Rohto Kodomo soft

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Aminoethyl sulfonic, E Aminocaproic acid, Chlorpheniramine maleate, potassium L aspartat
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 15ml dung dịch nhỏ mắt
Hàm lượng
15ml
Sản xuất
Công ty TNHH Rohto-Mentholatum Việt Nam - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-2192-04
Chỉ định khi dùng Rohto Kodomo soft
Mỏi mắt, xung huyết kết mạc, ngăn ngừa bệnh mắt (do bơi lội, bụi, mồ hôi), viêm mắt do tia cực tím hay các nguyên nhân khác, viêm bờ mi, ngứa mắt và mờ mắt.
Cách dùng Rohto Kodomo soft
Nhỏ mắt 2 - 3 giọt/lần x 5 - 6 lần/ngày cho trẻ dưới 15 tuổi.
Chống chỉ định với Rohto Kodomo soft
Ðau mắt nặng. Có tiền căn dị ứng với thuốc nhỏ mắt. Tăng nhãn áp.
Đề phòng khi dùng Rohto Kodomo soft
Không dùng thuốc khi mang kính tiếp xúc mềm. Nếu thuốc gây xung huyết mắt, ngứa, sưng hoặc các triệu chứng khác hoặc không khỏi mờ mắt sau khi dùng hay sau khi dùng 2 tuần mà bệnh vẫn không đỡ, ngưng dùng thuốc & hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Chlorpheniramine maleate

Thành phần
Chlorpheniramin maleat 4mg
Chỉ định khi dùng Chlorpheniramine maleate
Các trường hợp dị ứng ngoài da như mày đay, eczema, dị ứng đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi.
Cách dùng Chlorpheniramine maleate
Tác dụng phụ của chlorpheniramin gồm: buồn ngủ, giảm khả năng vận hành máy móc chính xác, làm nặng thêm glaucom, hen hoặc bệnh phổi mạn tính, phát ban, mày đay, ra mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng hoặc họng, giảm tế bào máu, căng thẳng, ù tai, kích ứng dạ dày, đái rắt hoặc đái khó.
Chống chỉ định với Chlorpheniramine maleate
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ. Các cơn hen cấp. Không thích hợp cho việc dùng ngoài tại chỗ.
Tương tác thuốc của Chlorpheniramine maleate
Có thể che khuất các dấu hiệu về thính giác do các thuốc như aminoside gây ra.
Tác dụng phụ của Chlorpheniramine maleate
Buồn ngủ, thẫn thờ, choáng váng.
Đề phòng khi dùng Chlorpheniramine maleate
- Thận trọng dùng thuốc với bệnh nhân: Glôcôm góc đóng, bí tiểu tiện, phì đại tuyến tiền liệt.
- Phải kiêng rượu khi dùng thuốc.
- Khi lái xe & vận hành máy không dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần potassium

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Potassium chloride
Dược động học của Potassium
- Hấp thu: KCl được phóng thích kéo dài trong 6 đến 8 giờ. Nếu làm xét nghiệm quang tuyến vùng bụng, sẽ thấy được viên thuốc do cấu tạo của viên thuốc có một khuôn không tan từ đó phóng thích ra hoạt chất. Viên thuốc sau khi đã phóng thích hết hoạt chất vẫn còn nguyên dạng và được đào thải qua phân, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng.
- Thải trừ: Hoạt chất thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sự đào thải sẽ giảm và có thể gây tăng kali máu.
Tác dụng của Potassium
Bổ sung kali:
Trên phương diện sinh lý, kali máu giảm dưới 3,6mmol/l cho biết rằng cơ thể đang thiếu kali; việc thiếu kali có thể có nguồn gốc:
- Do tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, dùng thuốc nhuận trường kích thích.
- Do thận: do tăng bài tiết qua thận, trong trường hợp có bệnh lý ở ống thận, bẩm sinh hoặc khi điều trị bằng thuốc lợi muối niệu, corticoid hay amphotericine B (IV), do dùng quá liều các chất kiềm hay các dẫn xuất của cam thảo.
- Do nội tiết: tăng aldosterone nguyên phát (cần phải điều trị nguyên nhân).
Việc thiếu kali, về mặt triệu chứng, có thể gây: mỏi mệt ở các cơ, giả liệt, vọp bẻ và thay đổi điện tâm đồ, rối loạn khử cực, tăng kích thích tâm thất.
Ion Cl-: cung cấp ion Cl- cho phép điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa thường có liên quan đến giảm kali máu.
Hoạt chất thuốc được phóng thích kéo dài làm giảm nguy cơ gây loét của KCl.
Chỉ định khi dùng Potassium
Tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc: thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận trường.
Cách dùng Potassium
Ðiều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6mmol/l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4g KCl, tương đương với 52mmol kali.
Liều hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.
Thận trọng khi dùng Potassium
- Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị.
- Thận trọng khi sử dụng cho người già.
Chống chỉ định với Potassium
Tuyệt đối:
- Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm acid chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu).
Tương đối:
- Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).
Tương tác thuốc của Potassium
Chống chỉ định phối hợp:
- Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp): nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Không nên phối hợp:
- Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển: nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Tác dụng phụ của Potassium
- Tăng kali máu (với nguy cơ đột tử): để tránh điều này, nên kiểm tra kali huyết thường xuyên.
- Dùng liều cao có thể gây loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ gây loét ruột non, ghi nhận ở một vài dạng uống, giảm do thuốc này được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài.