Thuốc pioglitazone + glimepiride dùng để kiểm soát lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Kiểm soát lượng đường trong máu cao giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, mất chân tay và các vấn đề về chức
Thuốc này là sự kết hợp của 2 loại thuốc, pioglitazone và glimepiride. Thuốc được dùng cùng với một chế độ ăn uống thích hợp và chương trình tập thể dục để kiểm soát lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Kiểm soát lượng đường cao trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, hoại tử chi và các vấn đề về chức năng tình dục. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Pioglitazone thuộc nhóm thuốc thiazolidinediones hoặc glitazones. Thuốc hoạt động bằng cách giúp phục hồi phản ứng thích hợp của cơ thể với insulin, do đó làm giảm lượng đường trong máu của bạn.
Bạn nên tham khảo với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm chứa pioglitazone.
Glimepiride thuộc nhóm thuốc sulfonylureas. Thuốc hoạt động bằng cách gây ra sự giải phóng insulin tự nhiên của cơ thể bạn.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều thông thường cho người lớn bị bệnh tiểu đường tuýp 2
Liều tùy thuộc vào từng bệnh nhân dựa trên sự an toàn, hiệu quả và điều trị.
Liều khởi đầu: bạn dùng pioglitazone 30mg – glimepiride 2mg hoặc pioglitazone 30mg – glimepiride 4mg, uống 1 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân không đáp ứng trị liệu glimepiride: bạn dùng pioglitazone 30mg – glimepiride 2mg hoặc pioglitazone 30mg – glimepiride 4mg, uống 1 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân không đáp ứng trị liệu pioglitazone: bạn dùng pioglitazone 30mg – glimepiride 2mg, uống 1 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân dùng pioglitazone và glimepiride riêng lẻ: bạn nên bắt đầu với sản phẩm kết hợp có chứa liều càng gần với liều lượng của từng thành phần.
Đối với bệnh nhân hiện đang dùng trị liệu sulfonylurea khác hoặc chuyển từ liệu pháp phối hợp pioglitazone cộng với một sulfonylurea khác: bạn dùng pioglitazone 30mg – glimepiride 2mg, uống 1 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu, bạn nên bắt đầu với đơn trị liệu pioglitazone và chỉ bắt đầu điều trị phối hợp sau khi chuẩn độ từ pioglitazone 15-30mg đã được dung nạp một cách an toàn.
Liều duy trì: bạn dần dần điều chỉnh liều dựa trên sự đáp ứng điều trị và khả năng dung nạp đối với từng thành phần.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Thuốc pioglitazone + glimepiride có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ pioglitazone khỏi cơ thể của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến cách pioglitazone hoạt động. Ví dụ như gemfibrozil, rifamycins bao gồm rifampin và những thuốc khác.
Thuốc ức chế beta (như metoprolol, propranolol, thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp như timolol) có thể ngăn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cảm thấy khi lượng đường trong máu giảm quá thấp (hạ đường huyết). Các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp chẳng hạn như chóng mặt, đói hoặc đổ mồ hôi không bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc này.
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, khiến bạn khó kiểm soát hơn. Trước khi bạn bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn và chia sẻ kết quả với bác sĩ. Bạn hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc thấp. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh thuốc tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống của bạn.
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau cơ, đau họng hoặc các vấn đề về răng có thể xảy ra. Nếu bất kỳ tác dụng nào trong số này kéo dài hoặc nặng hơn, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.
Bạn hãy báo bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm các vấn đề về thị lực mới xuất hiện hoặc nặng hơn (ví dụ như màu sắc, vấn đề về thị lực ban đêm), gãy xương, nước tiểu có màu đỏ, nhu cầu cấp thiết đi tiểu, đau khi tiểu, chán ăn, vàng mắt/da, nước tiểu sẫm màu, thay đổi tâm thần/tâm trạng (ví dụ như ảo giác, lú lẫn), co giật, dễ bầm tím/chảy máu, dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ sốt, đau họng dai dẳng).
Thuốc này có thể gây ra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Các triệu chứng sau có thể xảy ra nếu bạn không tiêu thụ đủ lượng calo từ thức ăn hoặc nếu bạn tập thể dục nặng bất thường, bao gồm mồ hôi lạnh, mắt mờ, chóng mặt, buồn ngủ, tim đập nhanh, nhức đầu, ngất xỉu, ngứa ran trên bàn tay/bàn chân và đói.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.