Rhinathiol

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Carbocisteine
Dạng bào chế
Viên nang cứng
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hàm lượng
375mg
Sản xuất
Sanofi-Aventis Egypt s.a.e - AI CẬP
Đăng ký
Sanofi-Aventis - PHÁP
Số đăng ký
VN-15628-12
Tác dụng của Rhinathiol
Carbocisteine có tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin, yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết. Tính chất này làm giảm độ quánh của chất nhầy, làm thay đổi độ đặc của đàm và giúp khạc đàm dễ dàng.
Chỉ định khi dùng Rhinathiol
Điều trị các rối loạn về tiết dịch trong các bệnh đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm mũi họng, hen phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp cắp và mạn tính.Điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.Tác dụngThuốc làm tiêu nhầy, như carbocisteine có thể hữu ích cho những người mắc các bệnh đường hô hấp trong thời gian dài như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).Carbocisteine hoạt động bằng cách làm cho chất nhầy (đờm) ít dày và dính hơn, từ đó giúp dễ ho ra hơn.Thuốc cũng có tác dụng kháng làm cho vi khuẩn khó gây nhiễm trùng lồng ngực hơn.Bạn cần phải dùng thuốc đều đặn và thuốc tác dụng tốt nếu bạn bị phổi tắc nghẽn mãn tính vừa hoặc nặng và thường xuyên có cơn bùng phát hoặc trở xấu.
Cách dùng Rhinathiol
- Người lớn: mỗi lần uống 3 viên (250mg), ngày 3 lần.- Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên (250mg), ngày 3 lần.
Thận trọng khi dùng Rhinathiol
CHÚ Ý ÐỀ PHÒNG
Trường hợp ho có nhiều đàm cần phải được tôn trọng vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi - phế quản.
Phối hợp thuốc tan đàm với thuốc ho hoặc các thuốc làm khô đàm (tác dụng atropinic) là không hợp lý.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Dùng thận trọng ở người bị loét dạ dày - tá tràng.
Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, cần lưu ý lượng đường có trong thành phần của dạng xirô:
- 1 muỗng lường xirô 5% có chứa 6g saccharose.
- 1 muỗng café xirô 2% có chứa 3,5g saccharose.
Do trong thành phần của dạng xirô có alcool nên phải lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc.
LÚC CÓ THAI
Chỉ dùng trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.
LÚC NUÔI CON BÚ
Có thể cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Chống chỉ định với Rhinathiol
Có thể xảy ra hiện tượng không dung nạp đường tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy), nên giảm liều trong trường hợp này.
Tương tác thuốc của Rhinathiol
Carbocistein làm tăng sự hấp thu của amoxicilin.
Nếu trước đó điều trị bằng cimetidin sẽ làm giảm thải trừ carbocistein sulfoxid trong nước tiểu;
Tác dụng phụ của Rhinathiol
Hay gặp: buồn nôn, nôn, rối loạn đường tiêu hóa.
Hiếm gặp: mẫn đỏ da, mề đay
Đề phòng khi dùng Rhinathiol
Trường hợp ho kéo dài hơn 3 tuần hay tình trạng ho trầm trọng hơn.
Ho kèm sốt tái diễn. Bệnh nhân có tiền sử loét đường tiêu hóa.
Phụ nữ có thai, cho con bú: chỉ dùng khi cần thiết
Nếu bạn bị loét dạ dày tá tràng.
Nếu bạn có thai, dự định có thai hoặc cho con bú.
Báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng và các sản phẩm dinh dưỡng.
- Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc có thể có nguy cơ đối với thai kỳ, theo Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Carbocisteine

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Carbocistein
Dược lực của Carbocisteine
Thuốc biến đổi dịch tiết, có tính chất tiêu nhầy.
Dược động học của Carbocisteine
Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 2 giờ.
Sinh khả dụng kém, dưới 10% liều dùng do được chuyển hóa mạnh và chịu ảnh hưởng khi qua gan lần đầu.
Thời gian bán hủy đào thải khoảng 2 giờ.
Thuốc và các chất chuyển hóa chủ yếu được đào thải qua thận.
Tác dụng của Carbocisteine
Carbocisteine có tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin, yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết. Tính chất này làm giảm độ quánh của chất nhầy, làm thay đổi độ đặc của đàm và giúp khạc đàm dễ dàng.
Chỉ định khi dùng Carbocisteine
Rối loạn cấp hay mãn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đàm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mãn, khí phế thũng và giãn phế quản.
Cách dùng Carbocisteine
Thời gian điều trị ngắn và không quá 5 ngày.
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: mỗi lần uống 2 viên hoặc 1 muỗng lường xirô 5%, ngày 3 lần, nên uống thuốc xa bữa ăn.
Nhũ nhi và trẻ em dưới 15 tuổi: dùng dạng xirô 2%, liều 20-30mg/kg/ngày, chia làm 2-3 lần, uống xa bữa ăn.
- Dưới 5 tuổi: 1-2 muỗng café/ngày.
- Trên 5 tuổi: 3 muỗng café/ngày.
Thận trọng khi dùng Carbocisteine
CHÚ Ý ÐỀ PHÒNG
Trường hợp ho có nhiều đàm cần phải được tôn trọng vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi - phế quản.
Phối hợp thuốc tan đàm với thuốc ho hoặc các thuốc làm khô đàm (tác dụng atropinic) là không hợp lý.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Dùng thận trọng ở người bị loét dạ dày - tá tràng.
Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, cần lưu ý lượng đường có trong thành phần của dạng xirô:
- 1 muỗng lường xirô 5% có chứa 6g saccharose.
- 1 muỗng café xirô 2% có chứa 3,5g saccharose.
Do trong thành phần của dạng xirô có alcool nên phải lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc.
LÚC CÓ THAI
Chỉ dùng trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.
LÚC NUÔI CON BÚ
Có thể cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Chống chỉ định với Carbocisteine
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tương tác thuốc của Carbocisteine
Để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng kèm với các thuốc khác, phải báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Thuốc có chứa carbocisteine. Một số thuốc khác cũng chứa chất này. Không nên kết hợp các thuốc này với nhau để tránh để tránh vượt qua liều khuyến cáo.
Tác dụng phụ của Carbocisteine
Có thể xảy ra hiện tượng không dung nạp đường tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy), nên giảm liều trong trường hợp này.