– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm, bệnh lậu không biến chứng.– Một số trường hợp viêm thận – bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các Enterobacteriaceae, nhưng kết quả điều trị kém hơn so với các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. – Viêm tai giữa, viêm họng và amiđan.– Viêm phế quản cấp và mạn.– Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa. – Bệnh thương hàn, bệnh lỵ.
Cách dùng Rialcef 200 tablets
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 400 mg/ngày.Viêm nhiễm khuẩn đường niệu do lậu cầu: uống liều duy nhất 400mg hoặc 200mg x 2lần/ngày. Trẻ em 6 tháng – 12 tuổi: 8mg/kg x 1lần/ngày hoặc 4mg/kg x 2lần/ngày.– Đối với bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều cho phù hợp:Thời gian điều trị thông thường từ 5 – 10 ngày.QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:– Khi quá liều có thể có triệu chứng co giật. Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu điều trị triệu chứng. Khi có triệu chứng quá liều, phải ngừng thuốc ngay và xử trí: rửa dạ dày, có thể dùng thuốc chống co giật nếu có chỉ định. Thuốc không loại được bằng thẩm phân máu nên không chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng.
Chống chỉ định với Rialcef 200 tablets
Bệnh nhân quá mẫn kháng sinh nhóm Cephalosporin. – Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Tương tác thuốc của Rialcef 200 tablets
– Probenecid làm tăng nồng độ đỉnh và AUC của thuốc, giảm độ thanh thải của thận và thể tích phân bố của thuốc. – Khi dùng chung với các thuốc chống đông như warfarin làm tăng thời gian prothrombin, có hoặc kèm theo chảy máu. – Khi dùng chung carbamazepin làm tăng nồng độ carbamazepin trong huyết tương. – Khi dùng chung nifedipin làm tăng sinh khả dụng của thuốc biểu hiện bằng tăng nồng độ đỉnh và AUC.
Tác dụng phụ của Rialcef 200 tablets
– Các tác dụng không mong muốn thường thoáng qua, mức độ nhẹ và vừa. – Thường gặp rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi, ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ngay trong 1 – 2 ngày đầu điều trị và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, hiếm khi phải ngừng thuốc. – Ít gặp: tiêu chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc; phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson, hồng ban đa dạng; giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua, giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit; viêm gan và vàng da, tăng tạm thời AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin, LDH; suy thận cấp, tăng nitrogen phi protein huyết tương và nồng độ creatinin huyết tương tạm thời; viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo. – Hiếm gặp: co giật, thời gian prothrombin kéo dài. Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Rialcef 200 tablets
– Tiền sử dị ứng với penicilin và cephalosporin do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam. – Tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng, nhất là khi dùng kéo dài, vì có thể có nguy cơ làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc. – Ở người bệnh suy thận: cần phải giảm liều và số lần dùng thuốc. – Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực của thuốc. – Đối với người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều, trừ khi có suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin – Phụ nữ có thai: chỉ sử dụng khi thật cần thiết vì chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu về sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai, trong lúc chuyển dạ và sinh. – Phụ nữ cho con bú: nên sử dụng một cách thận trọng, có thể tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc vì chưa có khẳng định chắc chắn thuốc có được phân bố vào sữa hay không. – Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.