Rau má là một loại rau quen thuộc thường được sử dụng để chế biến các món ăn trong bữa cơm gia đình. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc tốt thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm cho đến các bệnh ngoài da.
Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.
Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.
Rau má mọc dại ở những nơi ẩm thấp như bờ mương hay thung lũng. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau má ở bên dưới các tán lá của vườn cây hoặc men theo bờ ruộng. Hiện nay, ở TP. HCM và Tiền Giang, một vài giống cây rau má đã được thuần hóa để trồng ở những vùng rau chuyên canh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.
Trong 100g chiết xuất rau má có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…
Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh.
Rau má là một loại thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic. Các bộ phận trên mặt đất của cây được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), voi, lao và bệnh sán máng.
Rau má cũng được sử dụng điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Thảo dược này còn được dùng chữa lành vết thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông (tĩnh mạch suy) bao gồm giãn tĩnh mạch và cục máu đông ở chân.
Một số người sử dụng rau má để trị say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan (viêm gan), vàng da, lupus đỏ hệ thống (SLE), đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường và để giúp họ sống lâu hơn.
Một số phụ nữ sử dụng rau má để ngừa thai, không hành kinh và khơi dậy ham muốn tình dục.
Rau má đôi khi được thoa lên da để chữa vết thương và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.
Rau má chứa một số chất làm giảm viêm và cũng làm giảm huyết áp tĩnh mạch. Thảo dược này còn làm tăng sản sinh collagen nên rất quan trọng cho việc chữa lành vết thương.
Học viện Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo bạn không nên dùng rau má quá 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
Mỗi ngày, các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má (tương đương 40g rau má). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân (suy tĩnh mạch): bạn uống 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
Liều dùng của rau má có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Rau má có những dạng bào chế như:
Rau má có chứa nhiều dược tính. Vì vậy, việc lạm dụng loại rau này có thể dẫn đến những tác hại sau:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu việc chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sẩy thai: Phụ nữ dùng rau má trong thời gian dài có thể khó thụ thai. Quan trọng hơn, nếu bạn sử dụng trong thai kỳ, loại rau này có nguy cơ gây sẩy thai rất cao.
Bệnh gan: Rau má có thể gây tổn thương gan. Những người đã bị bệnh gan như viêm gan nên tránh sử dụng rau má do có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Phẫu thuật:Rau má có thể gây buồn ngủ nhiều nếu bạn kết hợp với thuốc dùng trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng rau má ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Bên cạnh đó, trong một số thử nghiệm lâm sàng, rau má có thể gây ra các vấn đề liên quan đến viêm da. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.