật, ngoài ra còn dùng để điều trị hội chứng cai rượu. Thuốc hạn chế cơn động kinh lan toả và làm tăng ngưỡng động kinh. Thuốc chủ yếu được chỉ định trong cơn động kinh toàn bộ(cơn lớn), cơn động kinh cục bộ(cục bộ vận động hoặc cảm giác). Phenobarbital làm giảm nồng độ bilirubin huyết thanh ở trẻ sơ sinh, ở người bệnh tăng bilirubin huyết không liên hợp, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật trong gan, có thể do cảm ứng glucuronyl transferase, một enzym liên hợp bilirubin.
Chỉ định khi dùng Phenobarbital
- Động kinh( trừ động kinh cơn nhỏ): động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ. - Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ. - Vàng da sơ sinh, và người mắc chứng tăng bilirubin huyết không kiên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
Cách dùng Phenobarbital
- Chống co giật: uống: người lớn 2-3mg/kg/ngày (1lần). Trẻ em: 3-4mg/kg/ngày (1lần). Tiêm dưới da hay bắp thịt. Người lớn: 0,20-0,40g/ngày. Trẻ em 12-30 tháng: 0,01-0,02g/ngày. Trẻ em 30 tháng-15 tuổi: 0,02-0.04g/ngày. - Làm êm dịu; uống 0,05-0,12g/ngày. - Mất ngủ: uống 0,10g buổi tối trước khi đi ngủ.
Thận trọng khi dùng Phenobarbital
Không ngừng thuốc đột ngột ở người động kinh. – Giảm liều với người suy thận, gan, người già, người nghiện rượu, ma túy, trầm cảm. –Thuốc gây buồn ngủ-Ngủ ngày. – Cần dùng thêm vitamin D2 cho trẻ nhỏ để phòng còi xương. – Người mởi đẻ, nếu dùng thuốc trước đó, trẻ đẻ ra sẽ bị hội chứng chảy máu trong 24 giờ, người mẹ cần uống thuốc dự phòng vitamin K 1 tháng trước khi đẻ và cho trẻ dùng lúc mới sinh. – Tránh dùng nếu đang nuôi con bú.
Chống chỉ định với Phenobarbital
Rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy hô hấp nặng. Mẫn cảm với barbituric. Suy gan nặng.
Tương tác thuốc của Phenobarbital
Phenobarbital là chất cảm ứng mạnh cytochorom P450 enzym tham gia chuyển hóa nhiều thuốc. làm giảm nồng độ felodipin, nimodipin huyết tương – Làm mất tác dụng thuốc tránh thai. Làm giảm nồng độ doxycyclin huyết tương. Làm giảm tác dụng corticoid dùng toàn thân (chú ý Addison và ghép tạng). Làm giảm nồng độ cyclosporin, quindin, theophylin, chẹn bêta huyết tương. Với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng tăng nguy cơ co giật. giảm liều khi dùng với acid valproic, làm giảm tác dụng thuốc chống đông uống. Làm giảm tác dụng của digitoxin. Làm tăng tác dụng các thuốc kháng H1, benzodiazepin, clonidin, dẫn xuất morphin, các thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu (tăng ức chế thần kinh trung ương) – Với phenytoin thì phenobarbitol trong máu có thể tăng lên đến mức ngộ độc, phenytoin thay đổi bất thường có thể xảy ra triệu chứng ngộ độc khi ngừng dùng phenobarbital. Với progabid nồng độ phenobarbital huyết tương tăng. Làm tăng độc tính của methotrexat. Với acid folic, nồng độ phenobarbital trong huyết tương giảm – Với rượu, tăng tác dụng an thần của phenobarbital gây nguy hiểm (cấm uống rượu khi dùng phenobarbital). Làm giảm nồng độ disopyramid huyết tương do đó làm giảm tác dụng chống loạn nhịp (điều chỉnh liều).
Tác dụng phụ của Phenobarbital
Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic. – Đau khớp, nhiễm xương, còi xương trẻ em – Rối loạn tâm thần. Buồn ngủ - Rung, giật nhãn cầu–Mất điều hòa động tác–Kích thích–Lú lẫn–Nổi mẩn–Hội chứng Lyell.
Quá liều khi dùng Phenobarbital
- Hội chứng choáng: thở chậm, truy mạch, mất phản xạ, huyết áp tụt, thiếu niệu, giảm thông khí trung tâm, tím tái, đồng tử giãn, ngừng hô hấp và có thể tử vong. Ngoài ra còn các biến chứng khác: viêm phổi, phù phổi, suy thận, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết. - Xử trí: + Chủ yếu hỗ trợ, làm thông đường thở, hô hấp viện trợ, thở oxy, uống than hoạt (nhiều liều qua sonde). + Gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu tăng đào thải. Nếu cần thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu.
Bảo quản Phenobarbital
Tránh để các ống tiêm tĩnh mạch ra ánh sáng. Thuốc hướng thần.